trong bối cảnh hội nhập:
Theo lộ trình cam kết với WTO, kể từ ngày 01/04/2007, các định chế tài chính nước ngồi được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam. Khi cơng nghệ của ngân hàng được đầu tư và nâng cao sẽ có nhiều cơ hội đem dịch vụ đến người tiêu dùng hơn trước, các ngân hàng phải đương đầu với sự cạnh tranh
từ phía các ngân hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng.
Bên cạnh những cơ hội và lợi thế có thể phát huy, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là áp lực cạnh tranh của các tập đoàn doanh nghiệp, và tập đồn tài chính xun quốc gia, địi hỏi Việt Nam phải tiếp tục thúc đẩy cải cách để đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong lĩnh vực ngân hàng, vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp thích hợp để các ngân hàng trong nước có thể thích ứng được với tiến trình tự do hóa, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học cơng nghệ vào việc mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong đó, dịch vụ NHBL là một mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các NHTM Việt Nam.
Công nghệ là vấn đề sống còn: Hiện hơn 85% các nghiệp vụ ngân hàng được xử lý trên máy tính, nhiều nghiệp vụ được thực hiện 100% các cơng đoạn trên máy, mạng máy tính. Cơng nghệ thẻ ngày càng hiện đại và tiện ích. Các dịch vụ Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking, v.v… đã trở nên phổ biến và khá thông dụng.
Ngồi ra, các ngân hàng nước ngồi có thế mạnh về sự đa dạng sản phẩm dịch vụ tài chính, cụ thể là các sản phẩm tín dụng như bổ sung vốn lưu động, xuất nhập khẩu, xây dựng nhà xưởng, kinh doanh chứng khoán, xây dựng – sửa chữa nhà, tiêu dùng, v.v… Vì vậy, các ngân hàng trong nước phải thường xuyên chú trọng cải tiến chất lượng dịch vụ và thời gian hoàn tất thủ tục vay vốn và chú trọng đến đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Mặt khác, hạ tầng viễn thơng của Việt Nam cịn nhiều hạn chế về hệ thống an ninh mạng, tốc độ đường truyền, v.v... do đó cũng gây nhiều khó khăn trong việc mở rộng và phát triển các hệ thống thanh toán; sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dẫn tới khả năng hợp tác rất thấp trong việc kết nối các hệ thống chuyển mạch thẻ nhằm tạo ra một hạ tầng cơ sở mạng lưới chia sẻ chung.
Công tác bảo mật và an toàn mạng truyền thơng cịn chưa được nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức. Những tài khoản bị đánh cắp, những vụ mua bán, thanh toán bằng tiền ăn cắp đang diễn ra mọi lúc mọi nơi trên khắp thế giới khiến vấn đề bảo mật đang trở thành thách thức lớn đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Chi phí và thời gian đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo chuẩn EVM (Europay, MasterCard va Visa) như định dạng, phân vùng dữ liệu, hệ thống chuyển mạch (Switching) và quản lý thẻ (CMS), các phần mềm quốc tế để chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ thẻ chip nhằm khai thác hệ thống ATM/POS/EDC một cách hiệu quả.
Sau khi hội nhập WTO, giới kinh tế thường nhắc đến thời điểm “4 không” của ngành ngân hàng với 4 thách thức lớn là : không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng; không hạn chế tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng; không hạn chế tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng; không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngồi dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngồi nắm giữ. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần thể hiện thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước để mang lại lợi ích chung cho xã hội khi yêu cầu các tổ chức này hợp tác với nhau để các hệ thống chuyển mạch thẻ cùng hoạt động với nhau;
Như vậy, làm thế nào để hội nhập mà vẫn phát triển bền vững trong một nền kinh tế mới nổi như nước ta, còn rất nhiều vấn đề phải làm và cũng còn nhiều thử thác quyết liệt, trong vài năm tới sẽ có thể có những ngân hàng phải sáp nhập hoặc bị giải thể. Làm thể nào để không rơi vào số đó là vấn để được các ngân hàng hàng thương mại quan tâm từ lâu và các ngân hàng cần thể hiện cho sự an tồn, tính bảo mật cao và lòng tin tưởng của khách hàng.
Hiện nay, rất nhiều ngân hàng nước ngoài chọn giải pháp đàm phán với các ngân hàng TMCP của Việt Nam để mua cổ phần và trở thành đối tác chiến lược (thay vì tốn kém thành lập ngân hàng mới tại Việt Nam). Vì làn sóng đầu tư nước ngồi đổ vào Việt Nam ngày càng lớn hơn và giải pháp ơn hịa và hiệu quả nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài là bắt tay với những doanh nghiệp Việt Nam đã có chổ
đứng trong từng ngành nghề. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm đến nhau và tìm đến các doanh nghiệp lớn.