Việc thi hành án

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại (Trang 121 - 123)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC

3.3. Nội dung, giá trị kế thừa về thủ tục tố tụng trong Bộ luật Hồng Đức

3.3.2. Việc thi hành án

Thi hành án không được quy định thành chương riêng nhưng Bộ luật Hồng Đức cũng đã có những quy định rất cụ thể về vấn đề này nhằm đảm bảo cho bản án được thi hành kịp thời.

Để ngăn chặn việc người phạm tội trốn tránh việc thi hành án, Bộ luật Hồng Đức quy định đối với người phạm tội đã có án mà cố tình khơng chịu thi hành án thì bị phạt nặng hơn. “Người phạm tội đã có án mà cố cưỡng lại khơng chịu thi hành thì chiếu theo tội cũ mà tăng thêm một bậc nữa” (Điều 710). [26]

Để đảm bảo cho việc thi hành án được tiến hành đúng thời hạn và án không bị thất lạc, Bộ luật Hồng Đức quy định một thời hạn nhất định cho việc vào sổ lưu giữ và thi hành án như sau: “Những người bị xử các tội chết, lưu, đồ hay biếm tâu lên được chuẩn định rồi trong ba ngày sau mà quan sảnh ngục không giao cho ty chưởng tịch (nha môn coi giữ giấy tờ sổ sách về tư pháp) để ghi vào sổ và giảm bớt hay tước bỏ phẩm vật đã bị biếm đi thì đều bị phạt tiền 30 quan; người chịu trách nhiệm phụ trách việc này mà vi phạm thì bị biếm một tư; nếu ty chưởng tịch đã nhận được án văn nói trên trong ba ngày mà khơng ghi vào sổ thì bị phạt tiền như trên” (Điều 696).

Thủ tục áp giải tù nhân (Điều 695) quy định những người bị tội đồ hay tội lưu phải gửi đến chỗ bị lưu đầy. Việc áp giải tù nhân chậm trễ sẽ bị phạt tiền 20 quan, nếu vì áp giải chậm trễ mà tù nhân trốn thì tùy theo nặng nhẹ mà định tội. Trong khi bắt đi đày mà khơng xiềng xích và bỏ cũi thì quan ty ở bộ lại và quan giám đương điều bị xử biếm một tư. Quan giám đương ở nơi lưu đày thấy khơng

xiềng xích và bỏ cũi mà cứ nhận thì cũng bị xử biếm một tư. Những trường hợp xiềng xích nhưng khơng đúng phép thì đều bị tội giảm nhẹ hơn tội trên một bậc.

Việc thi hành án tử hình (Điều 680): Một trong những quy định mang tính nhân đạo của Bộ luật Hồng Đức là: Đối với phụ nữ đang có thai mà bị xử tử hình trở xuống thì khơng được thi hành án ngay mà phải để sau khi sinh 100 ngày mới được đem ra hành hình. Nếu phụ nữ chưa sinh mà bị đem ra hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh. Trường hợp phụ nữ đã sinh con nhưng chưa đủ 100 ngày đã mang ra thi hành án tử hình thì ngục quan và ngục lại đều bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Ngược lại, nếu người phụ nữ bị án tử hình sau khi sinh con đã đủ 100 ngày mà không đem thi hành án thì ngục quan và ngục lại bị tội biếm hay tội phạt. Không được thi hành án tử hình vào các ngày tết nguyên đán, ngày quốc kỵ.

Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy pháp luật tố tụng hình sự được chú trọng phát triển trong thời kỳ này, bởi hai nguyên nhân:

Thứ nhất, từ thời Lê thông qua chế độ quân điền (chia ruộng đất cho mọi

người dân trong làng xã), thông qua hệ tư tưởng nho giáo, nhà nước quân chủ chuyên chế chủ trương can thiệp sâu vào hoạt động làng xã, từng bước nắm chặt lấy nó để củng cố sự tập quyền. Do vậy, cần có pháp luật tố tụng, một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực có hiệu quả cho ý đồ và chủ trương của nhà nước thời kỳ đó.

Thứ hai, xã hội Việt Nam thời kỳ này có rất nhiều biến động như nội chiến,

nạn cường hào ức hiếp ở làng xã, nạn quan lại tham nhũng và lộng quyền thường xuyên xảy ra dẫn đến việc kiện cáo ngày càng nhiều. Từ đó, địi hỏi cần phải có những quy định về pháp luật tố tụng để giải quyết.

Một số quy định về tố tụng hình sự trong Bộ luật Hồng Đức đã góp phần khơng nhỏ vào việc bảo vệ và giữ gìn trật tự làng xã. Có thể nói, xu hướng hưng thịnh của chế độ phong kiến nhà Lê, lòng nhân ái của các vị vua lỗi lạc như Lê Thánh Tông và quần thần cũng là các yếu tố làm cho những quy định về luật tố tụng hình sự trong Bộ luật Hồng Đức mang yếu tố tiến bộ. Vì thế mà Bộ luật Hồng Đức khơng chỉ phát huy được tác dụng ở triều Lê mà còn là cơ sở pháp luật chủ yếu cho các triều đại sau đó và một số quy định ngày nay vẫn còn mang nhiều giá trị sâu sắc bởi tính nghiêm minh và cơng bằng của nó. [3,5]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bộ luật Hồng Đức nội dung cơ bản và giá trị đương đại (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)