Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế

Một phần của tài liệu Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế

1.2.1. Khái niệm tuân thủ thuế.

Tuân thủ thuế là một thuật ngữ phức tạp, các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu thuật ngữ này theo những hướng khác. Hiện nay, trên thế giới và trong nước có rất nhiều phát biểu về vấn đề này, có thể hiểu nó thơng qua những định nghĩa sau.

Tuân thủ thuế là báo cáo thu nhập, thanh tốn tồn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án[13].

Tuân thủ thuế được định nghĩa là người nộp thuế nộp tờ khai thuế vào thời điểm thích hợp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của các luật thuế, các quyết định của tịa án[9].

Theo Nguyễn Thị Thanh Hồi (2011), tn thủ thuế là việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế. Bất kì sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu đều dẫn đến sự không tuân thủ thuế ở mức độ khác nhau[7].

Ngồi ra việc khơng tn thủ thuế của người nộp thuế tại nước ta quy định ở các văn bản pháp lý theo Luật định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn liên quan và được quy định tổng quát ở thời điểm hiện tại căn cứ vào Điều 7 của Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản Lý Thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế như sau:

- Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

- Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

- Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

- Chấp hành chế độ kế tốn, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

- Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

- Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho ngươi mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh tốn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thơng tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

- Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

Như vậy có thể hiểu: Tuân thủ thuế của người nộp thuế là việc người nộp thuế

tự giác chấp hành và thực hiện đầy đủ, chính xác và kịp thời nghĩa vụ về thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và tuân thủ các yêu cầu khác về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Về phân loại, người ta thường chia người nộp thuế thành nhiều nhóm dựa trên

nhiều cách, có thể kể đến các cách như sau:

- Phân loại người nộp thuế tính chất tuân thủ:

(1) Nhóm tn thủ hành chính. (2) Tn thủ kỷ luật.

- Phân loại theo nội dung tuân thủ thuế:

(1) Tuân thủ trong việc đăng ký thuế.

(2) Tuân thủ trong việc nộp hồ sơ kê khai thuế.

(3) Tuân thủ trong việc báo cáo thơng tin đầy đủ và chính xác. (4) Tn thủ trong việc nộp thuế.

Nếu người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng một trong các tiêu chuẩn trên thì người nộp thuế đó được xem như là khơng tn thủ thuế. Có 03 hình thức khác nhau vềkhông tuân thủ thuế như sau[10]:

(1) Không nộp tờ khai thuế thuộc bất kỳ loại nào.

(2) Không kê khai thu nhập nhận được trên tờ khai thuế.

(3) Giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng những khoản miễn giảm, loại trừ, hay khấu trừ.

ứng với mức độ tuân thủ như sau: (1) Nhóm sẵn sàng tuân thủ

(2) Nhóm cố gắng tn thủ nhưng khơng phải lúc nào cũng thành cơng (3) Nhóm khơng muốn tn thủ nhưng sẽ tn thủ nếu cơ quan thuế quan tâm (4) Nhóm quyết khơng tn thủ

Tổng qt, khơng tn thủ thuế có những biểu hiện cơ bản sau đây: (1) Chậm nộp hoặc không nộp tờ khai thuế

(2) Khai thu nhập khơng chính xác (3) Khái khống các khoản được giảm trừ (4) Không nộp thuế đầy đủ và đúng hạn

1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá tính tn thủ thuế của người nộp thuế.

Cơng tác quản lý thuế hiện nay đối với Việt nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung phải đứng trước nhiều thách thức khác nhau. Một trong những thách thức đó là sự đa dạng hành vi tuân thủ thuế trong khi nguồn nhân lực cho quản lý thu thuế có giới hạn. Sự phức tạp về hành vi tuân thủ thuế ngày càng tăng và khó nắm bắt đã gây ra cho cơ quan thuế khơng ít áp lực trong kiểm tra và xử lý cũng như hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo số thu ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản lý đất nước trong một xã hội ngày càng phát triển như hiện nay. Chính vì vậy, tn thủ thuế đã trở thành một chủ đề nghiên cứu quan trọng. Việc tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ đã giúp làm sáng tỏ hành vi của người nộp thuế, từ đó hồn thiện cơng tác quản lý thuế, giúp giải quyết bài tốn khó trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan thuế. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, cơ quan thuế cần phải phân định, phân chia người nộp thế và đánh giá hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế theo các cấp độ tuân thủ , khi đó mới có biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp và hiệu quả, từ đó giảm thiểu tối đa các hành vi trốn thuế, tránh thuế và không tuân thủ thuế, đảm bảo nguồn thu tài chính cho Quốc gia. Ngồi ra, việc đánh giá hành vi tuân thủ thuế nói chung và tuân thủ thuế thu nhập cá nhân nói riêng giúp cơ quan Thuế tối ưu hóa chi phí quản lý,

chi phí thanh tra kiểm tra cũng như phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, tránh lãng phí.

Hơn nữa, đánh giá tốt hành vi tn thủ thuế TNCN, cịn giúp tìm ra những yếu tố, nguyên nhân tương tự ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của các sắc thuế khác, hạn chế gây thất thoát số thu vào ngân sách Nhà nước, từ đó có những biện pháp cải thiện phù hợp hơn, hiệu quả hơn, góp phần ổn định nguồn ngân sách.

Một phần của tài liệu Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)