RA các biện PHáP PHòng cHống cHáy xE Hiệu quả, tA PHả

Một phần của tài liệu Tạp chí AutoNet số 52 năm 2012 (Trang 100 - 102)

cHống cHáy xE Hiệu quả, tA PHải tìm Hiểu nguyên nHân gây cHáy

Ai cũng biết muốn cháy được phải hội đủ 3 yếu tố: Chất cháy, oxy của khơng khí và nguồn nhiệt hoặc tia lửa điện. Thiếu 1 trong 3 yếu tố này, sự cháy không thể xảy ra. Ví dụ, nếu bạn đưa được bật lửa vào bên trong bình xăng và bật thì cũng khơng thể cháy được vì ở đó tịan hơi

xăng mà khơng có oxy. Khơng khí có mặt khắp nơi, đặc biệt là ở các vùng nhạy cảm với cháy như động cơ, cốp xe, nên ta sẽ không cần bàn về tác động của nó. Như vậy, chỉ cịn 2 yếu tố chất cháy và nguồn nhiệt là đối tượng liên quan mà thôi.

Về chất cháy, chất cháy không chỉ đơn thuần là nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel. Dầu bôi trơn động cơ, dầu trợ lực lái, nhớt hộp số tự động đều có thể cháy tốt nếu bị nóng quá khiến chúng bốc hơi và rị rỉ ra ngồi. Năm 1992, ở TP Hồ Chí Minh đã từng xảy ra một vụ cháy ôtô do đường ống dẫn dầu từ bơm trợ lực xuống thước lái bị rò. Bản thân người viết bài này cũng bị cháy hết tóc trước trán khi rút bộ chia điện (delco) ra khỏi động cơ để cân lửa mà qn tắt chìa khóa. Hơi nhớt từ động cơ đang nóng thốt ra ở lỗ cắm bộ chia điện đã bốc cháy vì gặp tia lửa điện do dịng điện qua bơ bin bị ngắt ở nơi tiếp xúc.

Vật liệu dễ cháy đưa từ bên ngồi vào như rác, túi ny lơng, rơm rạ cũng là nguồn cháy khá tốt nếu nó tiếp xúc với các vùng có nhiệt độ cao của

động cơ như pơ xe. Các thứ vừa nêu có thể do chuột tha vào xe làm tổ hoặc vướng vào xe khi xe chạy trên đường. Đôi khi người sử dụng xe vơ tình bỏ quẹt ga hoặc nước hoa trong cốp đựng đồ xe gắn máy, thậm chí, bỏ cả rượu vào, nhất là các xe tay ga cũng dẫn đến cháy xe vì các hãng sản xuất cố tình “quên” lắp tấm cách nhiệt giữa động cơ và cốp xe nên nhiệt độ bên trong cốp có thể lên đến 60OC, dẫn đến rò gas trong bật quẹt hoặc cồn trong nước hoa gây cháy. Việc ôtô và xe máy ngày nay dùng nhiều bộ phận làm bằng nhựa hoặc cao su cũng là yếu tố góp phần làm tăng số vụ cháy xe. Các chất nhựa và cao su chỉ cần tiếp xúc với nguồn nhiệt xuất phát từ động cơ hoặc dây điện đang nóng (vì ngắn mạch chẳng hạn) sẽ cháy dễ dàng.

Chuột cũng góp phần làm rò xăng nếu chúng cắn ống xăng. Ống xăng được chế tạo từ cao su là thứ mà chuột ưa gặm. Điều kiện khí hậu nước ta với nhiệt độ và độ ẩm cao khiến các ống cao su bị lão hóa nhanh chóng góp phần tăng sự cố

rò nhiên liệu. Đặc biệt, khi các chi tiết bằng vật liệu phi kim loại nằm trên đường nhiên liệu đi qua (ống hoặc phớt) tiếp xúc với xăng bị pha methanol hoặc acetone sẽ làm trương nở, dẫn đế rò rỉ nhiên liệu. Cần lưu ý rằng một số garage hiện nay dùng hỗn hợp làm sạch kim phun bao gồm acetone, ketone và toluene cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp làm hư ống dẫn hoặc phớt làm kín.

Hiện nay, đa số các ơtơ và cả xe gắn máy đều sử dụng công nghệ phun xăng điện tử với việc cung cấp xăng từ bơm xăng đặt trong thùng đến kim phun với áp lực cao (3 kg/cm2). Với hệ thống phun dầu điện tử (common rail injection) áp suất dầu diesel đưa đến kim phun qua ống phân phối cũng lên đến hơn 2000 bar. Chính vì vậy, nguy cơ rị nhiên liệu rất cao. Hệ thống thu hồi hơi xăng qua bầu than (charcoal canister) mặc dù áp suất khá thấp nhưng cũng là nguyên nhân gây cháy nếu bị sút ống. Rất nhiều trường hợp cháy xe liên quan đến kỹ năng và thái độ của thợ sửa xe.

Sau một thời gian làm việc, đa số các phớt làm kín (O-ring) phía trên kim thường bị chai cứng hoặc trầy xướt khi tháo kim phun. Trên lọc xăng và các đầu nối ống dẫn nhiên liệu với điều áp hoặc bộ giảm chấn (damper) thường có các vịng đệm kín làm bằng đồng. Vì vậy, phải thay thế các vịng đệm hoặc phớt nêu trên mỗi khi tháo lắp. Một số trường hợp cháy xe liên quan đến rò xăng do thợ quên siết vòng kẹp ống dẫn,

quên vòng đệm hoặc sử dụng các chi tiếp bằng cao su trôi nổi không đảm bảo chất lượng trên thị trường.

Trước năm 2000 hệ thống phun xăng và phun dầu điện tử có 2 đường nhiên liệu: đường cung cấp (áp suất cao) và đường hồi (áp suất thấp). Sau năm 2000, đa số các xe đưa bộ điều áp từ động cơ về thùng chứa nhiên liệu nên chỉ còn 1 ống. Mặc dù ống hồi (return hose) có áp lực khá thấp nhưng năm 2004 đã có xe bị cháy do sứt ống hồi. Khơng kiểm tra rị xăng sau sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu hoặc đơn giản là quên đóng nắp thùng xăng cũng góp phần gây cháy.

Nguồn nhiệt gây cháy bao gồm các vùng của động cơ có nhiệt độ quá cao hoặc dây điện có dịng q lớn đi qua. Một số chuyên gia cho rằng các vụ cháy vừa qua liên quan một phần đến hệ thống làm mát động cơ. Tuy nhiên điều này khơng đúng vì nếu xảy ra quá nhiệt, động cơ sẽ bị bó cứng và bị tắt ngay lập tức. Trong thời gian qua, số liệu từ các công ty, dịch vụ sửa chữa ôtô - xe máy khơng ghi nhận tình trạng nêu trên. Vì vậy, nguồn nhiệt gây cháy của động cơ có thể xuất phát từ pơ xe. Thêm vào đó, nếu góc đánh lửa sớm bị sai (do sai sót trong bảo dưỡng, do cảm biến kích nổ báo sai, do dùng sai nhiên liệu…), nhất là khi đánh lửa quá trễ cũng làm pơ nóng đỏ vì nhiệt độ cao.

Nguồn nhiệt hoặc tia lửa điện có thể xuất phát

từ dây điện. Hệ thống điện ơtơ và xe máy cịn gọi là hệ thống điện một dây chung vì để giảm bớt một nửa số dây, người ta sử dụng thân (sườn) xe làm dây dẫn chung (còn gọi là mass) cho tất cả các phụ tải điện. Đa số các xe ngày nay sử dụng mass âm, có nghĩa là thân xe được nối với cọc âm của ắc quy. Chính vì vậy, các dây trong bối dây điện thường là dây được nối với dương nguồn. Khi dây điện bị mất vỏ cách điện (có thể do chuột cắn dây điện hoặc vỏ bọc dây bị lão hóa và bong ra, thường xảy ra đối với các xe châu Âu do khơng được nhiệt đới hóa) chạm vào sườn sẽ có 2 tình huống xảy ra: Nếu tiếp xúc liên tục, dòng điện sẽ tăng lên rất cao, có thể làm dây bốc cháy. Nhiều người cho rằng chập mạch điện là nguyên nhân chính gây ra cháy xe.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy vì khi thiết kế các hệ thống dây điện, do có nhiều nguy cơ chập mạch xuất phát từ hệ thống 1 dây chung nên các hệ thống điện đều được bảo vệ bởi 2 tầng cầu chì: Cầu chì tổng (fusible link) và cầu chì (fuse). Chính vì vậy, việc chập điện dẫn đến cháy dây ít khi xảy ra trừ trường hợp cầu chì bị thay thế không đúng chủng lọai hoặc bị quấn dây đồng khi bị đứt và xài tiếp! Một nguyên nhân nữa liên quan đến tình huống nêu trên là hiện nay trên thị trường có rất nhiều cầu chì giả với lõi khơng làm bằng chì mà được dập từ nhơm. Những xe thay thế nhầm loại cầu chì này chắc chắn sẽ bị cháy dây khi có sự cố đoản mạch.

Kiểm tra tổng thể dây điện, dò gỉ các đường ống dẫn nhiên liệu, dầu bôi trơn.

Nếu dây bị bong tiếp xúc với mass trong thời gian ngắn, dây điện sẽ không bị cháy nhưng tại điểm tiếp xúc sẽ xuất hiện tia lửa điện. Đây cũng là nguồn gây cháy. Một điểm nữa cần lưu ý là không phải tất cả các hệ thống điện trên ôtô xe máy đều được bảo vệ bởi cầu chì. Ví dụ, hệ thống khởi động (đề) do dòng quá lớn nên khơng có cầu chì bảo vệ. Thêm vào đó, motor khởi động và dây dẫn chỉ được thiết kế để họat động tối đa trong 30 giây. Rất nhiều người do không hiểu vấn đề này nên khi xe bị rị xăng dẫn đến chết máy đột ngột hoặc khó khởi động thường bật nút khởi động rất lâu. Hậu quả là cả dây điện dẫn đến motor và motor đề bị nóng đỏ khiến xe cháy là khơng tránh khỏi.

Một số xe máy, hệ thống cung cấp điện cũng khơng được bảo vệ bằng cầu chì nhất là đường dây từ máy phát đến cục sạc. Việc các thợ điện không chuyên chọn sai cỡ dây khi thay thế hoặc lắp thêm phụ tải điện (đèn sương mù, loa, hệ thống báo động …) mà không qua cầu chì cũng là những nguyên nhân khiến dây điện bị nóng dẫn đến cháy. Vấn đề cuối cùng mà chúng ta sẽ bàn đó là tĩnh điện. Tĩnh điện trong xe thường xuất

hiện khi các chi tiết phi kim loại cọ xát với nhau. Các chi tiết làm bằng nỉ, nhựa hoặc cao su đều gây ra tia lửa do tĩnh điện. Có nhiều người bị giật khi sờ vào ghế vì điện áp tĩnh điện sinh ra khá cao. Thỉnh thoảng, ta thấy điện phóng thành tia lửa trong động cơ dầu. Tia lửa do tĩnh điện xuất hiện ở động cơ diesel vì ma sát của dây cu-roa. Các tia lửa này nếu gặp xăng hoặc dầu rò rỉ sẽ gây cháy.

Một phần của tài liệu Tạp chí AutoNet số 52 năm 2012 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)