Nội dung chính sách giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 31)

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo và gần đây nhất ngày 19/11/2015. Qua đây có thể khẳng định giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Mục tiêu cụ thể cần đạt được: thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2% trên năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4% trên năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nơng thơn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách để thực hiện các mục tiêu trên. Các chính sách giảm nghèo bền vững cụ thể như sau.

1.2.1. Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tín dụng và thích ứng với tình hình mới Chính phủ đã ra Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội. Việc

đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên phạm vi cả nước. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội khơng vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Nhà nước huy động nguồn lực tài chính để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. Người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn khơng phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí khi làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.

1.2.2. Chính sách, đào tạo nghề giải quyết việc làm

Xuất phát từ đặc điểm người nghèo phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn, chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp. Do nhiều ngun nhân nên tình trạng thiếu việc làm ở nơng thôn là khá phổ biến. Mặt khác trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật ni cũng chưa cao do trình độ tay nghề, kỹ thuật canh tác của người nơng dân cịn yếu kém, lạc hậu. Từ thực tế đó, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết, là một yêu cầu đặt ra cấp bách.

Để giải quyết yêu cầu đặt ra trên đây, Chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Đối tượng của đề án này là: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu

nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (hộ cận nghèo) người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Vậy nên cần phải tập trung vào công tác đào tạo nghề để họ được nâng cao trình độ mọi mặt trong việc hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế và thốt nghèo.

1.2.3. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở

Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn Chính phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiêu số nghèo, đời sống khó khăn[38]. Theo tinh thần của Quyết định này, nhà nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, sớm thốt nghèo.

Đối tượng của chính sách: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương, hộ nghèo sinh sống bằng nghề nơng, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt.

1.2.4. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo

Những đối tượng nghèo cần được sự hỗ trợ về y tế đã được quy định cụ thể trong luật bảo hiểm y tế; theo đó “Người thuộc hộ gia đình nghèo, người

dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (khoản 14 - Điều

12 - Luật BHYT). Theo Luật này, đối với người thuộc gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số được Quỹ bảo hiểm y tế thanh tốn 95% chi phí khám, chữa bệnh, và gần đây được nâng lên 100% trong phạm vi được hưởng. Tiếp tục mở rộng đối tượng hỗ trợ y tế, Chính phủ cịn có chính sách hỗ trợ y tế cho hộ cận nghèo lúc đầu bằng 50% sau lên 70%, và nay là 100% phí bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo.

tuyến cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ ban đầu. Bảo đảm tài chính để hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua điều chỉnh, phân bổ ngân sách y tế; điều tiết và điều chỉnh các mức thu viện phí giữa người giàu, người có khả năng về kinh tế, người nghèo. Huy động cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ bảo trợ người nghèo, bữa ăn nhân đạo, khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến khích các đội y tế lưu động phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xác định trách nhiệm của người nghèo trong phòng bệnh, tự chăm lo sức khoẻ và chia sẻ một phầnkinh phí trong khám chữa bệnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)