7. Cấu trúc của đề tài
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
- Những thành công trong hoạt động xúc tiến du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học quan trọng, đồng thời là một đầu mối giao lưu và hội nhập của cả nước. Với lợi thế và tiềm năng phong phú, trong nhiều năm qua, du lịch luôn được TP. HCM xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Nhằm quảng bá hình ảnh “Thành phố Hồ Chí Minh – điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn” đến du khách, TP. HCM đã tập trung đẩy mạnh cơng tác xúc tiến du lịch ở cả trong và ngồi nước với những thành quả đáng ghi nhận.
Theo đó, TP. HCM đã tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước thông qua việc tổ chức các sự kiện du lịch thường niên tại Thành phố như: lễ đón đồn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến TP. HCM năm 2015; lễ hội áo dài; ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; liên hoan ẩm thực đất phương Nam; lễ hội trái cây Nam bộ; Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (ITE-HCMC); liên hoan món ngon các nước.
Cũng tại các sự kiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch TP. HCM và các hãng hàng khơng tổ chức các chương trình kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến Thành phố cũng như khuyến khích người dân Thành phố đi du lịch các địa phương khác. Ngồi ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để giới thiệu, quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch đến các quốc gia trong khối ASEAN và các thị trường trọng điểm khác.
Bên cạnh đó, TP. HCM cũng đã tham gia nhiều sự kiện du lịch tiêu biểu tại một số địa phương trong nước như: Hội chợ Du lịch quốc tế - VITM (Hà Nội); lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre; ngày hội du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; lễ hội bánh dân gian Nam bộ và Tuần lễ du lịch xanh Đồng bằng sông Cửu Long (TP. Cần Thơ); lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” (Bình Dương); lễ hội văn hóa ẩm thực festival biển (Khánh Hịa); hội nghị liên kết xúc tiến du lịch thành phố Hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh với Đà Nẵng – TP. HCM và Cần Thơ.
Cùng với các hoạt động xúc tiến trong nước, năm 2015, UBND TP. HCM đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch tại nước ngồi thơng qua việc tham dự một số sự kiện du lịch lớn như: Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) và hội chợ triển lãm Ho Chi Minh City Expo tại Myanmar; Hội chợ Du lịch AIME tại Melbourne (Úc); hội chợ GES và roadshow tại Ấn Độ; hội nghị xúc tiến thương mại – du lịch tại Liên bang Nga; Diễn đàn Tổ chức Xúc tiến du lịch của các thành phố châu Á – Thái Bình Dương (TPO)... nhằm giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch Thành phố đến du khách quốc tế.
Ngồi các hình thức xúc tiến, quảng bá truyền thống, TP. HCM cũng đã tiến hành quảng bá du lịch qua các phương tiện truyền thơng đại chúng như: đưa vào hoạt động website chính thức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM; công bố vận động thử nghiệm Tổng đài thông tin du lịch 1087 nhằm ghi nhận kịp thời
những thông tin phản ánh của khách du lịch, người tiêu dùng du lịch; xây dựng đề án tổ chức Kênh Du lịch trên HTV Co.op, một chương trình truyền thơng giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho ngành Du lịch; ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Phịng Thơng tin và hỗ trợ khách du lịch thuộc Trung tâm Xúc tiến du lịch TP. HCM có chức năng cung cấp các thơng tin có liên quan đến lĩnh vực du lịch của Thành phố và cả nước, tiếp nhận và xử lý các thơng tin phản hồi từ khách du lịch.
Có được những thành cơng đó nhờ đội ngũ cán bộ Trung tâm năng động, bước đầu đã phối hợp chặt chẽ với các Phịng, Ban của Sở hình thành và kết nối được nhóm đối tác chiến lược về truyền thông, hàng không, lữ hành, khách sạn, vận chuyển rất tích cực hỗ trợ cho các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch của TPHCM.
-Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian qua của TP. HCM:
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của TP.HCM cũng không tránh khỏi những trở ngại, cụ thể như:
Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động xúc tiến đầu tư chưa thật sự thành cơng trong tồn bộ hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố. Đây được coi như là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư cho sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan mật thiết tới hoạt động du lịch như giao thông và bảo vệ môi trường.
Hoạt động xúc tiến đầu tư cịn thiếu tính chuyên nghiệp, việc triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư còn gặp nhiều lung túng. Do vậy hiệu qủa của hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch chưa được như mong muốn.
Kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn hẹp, chủ yếu là các nguồn tự huy động. Được biết nguồn kinh phí ngân sách thành phố cấp cho
hoạt động xúc tiến khá hạn hẹp, do vậy phần lớn nhu cầu còn lại được dáp ứng từ nguồn xã hội hóa, vốn có tính ổn định khơng cao. Đây cũng là một khó khăn cho việc triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển du lịch thành phố.
Việc xây dựng chính sách và cách phối thức xúc tiến chưa rõ ràng, do vậy hiệu quả hoạt động xúc tiến chưa cao.
Việc triển khai các dự án đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan cịn chậm, gây giảm lòng tin cho các nhà đầu tư và các tổ chức tài trợ. Điều này không những làm giảm chất lượng các sản phẩm du lịch, mà còn gây ảnh hưởng chung cho hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển của ngành.