- Ở gian đoạn xét xử, Điều 285 BLTTHS quy định trước khi mở phiên
2.2.2. Những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố đối với tội giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Na
quyền công tố đối với tội giết người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai
2.2.2.1. Những hạn chế trong công tác thực hành quyền công tố các vụ án giết người của VKSND tỉnh Đồng Nai
- Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm đối với những trường hợp này các đơn vị tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm ban đầu (cấp xã, phường, huyện) thường chỉ nhận định đó là vụ việc cố ý gây thương tích, đánh nhau bị thương, nhận định người bị hại bị thương tích nhẹ nên khi khám nghiệm hiện trường, thu thập dấu vết, vật chứng liên quan đến tội phạm khơng chặt chẽ, thậm chí chỉ ghi nhận sự việc đánh nhau mà không thực hiện đúng quy trình về khám nghiệm. Vì điều này nên khi xác định có căn cứ khởi tố tội giết người thì phải dựng lại hiện trường, truy tìm vật chứng, nhân chứng, dấu vết có liên quan cũng như những đối tượng khác có khả năng không làm việc được vì đã bỏ trốn. Về việc này sẽ gặp nhiều khó khăn khi điều tra, truy tố, xét xử do hoạt động thu thập chứng cứ ban đầu cịn nhiều thiếu sót.
án và KSĐT của VKSND có lúc cịn hạn chế như việc tiếp cận hồ sơ, gặp người phạm tội để lấy lời khai còn chưa kịp thời. Chưa bám sát tiến độ điều tra vụ án nên cịn tình trạng sau khi kết thúc điều tra, chuyển VKS đề nghị truy tố thì mới thấy việc truy tố là chưa đảm bảo, cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, dẫn đến thời hạn tố tụng để giải quyết vụ án kéo dài
- Nhận thức của từng cán bộ, kiểm sát viên về loại tội xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác cịn có lúc chưa chính xác, chủ quan, chưa đánh giá được bản chất vụ việc, tính chất mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can không đúng với tội danh mà người phạm tội đã phạm.
+ Điển hình là vụ án xảy ra ngày 06/10/2019 tại ấp Bình Phú, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, Đặng Văn Hậu có hành vi dùng cái búa đóng đinh dài khoảng 30cm, cán bằng gỗ, đầu bằng sắt nặng 0,5kg đánh vào đầu của anh Phan Văn Truyện gây thương tích 80%.
Ngày 22/7/2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhơn Trạch chuyển hồ sơ vụ án Đặng Văn Hậu, bị truy tố tội: “Cố ý gây thương tích” theo điểm d khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đến Tòa án nhân dân huyện Nhơn Trạch để xét xử. Đến ngày 13/8/2020, Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhơn Trạch có cơng văn số 384/VKS-HS do Kiểm sát viên ký Cơng văn gửi Tịa án nhân dân huyện Nhơn Trạch để xin rút hồ sơ vụ án trước ngày 18/8/2020 để nghiên cứu và được Tòa án nhân dân huyện Nhơn Trạch đồng ý cho rút hồ sơ.
Sau khi xem xét về quy trình giải quyết vụ án của Viện kiểm sát huyện Nhơn Trạch. Phòng 2 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai đã rút hồ sơ xem xét lại và thấy đơn vị cấp huyện có sai sót về nghiệp vụ cũng như về quá trình điều tra khởi tố vụ án. Cụ thể:
- Hành vi của Đặng Văn Hậu dùng cái búa đóng đinh dài khoảng 30 cm, cán bằng gỗ, đầu bằng sắt nặng 0,5 kg đánh vào đầu (chỗ hiểm yếu, có
khả năng dẫn đến chết người) của anh Phan Văn Truyện, gây tổn thương khuyết sọ bán cầu trái kích thước 9,5x12,5, đáy phập phùng, tỷ lệ 41%; Tổn thương dập não trán trái kích thước 0,9x1,7 cm, tỷ lệ 31%; Tổn thương tụ máu dưới màng cứng đã phẩu thuật lấy máu tụ, tỷ lệ 21%; Sẹo vùng đỉnh trái kích thước 1,3x0,5 cm, tỷ lệ 1%. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể là 75%; Tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh mất trí sau chấn thương sọ não mức độ nhẹ là 21%. Tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể và tổn thương do bệnh mất trí sau chấn thương sọ não mức độ nhẹ là 80%. Anh Truyện không chết là do được cứu chữa kịp thời và khách quan nằm ngoài ý muốn. Do vậy, hành vi của Đặng Văn Hậu cấu thành tội “Giết người”, quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) thuộc thẩm quyền xử lý của cấp tỉnh.
- Việc ký văn bản rút hồ sơ vụ án phải do lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân huyện Nhơn Trạch ký nhưng Kiểm sát viên đã ký văn bản xin rút hồ sơ vụ án là không đúng thẩm quyền của Kiểm sát viên, được quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; khoản 4 Điều 6 Quyết định số 111/QĐ- VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.
Với sai sót này, Phịng 2 Viện kiểm sát tỉnh Đồng Nai đã có thơng báo rút kinh nghiệm, yêu cầu kiểm điểm cá nhân có vi phạm và thực hiện các hoạt động tố tụng khác cũng như điểu tra bị can Đặng Văn Hậu về hành vi phạm tội giết người, theo quy định Điều 123 BLHS.
2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót trong công tác thực hành quyền công tố các vụ án giết người
- Các nguyên nhân khách quan của hạn chế, thiếu sót
+ Hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động áp dụng pháp luật đối với các vụ án giết người cịn chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ là
nguyên nhân khách quan hạn chế chất lượng giải quyết án giết người, nhất là cho đến nay vẫn chưa có văn bản giải thích như thế nào là tội phạm giết người, để phân biệt ranh giới giữa hành vi giết người với các hành vi phạm tội khác gây hậu quả chết người. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật TTHS về những vấn đề liên quan đến hoạt động điều tra, kiểm sát điều tra cịn chưa rõ và khơng phù hợp với thực tiễn.
+ Bộ luật TTHS chưa trao quyền thực hiện các biện pháp tố tụng cho
ĐTV - KSV; hầu hết đều được Lãnh đạo Viện kiểm sát, Thủ trưởng CQĐT ký lệnh, một số thủ tục tố tụng còn rườm rà gây khó khăn, chậm trễ đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Việc điều tra, truy tố không được rút ngắn thời gian cũng một phần từ nguyên nhân này.
+ Quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKS cịn tình trạng ở một số vụ,
việc cụ thể chưa có sự đồng thuận cao. Thể hiện quyền năng riêng của từng ngành, quan điểm tội danh, đồng phạm cũng có lúc chưa thống nhất. Việc này sẽ gặp khó khăn trong q trình điều tra.
- Các nguyên nhân chủ quan của hạn chế, thiếu sót
+ Trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ của cán bộ, KSV vẫn còn một số hạn chế nhất định. Sự không đồng đều về trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm giữa các Kiểm sát viên, một số Kiểm sát viên trẻ chưa kịp thời kế thừa kinh nghiệm của các Kiểm sát viên lâu năm nhiều kinh nghiệm đã về hưu.
+ Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tự kiểm tra chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Chủ yếu giao khốn nhiệm vụ cho phịng nghiệp vụ thực hiện, chỉ một vài vụ án, vụ việc có tính chất phức tạp, gây dư luận xấu hoặc có liên quan đến tình hình an tồn trật tự địa phương thì Lãnh đạo mới theo sát Kiểm sát viên.
+ Công tác tổ chức cán bộ: về nhân lực, Phòng 2 VKS nhân dân tỉnh Đồng Nai hiện có 12 cán bộ, trong đó có 09 KSV trung cấp thì đã có 3 lãnh đạo phịng, 03 đồng chí KSV trung cấp đi học nghiệp vụ nên công tác điều
hành của Lãnh đạo Phịng gặp nhiều khó khăn do khối lượng việc của KSV trung cấp có thời gian qúa tải, nhất là những việc phải tham gia khám nghiệm hiện trường, tham gia kiểm sát việc lấy lời khai ngay khi bắt được đối tượng, thu giữ tang vật. Với khối lượng cơng việc nhiều, trong khi đó biên chế Kiểm sát viên trung cấp cịn thiếu chưa đáp ứng được khối lượng cơng việc thực tế, nhân sự thay đổi do công tác luân chuyển, điều động của tổ chức; trình độ năng lực một số Kiểm sát viên khơng đồng đều, nên gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Để nâng cao chất lượng THQCT các vụ án hình sự cần chú trọng thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm, hội thảo chuyên đề, bàn về khó khăn vướng mắc trong công tác THQCT. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chủ yếu báo cáo về số liệu, chưa rút ra được bài học kinh nghiệm, những khó khăn hay trao đổi kinh nghiệm thực tiễn cho KSV học hỏi chưa được đưa vào các cuộc họp, hội nghị.
+ Trang bị, phương tiện, kinh phí cịn thiếu và lạc hậu hệ thống các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, kinh phí phục vụ cho hoạt động phát hiện, điều tra tội phạm còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Đặc biệt là phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, phương tiện hoạt động như máy quay camera ban đêm, máy chụp ảnh ban đêm, máy nghe trộm, máy ghi âm… vẫn chưa được trang bị. Sự thiếu thốn này đã phần nào ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cán bộ, KSV ngành kiểm sát.
+ Hoạt động giám sát của các cơ quan, đại biểu dân cử, các tổ chức xã hội đối với THQCT còn hạn chế nhất định, cơ chế giám sát còn chưa hiệu quả. Việc thực hiện quyền giám sát trên cơ sở báo cáo kết quả công tác cũng như việc chất vấn tại các phiên họp. Một điểm khác còn yếu kém nữa là chất lượng nội dung chất vấn cũng như số đại biểu dân cử có am hiểu về pháp luật cịn ít. Do vậy, khơng đề đạt hết các nguyện vọng của người dân cũng như yêu cầu cơ quan tư pháp phải giải trình đầy đủ, đúng trọng tâm.
Tiểu kết chương 2
Với đặc thù riêng của mình, cơng tác thực hành quyền công tố tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho chúng ta thấy được những kết quả tích cực, sự hiệu quả trong cơng tác thực hành quyền cơng tố đã góp phần quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh- chính trị, trật tự an tồn xã hội; bảo vệ lợi ích Nhà nước và cá nhân.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu phân tích các yếu tố bảo đảm THQCT các vụ án về giết người của Viện Kiểm sát nhân dân, trong đó đáng chú ý là các bảo đảm pháp lý, bảo đảm về tổ chức và bảo đảm về sự lãnh đạo của Đảng; về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra, kiểm tra trong ngành kiểm sát nhân dân. Ngoài ra, các yếu tố bảo đảm vật chất, chế độ đãi ngộ đối với KSV và yếu tố bảo đảm trong suốt q trình điều tra vụ án đó là xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra - VKSND trong việc điều tra, cũng là những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND.
Ngoài những kết quả đạt được, hoạt động thực hành quyền công tố đối với tội giết người những thời gian qua cịn một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố là yêu cầu cần thiết để hoạt động này thực sự có hiệu quả, đáp ứng được với công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
Chương 3