Kết quả khảo sát về cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc dùng trong chiến đấu (Trang 120)

TT

Nội dung phương thức cung ứng

Ý kiến đóng góp (n=50)

Cục Y tế K20 Y tế trực thuộc K20 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Thuốc thông thường 5 10,0 34 68,0 11 22,0

2 Trang thiết bị y tế 44 88,0 4 8,0 2 4,0

3 Dụng cụ y tế 4 8,0 40 80,0 6 12,0

4 Hóa chất, vật tư tiêu hao 10 20,0 36 72,0 4 8,0

Kết quả khảo sát về cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế như sau:

Cục Y tế: đảm bảo 10 - 20 % thuốc và hóa chất vật tư tiêu hao; 88% trang thiết bị y tế..

K20: đảm bảo 68- 72% thuốc hóa chất vật tư tiêu hao; 10% trang thiết bị y tế.

Các đầu mối thuộc K20: đảm bảo 8-22% thuốc, hóa chất và vật tư tiêu hao, 12% dụng cụ y tế.

+ Tồn trữ cơ số:

Bảng 3.29. Kết quả khảo sát về tồn trữ cơ số thuốc chiến đấu

Cơ số

Cục Y tế K20 Y tế trực thuộc K20 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Cơ số KB 37 74,0 9 18,0 4 8,0 Cơ số KC 25 50,0 19 38,0 6 12,0 Cơ số KN 25 50,0 19 38,0 6 12,0

Kết quả xin ý kiến về tỷ lệ tồn trữ cơ số cho thấy: Cơ số dự trữ tại Cục Y tế 50 - 74 %; Dự trữ tại K20 là 38 - 50%: Dự trữ tại Trung đoàn, Tiểu đoàn8 -12%. Như vậy cơ số dự trữ chủ yếu vẫn là ở Cục y tế.

+ Công tác phân phối

- Phân phối ngân sách: Có 33 ý kiến, chiếm tỷ lệ 66% đề xuất phân cấp 30 -100% ngân sách cho K20;13 ý kiến, chiếm tỷ lệ 26% đề xuất phân cấp từ 10 -30% ngân sách.

- Phân phối vật tư y tế: 100% ý kiến đề nghị K20 đảm bảo 70 - 100%vật tư y tế.

Kết quả khảo sát cho thấy Bộ Công an cần phân cấp tối đa ngân sách và vật tư y tế trong tiêu chuẩn, định mức để K20 chủ động nguồn vật tư y tế phục vụ công tác và chiến đấu.

Bảng 3.30. Kết quả đánh giá về phương thức đảm bảo vật tư y tế của chuyên gia

Nội dung xin ý kiến Số người (n=25)

Kết quả

Đồng ý Không đồng ý Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Mô hình tổng quát:

2. Nội dung phương thức:

- Công tác kế hoạch. - Công tác tổ chức cung

ứng, sản xuất tạo nguồn. - Công tác quản lý tồn trữ. - Công tác phân phối. - Quản lý sủ dụng. 25 25 25 25 25 25 25 25 25 24 25 25 100 100 100 96 100 100 - - - 1 - - - - - - 4 - -

+ Mô hình tổng quát phương thức đảm bảo vật tư y tế K20: 100% ý kiến chuyên gia đều nhất trí như mô hình đề xuất và cho rằng phương thức đảm bảo vật tư y tế phù hợp với phương thức đảm bảo hậu cần, kỹ thuật của Bộ Công an cho Cảnh sát cơ động hiện nay.

+ Nội dung phương thức:

- Công tác kế hoạch, công tác tổ chức cung ứng, sản xuất tạo nguồn, công tác phân phối, sử dụng: 25/25 ý kiến (100%) đồng ý như dự thảo.

- Công tác quản lý tồn trữ:24/25 ý kiến (96,0%) đồng ý như dự thảo, có 1 ý kiến (4,0%) đề nghị dự trữ cơ số ở Cục Y tế là 10%, K20 (20%), Trung đoàn (20%), Tiểu đoàn (50%).

Trên cơ sở đề xuất xây dựng mơ hình, khảo sát xin ý kiến cán bộ y tế và chuyên gia cơ bản đều nhất trí mơ hình đề xuất phương thức đảm bảo vật tư y tế cho K20. Phương thức đảm bảo vật tư y tế cho K20 vừa đảm bảo hoạt động cho công tác y tế thường xuyên, vừa đảm bảo cho sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, có sự kết hợp đảm bảo bằng tiền và bằng hiện vật.

Phương thức đề xuất đảm bảo vật tư y tế cho K20 hoàn toàn phù hợp với phương thức đảm bảo hậu cần Công an trong cơ chế thị trường hiện nay.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG MƠ HÌNH BỆNH TẬT VÀ CƠNG TÁC ĐẢM BẢO VẬT TƯ Y TẾ CỦA K20 (2006-2010)

4.1.1. Mơ hình bệnh tật, tỷ lệ thương binh, bệnh binh trong chiến đấu

* Mơ hình bệnh tật:

Nghiên cứu mơ hình bệnh tật của K20 trong 5 năm (2006-2010) cho thấy nhóm bệnh cấp tính không do chấn thương chiếm tỷ lệ cao nhất 37,41%, nhóm bệnh lây nhiễm 25,5%, nhóm bệnh do chấn thương chiếm tỷ lệ 19,15%. So với trong lực lượng Công annăm 2010 nhóm bệnh lây nhiễm 17,7%, nhóm bệnh do chấn thương chiếm tỷ lệ 9,21% [70], và theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế thì trongnăm 2010 nhóm bệnh lây nhiễm: 19,8%, nhóm bệnh do chấn thương chiếm tỷ lệ 8,6% [40]. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh lây nhiễm, chấn thương của K20 cao hơn trong cộng đồng và lực lượng Công an. K20 là đơn vị lực lượng vũ trang cơ đợng, trực tiếp chiến đấu, địi hỏi y tế đơn vị K20 cần làm tốt hơn công tác y tế dự phòng và nâng cao kỹ thuật cấp cứu chấn thương nhằm giảm thiểu thương tật cho thương binh.

* Tỉ lệ thương binh:

+ Trong các hình thức chiến đấu, tỷ lệ thương binh trong các cuộc chớng bạo loạn, biểu tình, gây rối chiếm tỷ lệ 4,83%. Tỷ lệ và số lượng thương binh trước trận đánh rất khó xác định, thường tỷ lệ không lớn, cơ cấu vết thương không phức tạp, nhưng điều kiện tiến hành cứu chữa, vận chuyển rất khó khăn, đặc biệt là cấp cứu tại chỗ và vận chuyển thương binh ra khỏi khu vực bạo loạn. Tại cuộc chống bạo loạn Tây Ngun, tháng 2/2001 có 2 Tiểu đồn cơ động tham gia tại Gia lai và Đắc Lắc đã có 29 Cảnh sát cơ động bị thương, trong đó ở Gia Lai có 23 chiến sỹ bị thương, số bị thương nặng được đưa đến Bệnh viện 211 Quân đội, số bị thương nhẹ đưa về điều trị tại Bệnh xá cơng an

tỉnh Gia Lai. Tiểu đồn tại Đắc lắc có 06 chiến sỹ bị thương được đưa vào Bệnh xá Cơng an tỉnh điều trị, khơng có chiến sỹ hy sinh [19], [67].

+ Trong tấn công tội phạm có tổ chức, có vũ trang tỷ lệ CBCS bị thương là 1,83%. Theo số liệu thu thập, báo cáo tại Chun án sớ 29 diễn ra năm 2010, có 02 Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động và các lực lượng Cơng an tỉnh, huyện tham gia truy bắt nhóm đối tượng, chúng đã dùng súng tiểu liên AK và hơn 500 quần chúng nhân dân là thân nhân, họ hàng, gia tộc, tấn công lực lượng vây bắt. Trong Chuyên án 29 đã có 11 cán bộ chiến sỹ bị thương và hy sinh [56].

+ Trong hành quân, luyện tập, lao động,lực lượng Cảnh sát cơ động vẫn có hàng trăm CBCS bị chấn thương. Theo số liệu điều tra công tác khám chữa bệnh tại K20 trong năm 2010, tổng số 7278 CBCS đến cơ sở y tế khám bệnh có 104 CBCS bị chấn thương do luyện tập, hành quân chiếm tỷ lệ: 1,43%

So sánh với Quân đội, qua tổng kết công tác quân y trong kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam cho thấy:

+ Tình hình thương binh trong chiến dịch: tỷ lệ thương binh trung bình: 11,46%. + Tình hình thương binh trong các hình thức chiến đấu (tính theo phần trăm qn số/trận đánh): Vận động tập kích: 7,86%; Vận động tiến cơng: 10,23%; Vận động tiến công kết hợp chốt: 9,04%; Đánh địch có cơng sự vững chắc: 25,56%.

Ngồi ra cịn có nhiều thương binh ngoài chiến đấu, do tai nạn lao động, luyện tập, hành quân…chiếm tỷ lệ đáng kể [83], [84], [85], [88].

Như vậy so với Quân đội, tỷ lệ thương binh trong các hình thức chiến đấu của Cảnh sát cơ động thường thấp hơn.

* Tỷ lệ thương binh theo mức độ tổn thương:

+ Tỷ lệ thương binh theo mức độ tổn thương thì thương binh nặng: 7,5%, vừa 12,5%, nhẹ 80,0%.

So sánh với tổng kết công tác quân y tại chiến trường miền Nam,tỷ lệ thương binh theo mức độ tổn thương trong Quân đội cho thấy: thương binh nặng 15,34%, vừa 29,38%, nhẹ 55,28%, như vậy khi Công an bị đối phương tấn công thì mức độ tổn thương thường thấp hơn quân đội.

+ Cơ cấu vết thương theo bộ phận bị thương:

- Vết thương phần mềm 34,87%; Gãy xương chi dưới 28,53%; Gãy xương chi trên 19,02%; Chấn thương ngực bụng 10,80%; Đầu mặt cổ 6,62%; Chấn thương sọ não 6,34%.

- So với Quân đội tỷ lệ theo bộ phận bị thương như sau: Đầu - Mặt - Cổ 19,42%; Ngực lưng 13,20%; Bụng chậu 8,13% (Ngực bụng 21,33%); Chi trên 26,99%; Chi dưới 32,26%; Vết thương phần mềm là 65,23% cho thấy trong Công an và Quân đội bộ phận bị thương nhiều nhất là phần mềm (34,87/65,23) và chi dưới (28,53/32,26) [88].

- Theo nghiên cứu tại trung tâm y tế quân đội Walter Reed khảo sát trên những người lính chiến đấu cho thấy 10% trong tổng số người lính bị chấn thương sọ não nhẹ. Trong cuộc chiến tranh Việt nam các trường hợp tử vong ở chiến trường, 40% đều bị các vết thương ở đầu và cổ, thương binh còn sống có khoảng 11% trường hợp các vết thương ở đầu và cổ [117].

+ Về tác nhân gây thương tích, tùy thuộc vào vũ khí mà địch sử dụng. Nếu đối phương sử dụng vũ khí nóng gây sát thương cao như: súng CKC, AK, súng tự chế như súng ghém, súng kíp thì tỷ lệ bị thương và hy sinh cao (7/11 đồng chí) chiếm tỷ lệ 63,6%, trong đó hy sinh (3/11 đồng chí) chiếm tỷ lệ 27,3 %. Nếu đối phương sử dụng vũ khí thô như: gậy tầm vông, dao, mã tấu, gạch, đá tấn cơng thì tỷ lệ bị thương chiếm 36,4% trong tổng số bị thương. Thương tích chủ yếu là chấn thương và vết thương phần mềm thường xảy ra đối với các cuộc truy quét tội phạm có liên quan đến họ hàng thân tộc tham gia, bởi vì thường các cuộc bạo loạn, biểu tình, lực lượng tham gia với số lượng lớn, không sử dụng vũ khí nóng mà chỉ dùng vũ khí thô sơ điều này

giải thích cho lý do vì sao tỷ lệ thương binh trong các cuộc bạo loạn cao hơn các vụ tấn công tội phạm [56], [67].

- Theo tổng kết cơng tác qn y trong kháng chiến chống Mỹ thì vũ khí sát thương do đạn thẳng chiếm 10,59%; Pháo 35,18%; Bom 22,92%; Mìn- Lựu đạn 4,01%; Mảnh 23,14%; Khác 4,16%. Vũ khí sát thương trong chiến tranh chủ yếu là mảnh đạn, bom, mìn [83].

- Theo J. Peral trận đánh bom khủng bố 11/3/2004 tại Madrit tử vong tại chỗ 177 người và bị thương trên 2000 người, trong số 243 bệnh nhân nhập viện thì có 41% bị thủng màng nhĩ, chấn thương ngực chiếm 40%; Vết thương do mảnh chiếm 36%: Gãy xương chiếm 18%; Bỏng độ 1 và 2 chiếm 18%; Tổn thương mắt chiếm 18%; Chấn thương đầu chiếm 12%; Chấn thương vùng bụng chiếm 5,0% [118], [119].

Trong Cơng an thì vũ khí sát thương đối với vũ khí nóng thường là súng AK, CKC, súng săn, súng bắn đạn hoa cải, súng phun xăng…ngoài ra trong các c̣c biểu tình và bạo loạn hiện nay đối tượng thường dùng vũ khí thơ sơ như gậy, giáo mác, gậy tầm vông, phương tiện giao thông để tấn công lại Cảnh sát [82], [85], [88].

Như vậy, vũ khí đối phương sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đối với tỷ lệ thương binh và cơ cấu vết thương, khi khủng bớ xảy ra với vũ khí thơng thường thì đánh bom khủng bố là tác nhân gây tỷ lệ thương vong cao [125].

Nghiên cứu mơ hình bệnh tật, tỷ lệ thương binh, cơ cấu vết thương của K20 là cơ sở khoa học để xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế và các cơ số thuốc chiến đấu cho phù hợp với thực tế hiện nay.

4.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực và trình độ chuyên môn y tế

* Về cơ sở vật chất:

Bệnh xá K20 được xây dựng tại địa điểm trung tâm Bộ Tư lệnh nằm ở Xã Phú Diễn, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, diện tích xây dựng 500m2, diện tích sàn 350m2, bệnh xá có diện tích phòng khám bệnh 16m2, phòng tiểu

phẫu 16m2, phòng thay băng, phòng xétnghiệm, phòng X-quang, 3 buồng bệnh 32 m2, kho dược 32m2 và đầy đủ các phòng hành chính, phòng ăn, kho đồ vải, phòng vệ sinh. Bệnh xá K20 cơ bản đảm bảo đủ diện tích cho khám bệnh, điều trị, cấp cứu thông thường.

* Nhân lực và trình độ chuyên môn:

Nhân lực y tế của K20 gồm có 60 cán bộ y tế được phân bổ ở bệnh xá 3 Bác sỹ, 3 Y sỹ, 3 điều dưỡng, 2 dược sỹ trung học, còn lại điều động xuống các Trung đoàn cơ động, Tiểu đoàn đặc nhiệm. Theo chỉ tiêu ấn định biên chế 01 cán bợ y tế trên 1 gường bệnh thì bệnh xá K20 cịn thiếu biên chế y tế cần được bở sung.

Việc điều động cán bộ y tế cho các đơn vị trực tḥc cịn thiếu so với chỉ tiêu biên chế, các Trung đoàn E21, E25 và Tiểu đồn đặc nhiệm ĐN3 chưa có bác sỹ vì vậy cácđơn vị này khơng thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đột xuất cũng như tác chiến độc lập.

* Về thực trạng trang thiết bị y tế của K20:

Thực trạng TTBYT của K20 bước đầu đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho CBCS trong hồn cảnh ít biến động, các chấn thương mà CBCS gặp phải ít nghiêm trọng, trang thiết bị y tế cấp cứu, khám bệnh tại bệnh xá năm 2006 có 20 khoản, đến năm 2010 có 29 khoản, đạt 50% so với định mức yêu cầu cơ bản của bệnh xá công an tỉnh. Theo danh mục trang thiết bị y tế cơ bản xây dựng thì bệnh xá cịn thiếu một số trang thiết bị cơ bản quan trọng trong chăm sóc chấn thương thiết yếu như: Bộ trung phẫu, Máy sinh hóa huyết học, Máy gây mê kèm thở và một số thiết bị khác như túi đựng oxy, thiết bị cấp cứu đường thở, máy sốc điện, nẹp cố định chấn thương, vòng cố định cột sống cổ….Một số thiết bị cũng cần được nghiên cứu bổ sung thêm về số lượng như Bàn tiểu phẫu, Bộ cấp cứu xách tay, cáng thương dự trữ khi cần đưa ra sử dụng được ngay. Trang thiết bị y tế đến năm 2012 đơn vị đã được trang bị tới

41 danh mục cho thấy thiết bị tương đối đầy đủ hơn để phục vụ cho công tác khám và điều trị tại K20 [21].

Để đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng với các tình huống bạo loạn, biểu tình qui mơ lớn thì cần có nghiên cứu trang bị bổ sung và chuẩn hóa TTBYT đảm bảo CBCS được chăm sóc tốt nhất về y tế khi đi chiến đấu.

* Danh mục thuốc sử dụng của K20:

Với danh mục thuốc áp dụng theo qui định của Bộ Y tế thì thuốc sử dụng tại bệnh xá K20 hiện có16 nhóm th́c với 87 thuốc chưa đáp ứng được nhiệm vụ chiến đấu đặt ra cho K20. Về cơ bản đơn vị đã cung ứng thuốc dựa trên cơ sở DMTTY, DMTCY sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế, cũng như dựa trên mơ hình bệnh tật của CBCS (do đặc thù cơng việc nhóm bệnh cấp tính do chấn thương và khơng do chấn thương chiếm tỷ lệ 56,56%), chỉ tiêu kinh phí và điều kiện cung ứng thuốc. Nghiên cứu cho thấy cần cung ứng thuốc theo danh mục xây dựng cho K20 và tiếp tục nghiên cứu bổ sung các thuốc, cơ số thuốc chiến đấu đáp ứng cơng tác phịng chống khủng bố, bạo loạn trong tương lai.

Danh mục thuốc sử dụng tại các Trung đoàn, Tiểu đoàn, Trung tâm huấn lụn có 54 th́c, chủ ́u là th́c thơng thường, kháng sinh, vitamin, hạ sốt, chống viêm, chống dị ứng chưa đáp ứng yêu cầu điều trị và nội dung cứu chữa cho đơn vị vũ trang, cơ động.

Nghiên cứu thực trạng công tác đảm bảo vật tư y tế của K20 trong 5 năm qua cho thấy đơn vị thực hiện phương thức đảm bảo vật tư y tế có sự kết hợp đảm bảo bằng tiền và đảm bảo bằng hiện vật. Đây là cơ sở để nghiên cứu và đề xuất phương thức đảm bảo vật tư y tế cho K20 phục vụ công tác và chiến

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc dùng trong chiến đấu (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w