1) Kết Luận
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả học tập của sinh viên BUH chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa lãnh đạo nhà trường. Với các khía cạnh văn hóa lãnh đạo của mình, nhà trường ln tạo ra mơi trường linh hoạt, năng động từ phong cách quản lý đến giảng dạy của mình; từ cơ sở vật chất đến chương trình giảng dạy. Với văn hóa và truyền thống lâu đời, nhà trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên được phát triển bản thân, thoải mái sáng tạo qua các chương trình, hội thảo, sự kiện về kiến thức kinh tế và kĩ năng học tập, làm việc.
Hơn thế nữa, với văn hóa học đường tốt đẹp và văn hóa lãnh đạo tích cực nhà trường, mức độ hài lịng, lịng trung thành và thành tích của sinh viên đối với BUH vô cùng cao. Đa số các sinh viên đều hài lịng với thành tích học tập của mình và mong muốn nỗ lực hơn nữa. Họ tơn trọng và những thành tựu của bản thân, bề dày kinh nghiệm tổ chức giảng dạy của nhà trường và mong muốn được đóng góp cho việc phát triển BUH theo tầm nhìn và sứ mạng vốn của trường.
Tuy nhiên, một số sinh viên cảm thấy chưa hài lịng về văn hóa lãnh đạo của trường. Họ chưa cảm nhận được sự tôn trọng và cách giải quyết của nhà trường trước những thắc mắc của sinh viên, chưa được đáp ứng đầy đủ các điều kiện học tập phát triẻn bản thân, hoặc khơng đồng tình với cách quản lý và lãnh đạo của nhà trường.
2) Hàm ý quản trị
Văn hóa nhà trường khơng phải tự nhiên mà có, mà là những giá trị được tích lũy theo thời gian, qua q trình hoạt động và tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà
trường. Việc xây dựng và phát triển mơi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong trường học là một quá trình lâu dài, kiên trì và bền bỉ, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhà trường, trong đó lãnh đạo, quản lí đóng vai trị then chốt. Xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực cần phải có những bước đi và những biện pháp phù hợp mới có thể kế
36 thừa, gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa tích cực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, đồng thời loại bỏ được những giá trị tiêu cực, không phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của nhà trường.Để xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong các cơ sở giáo dục đại học, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ, nhân viên, giảng viên và HSSV trong toàn trường về vai trị, tầm quan trọng của mơi trường văn hóa nhà trường: Muốn xây dựng mơi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực, trước hết cán bộ, giảng viên, nhân viên và HSSV cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ nét về nó; phải thấy rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức, con đường xây dựng văn hóa nhà trường; về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường của trường mình.
Thứ hai, nhà trường cần chú trọng đến việc bồi dưỡng đạo đức, nhân cách đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi lẽ, giảng viên là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách sinh viên . Người thầy phải có tâm, có tài. Do vậy, cần phải chú trọng đến giáo dục chữ “tâm” - lấy nó là cốt cách để làm người. Người có lương tâm trong sáng sẽ biết cảm nhận và có quan niệm đúng về cái đẹp, và người biết rung cảm trước cái đẹp thì rất khó làm điều xấu. Văn hóa người Việt Nam chúng ta có lối sống trọng tình, coi trọng lễ nghĩa, tơn sư trọng đạo. Như vậy, phát huy được mơ hình nhân cách này cũng là phát huy lợi thế về bản sắc văn hóa người Việt. Mơ hình nhân cách ấy phải được giáo dục cho mọi thành viên trong nhà trường mà trước hết phải chính là các giảng viên. Tình u thương, sự tận tâm dạy bảo của người thầy sẽ là những bài học về đạo đức thiết thực nhất, là cách cảm hóa hữu hiệu nhất sinh viên của mình. Ngồi ra chúng ta rất cần những nhà giáo ngồi kiến thức chun mơn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.
Thứ ba: Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mơ hình văn hố tổ chức nhà trường. Chính yếu tố vật chất cũng góp phần tạo nên ý thức con người, như không gian, trang thiết bị làm việc, trang phục... sẽ giúp họ dễ cảm nhận vì tính hữu hình của nó, khiến họ tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường.
Thứ tư, củng cố các mối quan hệ trong nhà trường, làm cho những mối quan hệ ấy trở nên tốt đẹp: Nhà trường phải chú trọng củng cố các mối quan hệ trong trường, làm cho những mối quan hệ ấy trở nên tốt đẹp tạo cảm xúc tích cực cho cán bộ, giáo viên, HSSV khi đến
37 trường, nâng cao hiệu quả hợp tác, tăng cường sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường, từ đó nâng cao hiệu quả mọi hoạt động của nhà trường, trọng tâm là dạy - học. Nhà trường là nơi hình thành nhiều mối quan hệ đan chéo như: thầy - thầy, nhà quản lý - cán bộ và giáo viên, thầy - trò, trò - trị, … Để những mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp, nhà trường cần phải xây dựng bầu khơng khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, ln được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình, xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá thi đua khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọi người nỗ lực làm việc; Xây dựng các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các thành viên của nhà trường với môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
Thứ năm, chú trọng vai trò của các đồn thể trong việc xây dựng văn hóa nhà trường: Xây dựng văn hóa nhà trường khơng thể khơng nhắc tới vai trị của đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội học sinh sinh viên. Đồn, Hội phải tạo ra được nhiều hoạt động sơi nổi, hào hứng, bổi ích; tăng thêm những hoạt động bồi dưỡng kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng sống, kĩ năng phục vụ cộng đồng cho HSSV. Bở vì mục đích quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường xét đến cùng là để hình thành và phát triển nhân cách người học. Để trở thành người có văn hóa, người học phải rèn luyện, biết tự học suốt đời, có ý chí và nghị lực vươn lên.