Dịng sơng – biểu tượng củ aq trình đồng hố văn hố

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 128 - 133)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

4.2. Các biểu tượng trong tiểu thuyết V.S.Naipaul

4.2.1. Dịng sơng – biểu tượng củ aq trình đồng hố văn hố

Dịng sơng đã trở thành một biểu tượng văn học xuất hiện trong thơ ca, văn xuôi với nhiều nét nghĩa hàm ẩn. Khổng Tử giảng luận ngữ về cuộc đời cho các học trị của mình bên một dịng sơng. Nhà triết học duy vật Hi Lạp Héraclite nổi tiếng với luận điểm “Không ai tắm hai lần trên một dịng sơng”. Williams James, cha đẻ của tâm lí học Hoa Kì và “dịng ý thức” (stream of consciousness) cũng ngầm chỉ ra ý thức được tạo thành từ những “giọt” (drops) hoặc “xung” (pulse) riêng lẻ, khiến cho người ta dễ liên tưởng đến dòng thời gian và tâm thức như dịng nước. Dịng sơng có khi như một hành trình thanh lọc tâm hồn như trong tác phẩm Câu chuyện dịng sơng (tên gốc tiếng Đức là Weg nach Innen nghĩa là Đường về nội tâm) của Hermann Hesse, nhà văn đoạt giải Nobel văn học năm

1946. Dịng sơng “ở khắp nơi cùng một lúc, ở nguồn cũng như ở cửa sơng, ở thác, ở dịng sông, ở đại dương và ở núi, khắp nơi, và với nó chỉ có hiện tại, khơng có bóng dáng q khứ cũng như vị lai. - Chính thế, Tất Đạt nói, và khi tơi học được điều đó, tơi ơn lại cuộc đời mình và thấy nó cũng là một dịng sơng” [148,58]. Như vậy, biểu tượng dịng sơng cũng chính là biểu tượng nước, vật chất khởi thuỷ của sự sống và “là hình tượng của số lượng vô cùng lớn những khả năng diễn biến, chứa đựng tồn bộ cái tiềm tàng, cái phi hình, cái mầm mống của mọi mầm mống, tất cả mọi hứa hẹn về sự phát triển, nhưng cũng chứa đựng mọi mối đe dọa bị tiêu tan” [149,709]. Từ khả năng diễn biến, cái mầm mống phát triển, tiêu tan, tất cả đều cho thấy dịng sơng mang trong mình mọi khả năng của sự vận động trong nhau, sinh thành hay hủy diệt, nó là nơi dung chứa sự vận động và vận mệnh của những giá trị khác biệt, một khía cạnh của sự đồng hố văn hố.

Trong tiểu thuyết Khúc quanh của dịng sơng của V.S. Naipaul, dịng sơng đã trở thành một biểu tượng xuyên suốt tồn bộ tác phẩm, đại diện cho nhiều khía cạnh của cốt truyện, từ lối sống của người dân đến sức sống của một quốc gia trước những thăng trầm lịch sử. Thị trấn bên khúc quanh của dịng sơng là một thị trấn nhỏ, bị cơ lập ở châu Phi. Trong thời kì thuộc địa với sự phát triển của giao

thương đường thuỷ, người dân có cuộc sống tương đối ấm no. Tuy nhiên, sau cuộc cách mạng của người dân địa phương, nền kinh tế lao dốc, cuộc sống bên khúc quanh của dòng sơng đã thay đổi hồn tồn. Điểm độc đáo chính là dịng sơng đã trở thành nhân chứng, cũng như đại diện cho sự đồng hoá văn hoá, giống

như mơ hình Đa văn hố thứ nhất của Anders Hanberger.

Đồng hoá văn hoá thường chỉ quá trình thay đổi, thích nghi một cách tự nhiên hoặc bị cưỡng bức của dân cư bản địa hoặc người nhập cư với nền văn hoá thống trị. Tuy nhiên, trong chủ nghĩa Đa văn hố, khái niệm đồng hố có thể được mở rộng về cả phạm vi và mức độ. Đồng hố có thể tồn tại xun biên giới và vùng lãnh thổ, chẳng hạn như “văn hố tồn cầu” gắn kết các giá trị của nhiều quốc gia, hay q trình sử dụng ngơn ngữ Anh trong công nghệ, khoa học, giáo dục trên khắp thế giới cũng mang rất nhiều dân tộc, con người xích lại gần nhau hơn, đồng thời vẫn giữ một phần bản sắc riêng của mình. Chính vì thế, những vịng trịn nhỏ trong mơ hình của Anders Hanberger nằm lọt vào bên trong của vịng trịn lớn, là văn hố thống trị, nhưng vẫn tồn tại như những thực thể riêng biệt. Trong Khúc quanh của dịng sơng, biểu tượng dịng sơng gắn liền với q

trình đồng hố văn hố như thế.

Q trình đồng hố mang tính thích nghi của người dân địa phương xuất

phát từ chính dịng sơng. Những người bản địa sống trong vùng cây bụi, theo truyền thống của bộ tộc châu Phi vẫn tin vào phù thuỷ, nhưng họ cũng đồng thời nhận ra nhu cầu phải thích nghi với cái mới: những con dao cạo, những vật dụng của văn minh phương Tây và cả nền giáo dục mới. Vậy nên Zabeth, một phù thuỷ quyền năng của bộ tộc đã thực hiện cuộc hành trình gian khổ và nguy hiểm từ ngơi làng xa xơi của mình đến thị trấn bằng cách chèo thuyền, để mua hàng thay mặt cho cộng đồng của mình mỗi tháng một lần. Zabeth là một trong những khách hàng đầu tiên và trung thành nhất của Salim. Cũng trên con thuyền bn đó, một lần Zabeth mang con trai cô là Ferdinand, cũng là thành viên của bộ tộc, đến gặp Salim và theo học ở trường học của thị trấn. Sau đó, Ferdinand tiếp tục học ở viện bách khoa trong Miền mới gần đó, rồi chuyển đến thủ đơ để học quản lí hành chính. Quan điểm và tính cách của Ferdinand thay đổi theo mỗi giai đoạn đó, và Salim coi những thay đổi này phản ánh sự phát triển của “người châu Phi mới”. Như vậy, dịng sơng là nhân chứng của q trình giao thương, trao đổi văn hố và

giáo dục giữa bộ tộc châu Phi và văn minh châu Âu. Tuy đó là một q trình khơng hề dễ dàng, nhưng tất yếu sẽ xảy ra như dòng chảy của lịch sử, và dịng sơng đã có từ rất lâu trước khi có chính quyền thuộc địa, và nó sẽ tồn tại rất lâu sau khi quyền lực của chính phủ mới suy yếu, sẽ tồn tại lâu hơn chính bản thân chúng ta. Salim đã từng thốt lên: “Dịng sơng và khu rừng giống như sự hiện hữu, và mạnh mẽ hơn bạn nhiều. Bạn cảm thấy không được bảo vệ, là một kẻ xâm nhập” [107,8]. Điều hấp dẫn là dịng sơng tự nhiên ln tồn tại hai mặt: sự ổn định và sự thay đổi. Vẫn ở nguyên một chỗ, nhưng ln thay đổi, dịng sơng tượng trưng cho sự bất biến giữa sự biến đổi, cũng giống như sự thích nghi văn hố của các bộ tộc châu Phi.

Một hình ảnh nổi bật nữa xuất hiện trên dịng sơng là những đám lục bình

trơi, tượng trưng cho một kiểu người châu Phi mới, những người nhanh chóng

giành được quyền lực sau khi độc lập về chính trị. Phải chăng vì thế mà đám lục bình xuất hiện gần thị trấn cùng lúc đất nước vô danh giành được độc lập? Những cây lục bình, mà người dân địa phương gọi là “điều mới mẻ”, do đó, là một phần của “châu Phi mới.” Đáng chú ý là trong ngôn ngữ của quốc gia châu Phi mà V.S. Naipaul nhắc tới, khơng có từ nào gọi tên đám lục bình này (từ tiếng Anh là water

hyacinth). Nhà nghiên cứu William Vincent đã nhận xét “…Người đời vẫn gọi nó

là “cái mới” hay “cái mới trên sông,” và đối với họ nó là một kẻ thù khác. Những chiếc lá và dây rễ nhằng nhịt của nó đã tạo thành những đám thảm thực vật dày bám vào các bờ sơng và làm tắc nghẽn đường dẫn nước. Nó lớn nhanh, nhanh hơn cả những gì con người có thể tiêu diệt nó bằng những cơng cụ họ có… Ngày đêm đám lục bình nổi lên từ phía nam, tự nhân lên khi nó di chuyển” [150,337]. Cũng giống như lục bình khơng được đưa vào hệ sinh thái sơng từ bên ngồi, mà sinh ra từ chính dịng sơng, những người châu Phi kiểu mới, đại diện là Ferdinand, cũng sinh ra từ chính mảnh đất này. Lục bình hay bèo tây sinh sơi nảy nở quá nhanh, mất kiểm sốt và hình thành thảm thực vật dày đặc làm tắc nghẽn dịng sơng. Tương tự, rất nhiều người châu Phi mới xuất hiện vào khoảng thời gian độc lập và nhanh chóng truyền bá một hệ tư tưởng chính trị mà nhiều người dân địa phương khơng tán thành. Nếu lục bình trở thành mối đe dọa đối với hệ sinh thái sông, những kẻ nổi loạn ở châu Phi đang hoạt động chính trị này trở thành mối đe dọa đối với thị trấn và đất nước nói chung. Như vậy, hình ảnh biểu tượng lục bình

trôi trên sông phần nào đã phản ánh sự phát triển nhanh chóng của những tư tưởng độc lập chính trị của lớp người mới trong q trình đồng hố văn minh.

Điểm thú vị trong tác phẩm là khơng chỉ có một thị trấn bên khúc quanh của dịng sơng mà có đến hai thành phố bên dịng sơng nữa: thành phố London nằm bên khúc quanh của dịng sơng Thames và thành phố Rome cổ đại cũng nằm bên dịng sơng Tiber nổi tiếng. Nhân vật Salim đến London để cầu hôn con gái Nazruddin, nhân vật Indar cũng sang London du học và cuối tác phẩm cũng quay trở lại Anh. Có thể thấy, trong dòng lịch sử, cả London cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi ở thị trấn bên khúc quanh dịng sơng ở châu Phi, vì những người nhập cư mới sẽ mang đến những giá trị văn hố mới. Và cịn một thành phố châu Âu khác ám ảnh nhiều địa điểm khác nhau trong cuốn tiểu thuyết là La Mã cổ đại, cũng nằm ở khúc quanh của một con sơng. Có một nhà văn La Mã cổ đã nói về châu Phi: Semper Aliquid Novi, nghĩa là “ln ln là một cái gì đó mới.” Câu

nói này đã trở thành phương châm của trường học của Ferdinand, được khắc trên một tấm bảng kim loại ngồi cổng trường. Có lẽ chính phương châm giáo dục này đã góp phần tạo nên những người đàn ơng mới của tương lai châu Phi, đồng thời ngầm chỉ sự thay đổi, về những điều mới mẻ trên dịng sơng. Ở châu Phi ln ln có một cái gì đó mới. Ngồi ra, cịn có những từ La tinh được khắc bằng đá granite của toà nhà đổ nát gần cầu tàu: Miscerique probat populos et foedera jungi; có nghĩa là “Ngài tán thành sự hồ trộn các dân tộc và những mối dây ràng

buộc của họ”. Ngài ở đây là Virgil, một vị thần Rome cổ đại chấp nhận cho người La Mã được đến châu Phi sinh sống, và câu nói này được dùng để kỉ niệm 60 năm ngày có tàu thuỷ từ thủ đơ đến thị trấn. Như vậy, sự đồng hố văn hố, tuy khơng rõ nét ở hai thành phố này, nhưng có mối tương quan nhất định với thị trấn nhỏ ở châu Phi, nơi q trình tiếp biến văn hố diễn ra rõ ràng và sâu rộng hơn.

Một khía cạnh khác của đồng hố văn hoá cũng xảy ra với cá nhân Salim. Sinh ra và lớn lên ở vùng bờ biển, Salim đã chọn cách di chuyển vào sâu trong lục địa Phi châu để khởi nghiệp thương nhân bên khúc quanh của dịng sơng. Dần dần, con sông đã trở nên thân thương, gần gũi như chính cái gọi là “quê hương” đối với chàng trai trẻ. Salim nhận ra bản thân mình và những người xung quanh “đều chỉ biết dịng sơng và những con đường nham nhở cùng những gì hai bên chúng” [107,65]. Dịng sơng đã trở nên q đỗi quen thuộc đến nỗi người ta hiếm

khi đi xa, mà chỉ gắn với những gì đã biết. Dù nhận ra sự gắn bó với thị trấn, nhưng cũng chính Salim, người nhận ra sự hùng vĩ của tạo hố nơi dịng sơng và thích thú với hương thơm của nó, đã chọn món quà của mẹ thiên nhiên - dịng sơng, để trốn khỏi thành phố xa lạ trong những trang kết thúc của cuốn tiểu thuyết. Đó là lúc Salim phải để lại cửa hiệu, căn nhà, tất cả tài sản mà dứt áo ra đi trong vơ định vì xung đột vũ trang và sự mệt mỏi vì khơng tìm thấy chỗ dựa an tồn cho bản thân. Cái ngày mà Salim trốn chạy là một ngày mù sương, rồi đến màn đêm u ám, “con tàu tiếp tục đi trong bóng tối xi dịng sơng…” [107,278] và ánh đèn nhỏ nhoi của con tàu soi rõ hàng nghìn những con bướm đêm trắng tốt trong ánh sáng. Câu chuyện khép lại bằng một chuyến đi không phương hướng và một phận người đầy chơi vơi, nhưng cũng lần nữa khẳng định vai trò của dòng sông trong những biến động cuộc đời và tiếp biến văn hố của cá nhân nhân vật chính, Salim.

Nhiều nhà phê bình cho rằng thành cơng nổi bật nhất trong Khúc quanh của

dịng sơng là việc tạo lập những hình ảnh tượng trưng như đám lục bình, đàn kiến,

mặt nạ, bóng tối… gợi ra một bầu khơng khí đặc sắc và khắc sâu thêm ý nghĩa tư tưởng cho cuốn tiểu thuyết. Dịng sơng khơng tên ấy là nơi neo đậu, nơi chuyển di, là đại diện cho sự trường tồn của thời gian, là nhân chứng sống của dòng lịch sử. Dịng sơng đã gửi gắm những thơng điệp sâu xa, chứa đựng những hàm ý nghệ thuật khác nhau, mở ra khả năng vô tận trong việc tiếp nhận tác phẩm. Việc khai thác hình ảnh dịng sơng làm nhan đề tác phẩm và với tư cách một biểu tượng, vì thế, đã tạo nên chiều sâu trong sự biểu đạt ngôn từ và ngữ nghĩa cho cuốn tiểu thuyết, là một sáng tạo độc đáo của nhà văn để truyền tải những thông điệp về lịch sử, văn hoá của một quốc gia hậu thuộc địa. Ở đó là những người dân bị trị ngơ ngác trước những di sản mà nước thống trị đã thiết lập cả về mặt địa chính trị lẫn văn hoá của cộng đồng. Ở đây, ta thấy mối liên quan đến khái niệm đa văn hóa của Homi Bhabha dựa trên sự bắt chước, sự lai ghép và không gian thứ ba. Lúc đầu, bắt chước là phương pháp của đế quốc Anh dùng để kiểm soát và thống trị người dân thuộc địa vào thế kỉ XIX. Các nhà cai trị Anh đã buộc người thuộc địa bắt chước văn hóa và ngơn ngữ của thực dân. Do đó, hệ tư tưởng của thuộc địa đã được thay đổi mạnh mẽ và trở thành một sự bắt chước nghèo nàn và thấp kém hơn so với văn hố thực dân. Sự bắt chước đó chính là một phần của quá

trình đồng hố văn hố, theo mơ hình của Anders Hanberger. Có thể thấy q trình đồng hố diễn ra khơng hề dễ dàng, mà đã tạo nên những đụng độ, va chạm, xung đột giá trị một cách đáng tiếc (cái chết của cha Huisman). Tuy nhiên, q trình đó cũng là tất yếu khách quan của lịch sử, như dịng sơng chảy không ngừng, vừa là nơi tình yêu bắt đầu nhưng cũng là chốn chia li của nhân vật chính, Salim.

Một phần của tài liệu Tiểu thuyết V.S. Naipaul từ lí thuyết đa văn hoá. (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)