Tiến trình là gì

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 2 : QUẢN LÝ TIẾN TRÌNH

2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN TIẾN TRÌNH

2.1.1. Tiến trình là gì

Theo định nghĩa trực quan và đơn giản nhất, tiến trình là một chương trình đang trong

quá trình thực hiện. Đa số máy tính hiện nay cho phép thực hiện nhiều chương trình khác

nhau cùng một lúc. Ví dụ, ta có thể vừa chạy trình duyệt vừa soạn thảo văn bản và nhận thư điện tử. Máy tính cũng cho phép thực hiện nhiều bản khác nhau của một chương trình cùng một lúc, ví dụ, có thể thực hiện nhiều phiên bản khác nhau của trình duyệt web cùng một lúc để xem các trang web khác nhau. Việc sử dụng thuật ngữ tiến trình cho phép phân định rõ ràng chương trình trong những trường hợp như vậy, giúp cho việc quản lý của hệ điều hành dễ dàng hơn.

Có hai đặc điểm cho phép phân biệt tiến trình với chương trình. Thứ nhất, chương trình là một thực thể tĩnh, không thay đổi theo thời gian, trong khi tiến trình là thực thể động. Chương trình là tập hợp các lệnh và dữ liệu chứa trong file gọi là file chương trình hoặc file thực hiện được (executable), ví dụ file có đi exe của Windows. Các lệnh này khơng thay đổi theo thời gian. Trong khi đó, tiến trình là thực thể động bao gồm các lệnh, dữ liệu, ngăn xếp, con trỏ lệnh chỉ tới lệnh đang được thực hiện. Hầu hết các thành phần này đều thay đổi trong q trình tiến trình tồn tại, ví dụ con trỏ lệnh luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào lệnh thực hiện là lệnh nào. Ngay cả trong trường hợp hai tiến trình được sinh ra từ cùng một chương trình, mỗi tiến trình sẽ có con trỏ lệnh, dữ liệu, ngăn xếp khác với tiến trình kia.

Thứ hai, chương trình khơng sở hữu tài nguyên cụ thể, trong khi mỗi tiến trình được cấp một số tài nguyên như bộ nhớ để chứa tiến trình, các cổng và thiết bị vào/ra, các file mở, thời gian CPU để thực hiện lệnh. Như vậy, tiến trình là một khái niệm liên quan chặt chẽ tới khái niệm máy ảo. Có thể coi mỗi tiến trình được cấp một máy tính ảo và thực hiện trên máy tính ảo đó.

Một tiến trình thường bao gồm các thành phần sau - Các lệnh, tức là các chỉ thị cho CPU thực hiện. - Phần dữ liệu chứa các biến tồn cục.

- Ngăn xếp (stack) tiến trình: chứa các dữ liệu tạm thời, ví dụ khi gọi một hàm, các tham số cần thiết để khôi phục lại trạng thái trước khi gọi hàm sẽ được lưu vào ngăn xếp,

các tham số cần truyền cho hàm được gọi cũng được thêm vào ngăn xếp. Ngồi ra ngăn xếp cịn chứa các biến cục bộ của hàm hoặc phương thức.

- Thông tin về hoạt động hiện thời của tiến trình: bao gồm nội dung con trỏ lệnh (program counter) chứa lệnh tiếp theo của tiến trình, và nội dung các thanh ghi khác của CPU.

- Heap: đây là vùng bộ nhớ được cấp phát động trong quá trình thực hiện tiến trình, chẳng hạn khi tiến trình thực hiện hàm malloc() của ngôn ngữ C hay new của C++. Tập hợp tất cả các thành phần trên của tiến trình tại một thời điểm được gọi là ảnh của

tiến trình.

Tiến trình được sinh ra khi chương trình được tải vào bộ nhớ để thực hiện. Trong hệ thống có hai loại tiến trình. Loại thứ nhất là tiến trình của người dùng hay tiến trình ứng dụng, được sinh ra khi người dùng chạy chương trình ứng dụng, ví dụ bằng cách nháy chuột đúp vào biểu tượng chương trình như trong Windows. Loại thứ hai là các tiến trình hệ thống. Đây là tiến trình sinh ra từ những thành phần của hệ điều hành để thực hiện các công việc khác nhau của hệ thống. Có thể xem các tiến trình hiện thời của Windows bằng cách gọi “Task manager” (bấm Ctrl-Alt-Del) và vào Tab “Process”. Linux cho phép xem danh sách tiến trình bằng cách gõ lệnh ps từ giao diện dịch lệnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)