Giải pháp phòng ngừa tổng thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát tán phóng xạ làm biến đổi môi trường do hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai. (Trang 126 - 128)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất giải pháp phịng ngừa ảnh hưởng có hại của mơi trường phóng xạ do

4.3.1. Giải pháp phòng ngừa tổng thể

1. Chuyển giao kết quả điều tra cho chính quyền địa phương các cấp: Để các biện pháp phòng ngừa đạt hiệu quả cao cần tiến hành chuyển giao kết quả điều tra chi tiết về mức độ an tồn phóng xạ của vùng nghiên cứu. Đây là tài liệu để chính quyền xã, huyện, khu mỏ nắm bắt được để quản lý mọi hoạt động kinh tế xã hội liên quan trong vùng mà đặc biệt một số vùng có nguy cơ về mức độ ơ nhiễm phóng xạ.

2. Tun truyền, nâng cao dân trí về an tồn bức xạ: Các cơ quan ban ngành liên quan, các cấp chính quyền, các đồn thể và cơ quan tuyên truyền để nâng cao dân trí, hiểu biết rộng rãi về an tồn bức xạ cũng như hiện trạng mơi trường trong khu vực cho nhân dân đang sống trong vùng. Đặc biệt truyền đạt tác động sinh học của các tia bức xạ phát sinh từ các chất phóng xạ Urani.

Cung cấp đầy đủ thơng tin cho những người sử dụng tài nguyên trong vùng. Đặc biệt là thông tin về số lượng và chất lượng: tài ngun khống sản, các khống sản có chứa phóng xạ… Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về các nguồn tài nguyên và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

3. Thực hiện công tác đánh giá ảnh hưởng môi trường đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Thực hiện báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm là cơ sở để phát

hiện những bất cập trong sử dụng tài nguyên từ đó phát hiện được xung đột giữa các nhóm trong khai thác, sử dụng các loại tài nguyên khoáng sản trong vùng.

4. Quy hoạch dân cư: Các cấp, các ngành địa phương cần có quy hoạch chi tiết, tổng thể cho từng nơi, cần hướng dẫn nhân dân không làm nhà trên nền khu mở và các khu vực khơng an tồn phóng xạ và những vùng kiểm sốt phóng xạ. Nhà ở xây dựng cần thống gió, khơng nên dùng đá granit làm vật liệu xây dựng. Không dùng cát san lấp và cát xây dựng ở khu vực ơ nhiễm phóng xạ. Những vùng có dân định cư ở khu vực ơ nhiễm phóng xạ cần được khám bệnh và theo dõi định kỳ.

5. Sử dụng nguồn nước: Dân cư trong khu vực hiện đang sử dụng nước tại chỗ như nước suối, nước ngầm ngần, nước giếng khơi và nước máy các khu vực có ơ nhiễm phóng xạ. Cần sử dụng những bể nổi chứa nước, lọc nước trước khi sử dụng. Không sử dụng nước, trồng cây lương thực, nuôi trồng thủy sản ở một số khu vực có tổng hoạt độ α, β vượt quá giới hạn cho phép.

6. Sản xuất nơng nghiệp: Tại các khu vực ơ nhiễm phóng xạ, khơng nên trồng cây lương thực, chăn nuôi gia cầm, gia súc. Các khu vực này cần được quy hoạch trồng rừng phịng hộ hoặc các loại cây cơng nghiệp giấy trong khi mỏ chưa được khai thác và sử dụng. Đồng thời phải khoanh vùng cắm biển báo khu vực có chứa thân quặng phóng xạ và diện tích ơ nhiễm phóng xạ trong vùng.

7. Vấn đề khai thác, chế biến khoáng sản: Hoạt động của việc khai thác khoáng sản đã mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế và xã hội cho Nhà nước và địa phương. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác và chế biến đã gây ra những tác động về mơi trường như: ơ nhiễm đất, nước, khơng khí. Ngồi ra, cịn ảnh hưởng tới mơi trường sinh thái và cảnh quan trong khu vực làm giảm năng suất và đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật trong vùng (nông nghiệp, ngư nghiệp, tài nguyên du lịch …). Song các tác nhân gây ơ nhiễm có thể giảm thiểu bẳng biện pháp tích cực như:

- Khai thác đồng bộ, kế hoạch theo đúng quy trình đã phê duyệt, khai thác đến đâu hồn trả mơi sinh đến đó.

- Đổi mới cơng nghệ và thiết bị, dần dần từng bước tự động hóa những khâu thiết yếu (như khâu tuyển chứa nhiều bụi khu có chứa phóng xạ cao).

- Có chế độ bảo hiểm cho cơng nhân và bảo hộ an toàn lao động. Trang bị đầy đủ các điều kiện bảo hộ lao động và an tồn lao động.

- Để đảm bảo mơi trường xung quanh, các khu vực có khả năng gây ơ nhiễm phải trồng cây xanh ngăn bụi, xây tường, phun nước định kỳ dạng sương mù, các chất thải được chôn cất theo đúng quy trình quy phạm về pháp lệnh an tồn bức xạ.

- Các loại nước thải phải lưu giữ trong hồ hoàn toàn và xử lý theo đúng quy định của luật bảo vệ nguồn nước.

- Có chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý môi trường của Sở, Trung Ương về những tác động môi trường xảy ra trong khu khai thác và chế biến.

- Hàng năm cần mở những lớp tập huấn về chuyên môn cho cán bộ phụ trách về an tồn lao động và ơ nhiễm mơi trường.

- Trong trường hợp đột xuất hiện những bệnh tật, nghề nghiệp, nhiễm độc (ung thư, bụi phổi…) cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát tán phóng xạ làm biến đổi môi trường do hoạt động khai thác, chế biến quặng đồng mỏ Sin Quyền, tỉnh Lào Cai. (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w