.7 Nguyên lý đo trở kháng ngực

Một phần của tài liệu LUAN AN-đã chuyển đổi (Trang 43)

Do đối tượng đo là các mơ sinh học, dịng điện I đưa vào cơ thể thường là dịng điện hình sin có tần số cao và có biên độ khơng đổi. Khi đó, điện áp U là một tín hiệu điều biên (AM – amplitude modulation) có cùng tần số với I và có đường bao thay đổi theo TEB. Vì vậy, để tính Z và tín hiệu ICG, mạch điện cần: (1) thu tín hiệu tần số cao từ điện cực, (2) khuếch đại đến độ lớn phù hợp (nếu cần), (3) giải điều chế AM để thu được một điện áp tần số thấp hơn, biến thiên theo TEB, và (4) lọc các can nhiễu rồi tính Z theo cơng thức (1.13). Để làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống ghi đo tại các chương tiếp theo, dải biên độ và dải tần số của các tín hiệu liên quan sẽ lần lượt được trình bày trong Mục 1.3.1.3 và Mục 1.3.1.4.

Điện cực đo

Phương pháp tim đồ trở kháng ngực sử dụng các điện cực để đưa dòng điện vào cũng như để lấy điện áp vùng ngực đầu ra. Việc sử dụng loại điện cực, số điện cực cũng như vị trí đặt đều ảnh hưởng đến kết quả đo tín hiệu ICG và tỉ số SNR. Hiện tại có một số cách đặt điện cực phổ biến như sau:

Sử dụng bốn điện cực dải: Cách đo sử dụng bốn điện cực dải là cách đo đầu tiên

do Kubicek [31] đưa ra. Cách đo gồm bốn điện cực dải quấn quanh vùng cổ và ngực. Cụ thể, hai điện cực ở ngồi cùng đóng vai trị đưa dòng điện vào ngực, hai điện cực phía trong dùng để lấy điện áp thu được ở đầu ra. Các điện cực được đặt ở cổ và dưới dạ dày. Khoảng cách giữa hai điện cực dòng điện và điện áp ở cổ và dưới dạ dày lần lượt là 3,2 và 6,4 cm. Nhìn chung, cách sử dụng bốn điện cực dải này gặp nhiễu nhiều và cũng không thuận tiện khi đo đạc. Hiện nay, cách đặt điện cực kiểu này ít được sử dụng.

Sử dụng bốn điện cực tròn: Đây là cách đo do Penney [32] đưa ra, gồm hai điện

cực trịn đặt ở phía sau cổ ở đốt sống C-7 và đi ngang về hai phía 6 cm. Hai điện cực cịn lại đặt ở dưới tim ở bề mặt ngực phía bên trái, một cái ở cuối khu nối liên sườn thứ 9 và cái còn lại ở đầu khu nối liên sườn thứ 10, khoảng cách giữa hai điện cực là 8 cm. Dòng điện được vào điện cực bên phải cổ và điện cực ở khu nối liên sườn thứ 9. Hai điện cực còn lại để lấy điện áp đầu ra. Phương pháp 4 điện cực tròn tốt hơn phương pháp 4 điện cực dải khi ít nhiễu hơn, tuy nhiên cả hai phương pháp đều không đo được trở kháng đều quanh vùng ngực. Phương pháp bốn điện cực dải thiên về trở kháng sau lưng trong khi phương pháp bốn điện cực tròn đo phần trở kháng bên trái ngực chính xác hơn bên phải.

Sử dụng tám điện cực tròn: Cách đo tám điện cực tròn do Bernstein [33] đưa ra.

Đúng hơn, cách đo này sử dụng bốn cặp điện cực, với mỗi cặp có vai trị giống nhau. Có hai cặp điện cực đưa dịng điện vào và hai cặp điện cực đo điện áp đầu ra. Một cặp điện cực đưa dòng điện được đặt ở cổ trên và cặp còn lại đặt ở trên bụng, cách 5 cm tính từ mẩu xương ức cuối cùng. Còn hai cặp điện cực đo điện áp đầu ra, một cặp ở dưới cặp điện cực dòng điện trên cổ 4,8 cm và một cặp ở phía trên cặp điện cực dòng điện dưới và ngang với cuối đoạn nối xương ức, như trên Hình 1.8. Đây là cách đo có thể bao qt hết trở kháng tồn vùng ngực và

có độ chính xác cao hơn hai cách đặt điện cực nói trên.

Hình 1.8 Minh họa cách sử dụng 8 điện cực tròn

Cấu hình điện cực được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong các thiết bị nghiên cứu cũng như trong các thiết bị thương mại là cấu hình tám điện cực điểm do Bernstein đề xuất. Các vị trí đặt điện cực phải được tuân thủ chặt chẽ theo các vị trí đã được mơ tả để tránh sai số khi sử dụng mơ hình vùng ngực tương ứng để xây dựng cơng thức tính SV. Sự thay đổi về vị trí điện cực dẫn đến sự thay đổi về biên độ và hình dạng của tín hiệu từ đó làm sai lệch về kết quả đo. Bên cạnh đó, với mỗi vị trí đặt điện cực, tín hiệu trở kháng vùng ngực cũng sẽ có sự phân bố khác nhau về năng lượng của thành phần nhiễu thở trong tín hiệu trở kháng tổng thể.

Dòng điện kích thích

Dịng điện kích thích trong phép đo trở kháng ngực thường là dịng điện xoay chiều tần số cao để giảm trở kháng của các mô sinh học, nhất là trở kháng da, vốn khơng có ý nghĩa trong phép đo huyết động. Theo [28], dịng điện được lựa chọn thường có biên độ khơng đổi khoảng từ 0,5 mA đến 5 mA để đảm bảo đạt được tỉ số SNR tốt và tần số từ 20 kHz – 100 kHz để đảm bảo độ an toàn về điện. Tần số dưới 20 kHz dễ gây ra hiện tượng giật trong khi tại tần số lớn hơn 100 kHz, bắt đầu xuất hiện tụ kí sinh gây méo tín hiệu và khó khắc phục. Tại tần số 100 kHz, trở kháng vùng da giảm đi khoảng 100 lần so với vùng tần số thấp. Điều này giúp giảm thiểu nhiễu cử động tác động lên tín hiệu trở kháng thay đổi.

Thực tế, các thiết bị thương mại của mỗi hãng có thể sử dụng các dịng điện kích thích khác nhau đáng kể. Trong thiết bị NICO100C của hãng BIOPAC, dịng điện kích thích có biên độ khơng đổi là 400 µA và tần số 50 kHz [34]. Thiết bị Niccomo của hãng Medis sử dụng dịng điện có cường độ là 1.5 mA và tần số là 85 kHz [35]. Trong khi đó, thiết bị MindWare Mobile Impedance Cardiograph của hãng New Bio Technology sử dụng mức 500 µA, ở tần số 100 kHz [36].

Tín hiệu thu từ điện cực

Như đã phân tích trong Mục 1.3.1.1, tín hiệu thu từ điện cực là một tín hiệu điều biên. Về mặt tần số, tín hiệu này có cùng tần số với dòng điện kích thích và có đường bao biên độ phản ánh sự thay đổi của trở kháng ngực có tần số thấp hơn nhiều. Về mặt biên độ, tín hiệu này chỉ khoảng 10 mV (với Z = 20 Ω và I = 0,5 mA) đến 240 mV (với Z = 48 Ω và I = 5 mA). Biên độ này thay đổi rất nhỏ trong suốt quá trình đo do trở kháng nền vùng ngực chiếm tới 99.5% trở kháng tổng thể [21]. Tuy nhiên, như đã phân tích trong Mục 1.2.2.1, thành phần trở kháng thay đổi (Z) mới là thành phần tạo nên tín hiệu ICG và đóng góp vào việc tính CO; thành phần này chỉ chiếm khoảng 0.5% độ lớn của Z. Do đó, tín hiệu thu được từ điện cực sẽ có các đặc điểm sau:

 Tần số sóng mang: 20-100 kHz (giá trị cụ thể do tín hiệu kích thích quyết định)  Dải tần số tín hiệu băng gốc: 0-50 Hz

 Độ cao trung bình của đường bao biên độ (phản ánh Z0): khoảng 10-240 mV  Sự thay đổi độ cao của đường bao biên độ (phản ánh ΔZ): 0,05-1,2 mV

Với những đặc điểm trên, rõ ràng việc giải điều chế để tái tạo chính xác sự biến thiên của ΔZ là rất khó khăn, địi hỏi hệ thống đo và xử lý tín hiệu phải có độ chính xác cao và độ phân giải rất cao.

Điện áp ra

Tạo tín hiệu

Dòng điện vàonguồn dòng 100 kHz

Tiền khuếch đại

ΔZ

Z0

Phân áp về dải đo ADC Lọc thông thấp

0.2 Hz

Khuếch đại và cộng điện áp Lọc thông cao

0.15 Hz Lọc thông dải 80–120 kHz

Giải điều chế biên độ

1.3.2 Phương pháp giải điều chế và xử lý tín hiệu

Phương pháp tương tự

Khi sử dụng phương pháp tương tự để giải điều chế và xử lý tín hiệu, hệ thống đo tín hiệu ICG thường có cấu trúc như trên Hình 1.9 [37, 38]. Hệ thống này được tạo nên từ nhiều khối mạch nhỏ như bộ tạo nguồn dòng, bộ khuếch đại, bộ lọc, bộ giải điều chế biên độ, bộ tách Z0, bộ tách Z. Phần lớn hoặc toàn bộ các khối này được thực hiện bằng các mạch điện tương tự.

Hình 1.9 Cấu trúc một hệ thống đo ICG điển hình bằng phương pháp tương tự

Chức năng và nhiệm vụ của các khối cụ thể như sau:

 Khối tạo tín hiệu nguồn dịng 100 kHz: tạo sóng sin có cường độ khơng đổi với tần số điển hình là 100 kHz.

 Khối tiền khuếch đại: khuếch đại tín hiệu đi ra từ điện cực, vốn đang có biên độ rất nhỏ và loại bỏ phần lớn nhiễu mode chung. Hệ số khuếch đại có thể khá cao để thu được tín hiệu ΔZ đủ lớn cho các khâu xử lý phía sau.

 Khối lọc thông dải: lọc lấy dải tần số hẹp chứa tín hiệu cần quan tâm. Khối lọc này loại bỏ toàn bộ các phổ tần số không liên quan, giúp giảm mạnh các loại nhiễu có thể can thiệp tới hệ thống, đặc biệt là nhiễu điện lưới (50 Hz).

 Khối giải điều chế biên độ: thực hiện phép giải điều chế AM để tách đường bao tín hiệu điều chế. Tín hiệu này tuy phản ánh giá trị của TEB nhưng được các mạch điện phía sau lọc sơ bộ và coi như là tín hiệu của Z; đo đó, thơng số huyết động sau này bị ảnh hưởng đáng kể bởi hoạt động hô hấp. Tùy theo từng hệ thống, việc

giải điều chế được thực hiện bằng các mạch nhân, lọc thơng thấp, và khai căn tín hiệu tương tự. Đây là một trong những khối mạch xử lý tín hiệu phức tạp nhất của hệ thống.

 Khối lọc thông thấp 0.2 Hz và phụ trợ: tách thành phần một chiều (có giá trị gần như khơng đổi) trong tín hiệu sau giải điều chế. Đây chính là thành phần tín hiệu phản ánh độ lớn của Z0.

 Khối lọc thông cao 0.15 Hz và phụ trợ: tách thành phần xoay chiều (thành phần biến thiên) trong tín hiệu sau giải điều chế. Đây chính là thành phần tín hiệu phản ánh độ lớn của ΔZ. Sự chồng dải của bộ lọc thơng thấp và thơng cao có thể giúp giảm suy hao tín hiệu Z0 và ΔZ tại vùng gần tần số cắt.

Phương pháp số hóa

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ bán dẫn cho phép tạo ra các IC biến đổi tương tự sang số (ADC – analog to digital converter) và các chip xử lý có hiệu năng rất cao. Các bộ ADC thế hệ mới có thể lấy mẫu tín hiệu tại đầu vào với tốc độ lên tới nhiều tỷ mẫu mỗi giây (GSPS – giga sample per second) ở độ phân giải 8-bit. Với độ phân giải cao hơn (12-bit, 14-bit, hay 16-bit), một số bộ ADC vẫn có khả năng lấy mẫu ở tốc độ hàng trăm MSPS. Ở những tốc độ này, các bộ ADC hồn tồn có thể số hóa trực tiếp các tín hiệu điều chế AM có sóng mang cỡ hàng trăm kHz mà khơng bị chồng phổ.

Tại đầu ra các bộ ADC, các chip xử lý có bus dữ liệu rất rộng và tốc độ cao có thể dễ dàng thu nhận luồng dữ liệu cực lớn được sinh ra liên tục và xử lý ngay lập tức để khơi phục tín hiệu băng gốc. Kỹ thuật này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực địi hỏi độ chính xác và độ tin cậy cao như đo lường, y tế, và quân sự với ưu điểm nổi bật là hạn chế tối đa sự phi tuyến, kém ổn định, và dễ can nhiễu gây ra trong các mạch xử lý tín hiệu tương tự. Nhược điểm của kỹ thuật này là yêu cầu phần cứng phức tạp, đắt đỏ, và tiêu tốn nhiều năng lượng khi hoạt động.

Trong ứng dụng đo tín hiệu ICG, tín hiệu sóng mang thường khơng vượt q 100 kHz nên rất nhiều bộ ADC có thể được sử dụng để lấy mẫu tín hiệu đi ra từ điện cực. Dữ liệu ra của các bộ ADC này thường được xử lý bởi các chip FPGA (field programmable gate array) do tính linh hoạt, khả năng xử lý song song ở tốc độ cao của loại chip này. Hình 1.10 mơ tả một cấu trúc cơ bản của hệ thống thu, giải điều chế, và xử lý tín hiệu ICG theo phương pháp số hóa [39] hoặc hệ thống đo tín hiệu trở kháng sinh học nói chung [40]. Về cơ bản, phần lớn khâu xử lý tín hiệu trong hệ thống này được thực hiện trên miền số để đảm bảo độ ổn định và tính chính xác.

Tiền khuếch đại Tạo tín hiệu nguồn dịng

ADC

(tốc độ cao và độ phân giải cao)

FPGA

(xử lý tín hiệu số)

Dữ liệu quan tâm

(Z, Z0, ΔZ, tín hiệu ICG, thơng số huyết động, …)

Hình 1.10 Cấu trúc một hệ thống đo ICG điển hình bằng phương pháp số hóa

Chức năng và nhiệm vụ của các khối cụ thể như sau:

 Khối tạo tín hiệu nguồn dịng: tạo sóng sin có cường độ khơng đổi và tần số là một giá trị nào đó trong dải 20-100 kHz.

 Khối tiền khuếch đại: khuếch đại tín hiệu đi ra từ điện cực, vốn đang có biên độ rất nhỏ, lên mức biên độ cỡ một vài vơn để tận dụng tồn bộ dải động tín hiệu đầu vào của các bộ ADC.

 Khối ADC: lấy mẫu tín hiệu đi ra từ khối tiền khuếch đại với tần số lấy mẫu rất cao rồi lượng tử hóa với độ phân giải cao. Về cơ bản, tần số lấy mẫu tối thiểu thường cỡ MHz và độ phân giải tối thiểu là 12-bit.

 Khối FPGA: thực hiện việc giải điều chế để tách tín hiệu phản ánh độ lớn của tín hiệu TEB, lọc các loại nhiễu để tách tín hiệu phản ánh Z, và tính tốn các thành phần của Z. Tồn bộ các khâu xử lý tín hiệu trong khối này được thực hiện bằng các thuật toán xử lý tín hiệu số nên giải pháp có thể khá phong phú, đa dạng, và có khả năng tùy biến cao.

1.3.3 Các loại nhiễu điển hình

Nhiễu điện

Giống như mọi hệ thống đo lường khác, hệ thống ghi đo tín hiệu ICG chịu tác động từ các loại nhiễu điện đến từ bên ngoài qua các con đường khác nhau gồm: (1) đường truyền dẫn trực tiếp qua dây đo, cáp tín hiệu, và dây dẫn nguồn; (2) qua sóng vơ tuyến, đến từ các nguồn nhiễu tự nhiên và nhân tạo trong môi trường mà thiết bị làm việc; và (3) qua đường cảm ứng điện hoặc từ với các thiết bị và dây dẫn điện xung quanh. Để giảm thiểu ảnh hưởng của những loại nhiễu này, các thiết bị thường

được thiết kế theo hướng áp dụng nhiều kỹ thuật đã được phát triển và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện tử. Cụ thể:

 Để khắc phục (1), các hệ thống đo thường sử dụng các bộ cách ly tín hiệu, cách ly nguồn, các bộ lọc chặn nhiễu.

 Để khắc phục (2), các mạch điện làm việc với tín hiệu nhỏ thường được đặt trong các hộp kim loại kín (bản chất là các lồng Faraday). Trong khi đó, các dây dẫn tín hiệu thường được bọc trong lớp chống nhiễu hoặc được thay thế bằng các loại cáp xoắn cùng các cặp tín hiệu vi sai.

 Để khắc phục (3), các mạch điện trong hệ thống đo thường được bố trí khơng gian theo hướng giảm thiểu các tụ điện ký sinh hoặc che chắn tốt các vị trí dễ xảy ra hiện tượng cảm ứng.

Ngồi các kỹ thuật chủ động ngăn chặn nói trên, các mạch lọc nhiễu hay các thuật tốn lọc số có thể giúp giảm đáng kể ảnh hưởng của các loại nhiễu điện nhiễm vào hệ thống. Về cơ bản, việc xử lý vấn đề nhiễu điện trong hệ thống ICG có thể được thực hiện khá triệt để thơng qua các kỹ thuật lọc cơ bản, điển hình, và được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực điện tử.

Nhiễu do chuyển động

Thành phần trở kháng cố định, hay còn gọi là thành phần trở kháng nền, bao gồm trở kháng của các mô mỡ, cơ, xương, máu dự trữ tại các tế bào, v.v. là các thành phần khơng di chuyển trong suốt q trình bơm máu của tim mạch. Về mặt lý thuyết, thành phần này là không thay đổi (biểu diễn bằng tín hiệu điện áp một chiều), tuy nhiên trong khi đo đạc, một sự cử động hay một lần thở làm cho các mô, tế bào di chuyển và xáo trộn, gây ra sự thay đổi trong trở kháng cố định. Mặt khác,

Một phần của tài liệu LUAN AN-đã chuyển đổi (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w