Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 34,5 10,9 5,05 0,001 Trung bình 50,9 34,5 Tốt 14,5 54,6 (𝐗± SD) điểm 6,11 ± 1,24 t = 5,05 p < 0,001 8,04 ± 2,15
Sau hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp giảm từ 34,5% xuống còn 10,9%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở chúm mơi ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,11 ± 1,24 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 8,04 ± 2,15 điểm, sự khác biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 3.17. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở cơ hồnh của nhóm can thiệp
Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 30,9 9,1 5,68 0,001 Trung bình 56,4 27,3 Tốt 12,7 63,6 (𝐗± SD) điểm 6,16 ± 1,15 8,02 ± 1,84 t = 2,91 p = 0,001
Sau hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp giảm từ 30,9% xuống còn 9,1%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở hồnh ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 6,16 ± 1,15 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 8,02 ± 1,84 điểm, sự khác biệt trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
40
Bảng 3.18. Thay đổi thực hành kỹ thuật thở chung của nhóm can thiệp
Phân loại Trước can thiệp Sau can thiệp Test (2) p Tỷ lệ % Tỷ lệ % Kém 41,8 14,5 3,53 0,001 Trung bình 27,3 16,4 Tốt 30,9 69,1 (𝐗± SD) điểm 7,20 ± 2,03 9,85 ± 2,64 t = 5,24 p = 0,001
Sau hướng dẫn, tỷ lệ người bệnh thực hành kém của nhóm can thiệp giảm từ 41,8% xuống còn 14,5%, sự khác nhau của kết quả trước sau hướng dẫn có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Mức điểm trung bình thực hiện kỹ thuật thở chung ở nhóm can thiệp trước hướng dẫn là 7,20 ± 2,03 điểm, sau hướng dẫn tăng lên 9,85 ± 2,64 điểm, sự khác biệt trước sau điều trị có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
41
Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Người bệnh tham gia nghiên cứu có đặc điểm về tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian bị bệnh, bệnh lý kèm theo, hút thuốc và thời gian hút thuốc khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
4.1.1. Phân bố người bệnh theo tuổi
Người bệnh tham gia nghiên cứu chủ yếu ở nhóm trên 70 tuổi, ở nhóm can thiệp nhóm có độ tuổi trên 70 chiếm tỷ lệ 65,4%, nhóm chứng là 70,9%. So sánh sự phân bố theo nhóm tuổi giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi khơng có nhiều khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Aquino thực hiện năm 2016 người bệnh tham gia nghiên cứu có độ tuổi trên 70 chiếm 71,4% [24]. Nhưng có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả Georgios Ntrisos (2018) người bệnh có độ tuổi trên 70 chiếm tỷ lệ 29,1%, nhưng nhóm người bệnh trên 40 tuổi thì chiếm 80% đối tượng tham gia nghiên cứu[30].
Kết quả của các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy BPTNMT là bệnh lý mạn tính phát triển âm thầm thường diễn biến từng đợt bằng biểu hiện ho, khạc đờm đơn thuần nên người bệnh thường không thực sự quan tâm đến bệnh. Khi bệnh diễn biến nặng biểu hiện là tình trạng ho, khó thở nhiều thì mới bắt đầu được chẩn đốn và điều trị. Ngoài ra đây là bệnh lý mạn tính tiến triển chậm theo hướng ngày càng nặng dần, nên người bệnh đến điều trị tại bệnh viện thường là giai đoạn muộn và tuổi đã cao [28], [41].
4.1.2. Phân bố người bệnh theo giới
Trong nghiên cứu tỷ lệ người bệnh nam ở cả nhóm can thiệp là 83,6% và nhóm chứng là 76,4%, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
42
Etnier thực hiện năm 2011 tỷ lệ người bệnh là nam tham gia nghiên cứu chiếm 86%; Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Chi là 79,7% người bệnh là nam [4], nghiên cứu của Vũ Thị Thanh tại Bệnh viện Bạch Mai là 83,9% [19]; Nghiên cứu của tác giả Laura Desveaux (2018) người bệnh tham gia nghiên cứu đa số là chiếm trên 80% ở tất cả các nghiên cứu đã khảo sát [39].
4.1.3. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn
Đối tượng tham gia nghiên cứu đa số là nhóm từ trình độ trung học phổ thơng trở xuống chiếm 74,5% ở cả nhóm can thiệp và nhóm chứng, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Trung Hải năm 2014 tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Bình người bệnh có trình độ trung học trở xuống 81,3% [6].
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đa số người bệnh tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn từ mức trung học phổ thơng trở xuống. Tuy trình độ học vấn khơng phải là yếu tố làm phát sinh bệnh nhưng việc trình độ học vấn thấp, ít quan tâm đến sức khỏe và khơng có điều kiện tiếp cận với thơng tin cũng là yếu tố làm cho bệnh có thể tăng nặng hơn.
4.1.4. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ nông dân tham gia nghiên cứu khá cao trên 40% ở cả hai nhóm. So sánh nhóm can thiệp và nhóm chứng khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Bích Thảo năm 2016 tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Ninh Bình 42,86% nơng dân và 39,28% hưu trí [20]. Đối tượng nơng dân có mức thu nhập là khá thấp nên người bệnh thường có xu hướng ít chăm sóc sức khỏe nên cũng dễ làm bệnh tăng nặng hơn.
4.1.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian bị bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tơi nhóm người bệnh bị bệnh thời gian từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao ở nhóm can thiệp là 63,3% và nhóm chứng là 67,3%. Sự khác
43
biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó, thời gian bị bệnh trung bình của nhóm can thiệp là 6,00 ± 4,52 năm ở nhóm chứng là 6,53 ± 5,93 năm. Sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nghiên cứu của chúng tơi ghi nhận có sự khác biệt về tỷ lệ người bệnh mắc bệnh trên 5 năm thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Thanh tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2013 (33,6%) [18]; Nghiên cứu của Nguyễn Mai Hương tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2015 (83,9%) [9], cho thấy đa số người bệnh đều có thời gian bị bệnh kéo dài [1].
Kết quả này tương đồng với các y văn đều ghi nhận đây là bệnh lý mạn tính diễn biến kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người bệnh, tuy vậy giữa các đợt cấp tính thì có giai đoạn bệnh ổn định [12].
4.1.6. Phân bố người bệnh theo tình trạng hút thuốc lá
Nghiên cứu ghi nhận 27,3% trường hợp nhóm can thiệp khơng hút thuốc lá, tỷ lệ này ở nhóm chứng là 18,2%. Tỷ lệ hút trên 20 điếu thuốc/ngày ở nhóm can thiệp là 7,3% và nhóm chứng là 3,6%. Sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó, số điếu trung bình trong 1 ngày người bệnh nhóm can thiệp hút là 9,85 ± 5,72, tương ứng nhóm chứng là 9,33 ± 6,22, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Thời gian hút thuốc trên 20 năm của đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhóm can thiệp có tỷ lệ là 50,9%, ở nhóm chứng là 45,4%, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó thời gian hút thuốc trung bình của nhóm can thiệp là 26,67 ± 7,18 năm, nhóm chứng là 26,16 ± 9,78 năm, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng nghiên cứu của Vũ Thị Bích Thảo cho thấy 80,1% người bệnh đã từng hút thuốc lá [20]; Nghiên cứu của Chu Thị Hạnh có 85,8% người bệnh hút thuốc lá [8].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của được công bố trong tài liệu GOLD 2015 cho thấy người bệnh có tiền sử hút thuốc lá ≥ 15 bao/năm có nguy cơ mắc BPTNMT cao gấp 4,9 lần so với đối tượng không hút
44
thuốc và đối tượng hút thuốc < 15 bao/năm [34]. Khói thuốc lá chứa hàm lượng chất oxy hóa cục kỳ cao. Chất oxy hóa này gây ra phản ứng viêm trong phổi và đường hơ hấp q trình này gây ra viêm đường hô hấp ở trung tâm và ngoại vi ngay cả với người khỏe mạnh [26], [44], [45]. Điều này giải thích vì sao đa số người bệnh tham gia nghiên cứu của chúng tơi đều có tiền sử hút thuốc lá và có thời gian hút kéo dài.
4.1.7. Phân bố người bệnh theo tình trạng mắc các bệnh kèm theo
Trong số 110 người bệnh được nghiên cứu thì có 47,3% người bệnh mắc các bệnh kèm theo chủ yếu là các bệnh như bệnh tăng huyết áp là 50%, tim mạch là 26,9%, đái tháo đường là 26,9%. So sánh với các nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu của Vũ Thị Thanh có 27,9% người bệnh BPTNMT bị bệnh tăng huyết áp [19]; Nghiên cứu của Mannino và cộng sự năm 2008 có 51% người bệnh BPTNMT mắc bệnh tăng huyết áp [40]; Người bệnh đái tháo đường ở nghiên cứu của Đặng Văn Huyên năm 2010 là 16,7% [10]. Hầu hết các tài liệu của NICE, ATST/ERS và GOLD đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá các bệnh đồng mắc ở người bệnh BPTNMT [36], [43].
4.1.8. Phân bố người bệnh theo tình trạng khó thở với thang mMRC
Để đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp hướng dẫn thực hành phục hồi chức năng hô hấp trên người bệnh BPTNMT, nghiên cứu của chúng tơi sử dụng thang điểm khó thở mMCR. Nghiên cứu cho thấy kết quả như sau: khơng có người bệnh ở mức mMRC1, chủ yếu tập trung nhiều ở mức mMRC3 và mMRC4 (28,2% và 41,8%), mức mMRC5 (12,7%). Tình trạng khó thở ở nhóm can thiệp và nhóm chứng trước hướng dẫn khơng có sự khác biệt với p > 0,05.
Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Nguyễn Viết Nhung [13], Nguyễn Hoài Bắc [2]. Điều này cho thấy, trước tập người bệnh đều hạn chế vận động, khó thở và lo lắng, chính vì vậy hầu hết các người bệnh BPTNMT đều có tình trạng khó thở ở mức cao tương đương với các giai đoạn bệnh nặng hơn.
4.2. Thực trạng thực hành phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh
45
dẫn kỹ thuật ho có kiểm sốt, thở mạnh, thở chúm mơi và thở hồnh. Nhưng mức độ thực hành tốt của người bệnh ở nhóm can thiệp và nhóm chứng trước can thiệp đều thấp. Cụ thể thực trạng thực hành phục hồi chức năng hô hấp thở trước can thiệp bao gồm các kỹ thuật ho có kiểm sốt, thở mạnh, thở chúm mơi, thở cơ hồnh như sau:
4.2.1. Thực hành kỹ thuật ho có kiểm sốt trước hướng dẫn
Trước hướng dẫn, đánh giá tình trạng thực hiện khơng tốt kỹ thuật ho có kiểm sốt của nhóm can thiệp có tỷ lệ 83,6% và nhóm chứng là 85,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hiện kém kỹ thuật ho có kiểm sốt của nhóm can thiệp và nhóm chúng đều ở mức trên 40,0%. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật ho có kiểm sốt của nhóm can thiệp là 6,09 ± 1,35 điểm và nhóm chứng là 5,96 ± 1,40 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ho thông thường là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống những vật “lạ” ra ngoài. Tuy nhiên, đối với người bệnh BPTNMT không thể thông đờm làm sạch đường thở bằng kỹ thuật ho thơng thường được vì dễ gây mệt và khó thở cho người bệnh. Vì vậy cần hướng dẫn người bệnh BPTNMT sử dụng kỹ thuật ho có kiểm sốt, người bệnh cần có một luồng khí đủ mạnh tích luỹ phải sau chỗ ứ đọng đờm để đẩy đởm ra ngoài. Nghiên cứu của Arnoldus và cộng sự (2012) đánh giá vai trị của hơi thở khi được kiểm sốt cho người bệnh BPTNMT giúp thay đổi FEV1 và chất lượng cuộc sống của người bệnh BPNTMT [25].
4.2.2. Thực hành kỹ thuật thở mạnh trước hướng dẫn
Trước hướng dẫn, đánh giá tình trạng thực hiện khơng tốt kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp và nhóm chứng đều là 85,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hiện kém kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp là 32,7% và nhóm chúng là 30,9%. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật thở mạnh của nhóm can thiệp là 6,29 ± 1,18 điểm và nhóm chứng là 6,07 ± 1,17 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
46
Ho có kiểm sốt có ưu điểm rất lớn trong phương pháp luyện tập của người bệnh BPTNMT. Tuy nhiên, một số người bệnh có lực ho yếu hoặc bị mệt ngay cả khi dùng kỹ thuật ho có kiểm sốt vì vậy chúng ta có thể thay thế bằng kỹ thuật thở mạnh. Nghiên cứu của Vitacca M. và cộng sự về tác động của hơi thở mạnh cho 25 người bệnh BPTNMT chỉ ra rằng có liên quan với sự gia tăng đáng kể đến khí máu, cơ phổi và tình trạng khó thở của người bệnh BPTNMT [48].
Qua kết quả trên cho thấy, người bệnh đã biết bốn bước của kỹ thuật thở mạnh nhưng lại làm không đúng ở từng bước. Do vậy, người bệnh cần được hướng dẫn cụ thể từng bước để thực hành kỹ thuật thở mạnh có kết quả tốt.
4.2.3. Thực hành kỹ thuật thở chúm môi trước hướng dẫn
Trước hướng dẫn, đánh giá tình trạng thực hiện khơng tốt kỹ thuật thở chúm mơi của nhóm can thiệp có tỷ lệ 85,5% và nhóm chứng là 89,1%. Tỷ lệ người bệnh thực hiện kém kỹ thuật thở chúm mơi của nhóm can thiệp là 34,6% và nhóm chúng ở mức trên 27,3%. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật thở chúm mơi của nhóm can thiệp là 6,09 ± 1,35 điểm và nhóm chứng là 5,96 ± 1,40 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ở người bệnh BPTNMT nhất là nhóm viêm phế quản mạn, thường có tình trạng tắc nghẽn các đường dẫn khí do đờm nhớt hay viêm nhiễm phù nề gây hẹp lịng phế quản. Cịn nhóm khí phế thũng, các phế nang thường bị phá huỷ, mất tính đàn hồi dẫn đến hậu quả khơng khí thường bị ứ đọng trong phổi, gây thiếu oxy cho nhu cầu cơ thể. Thở chúm môi là kỹ thuật giúp cho đường thở không bị xẹp lại, khi thở ra nên khí thốt ra ngồi dễ dàng hơn giúp hít được khơng khí trong lành. Hiệu quả của bài phục hồi chức năng hô hấp chúm môi trong nghiên cứu của Kyo Chul Seo và cộng sự đã tạo ra phản ứng tích cực trên các cơ hô hấp của người bệnh BPTNMT [37].
4.2.4. Thực hành kỹ thuật thở cơ hoành trước hướng dẫn
47
hồnh của nhóm can thiệp có tỷ lệ 87,3% và nhóm chứng là 85,5%. Tỷ lệ người bệnh thực hiện kém kỹ thuật thở hồnh của nhóm can thiệp là 30,9% và nhóm chúng ở mức trên 36,4%. Sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong đó điểm trung bình mức độ thực hiện kỹ thuật thở hồnh của nhóm can thiệp là 6,16 ± 1,15 điểm và nhóm chứng là 6,09 ± 1,40 điểm, sự khác biệt giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).