4.1 Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Phú Xuyên
4.1.1 Khái quát chung về phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện
4.1.1.1 Q trình phát triển ni trồng thủy sản ở huyện
Phú xun là một huyện có diện tích đất chiêm trũng lớn lại gần với hệ thống sông như sông Nhuệ, sông Hồng. Nên nuôi trồng thủy sản đã sớm phát triển trong huyện từ lâu. Trước năm 1988 các hộ nuôi thủy sản trong huyện chủ yếu ni theo hình thức truyền thống, đối tượng ni chủ yếu là cá trắm, cá chép, cá trôi, cá mè… vì các đối tượng này ni đơn giản, đầu tư ít, ít rủi ro.
Nhận thức được hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản, bắt đầu từ những năm 1988 - 1989, sau khi khốn 10 chính thức có hiệu lực đã tạo nên sức sống mới trong nơng nghiệp huyện nói chung và trong ni trồng thủy sản của huyện nói riêng bắt đầu phát triển. Nhiều mơ hình ni cá đã được thực hiện và cho hiệu quả kinh tế cao thu hút được sự quan tâm của các hộ nơng dân trong huyện. Trong đó tiêu biểu có mơ hình ni trồng thuỷ của Anh hùng lao động Nguyễn Đắc Hải khởi xướng đã mang lại hiệu quả rất cao... Vì vậy, đến năm 2011 diện tích ni trồng thủy sản của huyện là 1.366,4 ha, tăng bình quân 23,75%/năm giai đoạn 2009 - 2011 (Báo cáo tóm tắt quy hoạch thủy sản Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030).
UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố lập quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đăc biệt, UBND thành phố Hà Nội đã có chủ trương cho phép chuyển đổi 200 ha ruộng trũng tại xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án đầu tư hạ tầng ni trồng thủy sản. Dự án có tổng mức đầu tư 112 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ 80 tỷ đồng, 32 tỷ đồng còn lại là nguồn ngân sách của huyện và nhân dân đóng góp trong phạm vi dự án. Thời gian thực hiện trong 2 năm (2010 - 2011). Dự án được quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với 115 ao nuôi trồng thủy sản và chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra trong thời gian tới UBND huyện sẽ đề xuất với thành phố tiếp tục cho phép chuyển đổi 400 ha diện tích đất chiêm trũng ở các xã khác trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Theo phương án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Phú Xun thì diện tích ni trồng thủy sản của huyện đến năm 2020 là 1.892ha.
Bảng 4.1 Tình hình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện và 3 xã điều tra ở Phú Xuyên
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (%)
ĐVT DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 10/09 11/10 BQ
Tổng DT đất tự nhiên Ha 17.110,5 100,00 17.110,5 100,00 17.110,5 100,00 100 100 100
I - Tổng DT NTTS Ha 892,2 5,21 913,7 5,34 1366,4 7,99 102,41 149,55 123,75
1- Các xã điều tra Ha 444,3 49,80 462,5 50,62 713,6 52,22 104,10 154,29 126,73
- Xã Chuyên Mỹ Ha 164,1 36,94 173,5 37,52 375,2 52,58 105,73 216,23 151,20 - Xã Hoàng Long Ha 111,6 25,12 118,3 25,58 140,2 19,65 106,00 118,51 112,08
- Xã Vân Từ Ha 168,6 37,94 170,7 36,91 198,2 27,77 101,25 116,12 108,43 2 - Các Xã khác Ha 447,9 50,20 451,2 49,38 652,8 47,78 100,74 144,68 120,73 II – Sản lượng NTTS Tấn 7.012,6 100,00 7.974,2 100,00 13.328, 9 100,00 113,71 167,15 137,87 1 - Các xã điều tra Tấn 3.621,7 51,65 4.800,6 60,20 8.509,1 63,84 132,55 177,25 153,28 - Xã Chuyên Mỹ Tấn 1.589,1 43,88 2.177,5 45,36 5.041,4 59,25 137,03 231,52 178,12 - Xã Hoàng Long Tấn 1.283,2 35,43 1.686,6 35,13 2.193,1 25,77 131,44 130,03 130,73 - Xã Vân Từ Tấn 749,5 20,69 936,5 19,51 1.274,6 14,98 124,96 136,10 130,41
2 - Các Xã khác Tấn 3.390,9 48,35 3.173,6 39,80 4.819,8 36,16 93,59 151,87 119,22
III - Năng suất NTTS Tấn/ha 7,9 8,72 9,75 111,08 111,87 111,47
1 - Năng suất các xã điều tra Tấn/ha 8,2 10,38 11,92 127,36 114,88 120,96
- Xã Chuyên Mỹ Tấn/ha 9,7 12,54 13,44 129,55 107,15 117,82
- Xã Hoàng Long Tấn/ha 11,5 14,25 15,64 124,02 109,77 116,68
- Xã Vân Từ Tấn/ha 4,4 5,48 6,43 123,42 117,35 120,35
2 - Năng suất các Xã khác Tấn/ha 7,6 7,03 7,38 92,87 105,03 98,76
IV. Một số chỉ tiêu khác
1 - Tổng giá trị sản xuất tỷ.đ 60,80 73,60 124,20 121,05 168,75 142,93
2 - Số hộ nuôi hộ 1.803 1.806 1.860 100,17 102,99 101,57
4 - Giá trị sản xuất/hộ tr.đ/ha 33,72 37,98 66,77 112,63 175,81 140,72
Với những đầu tư từ thành phố như vậy sẽ tạo ra những cơ hội, tạo điều kiện cho Phú Xuyên phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới. Nuôi trồng thủy sản đã giải quyết được việc làm cho hơn 4000 lao động và góp phần chung vào tăng trưởng kinh tế của huyện và xóa đói giảm nghèo cho bà con nơng dân. Năm 2011 đóng góp trên 120 tỷ đồng trong tổng giá trị sản xuất của huyện, giá trị sản xuất/ha đạt ở mức cao trên 90 triệu đồng/ha và giá trị sản xuất/hộ trên 67 triệu đồng một năm.
4.1.1.2 Tình hình tổ chức ni trồng thủy sản ở huyện
Những năm trước đây các đầm, ao của huyện chủ yếu áp dụng hình thức ni quảng canh tự nhiên, nuôi bằng giống tự nhiên, thức ăn chủ yếu là từ tự nhiên trong đầm, ao và một phần là các phụ phẩm từ các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trước nhu cầu lớn về tiêu thụ sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản và hiệu quả kinh tế cao hơn các lĩnh khác trong sản xuất nông nghiêp nên người nông dân đã chuyển dần từ nuôi truyền thống sang bán thâm canh và thâm canh. Trong q trình ni các hộ nuôi chú trọng hơn đến đầu tư hạ tầng, chế phẩm sinh học, con giống và thức ăn nên năng suất nuôi trồng thủy sản cao hơn các năm trước và tăng 27,06%/năm giai đoạn 2009-2011 đối với hình thức nuôi thâm canh và 17,40%/năm giai đoạn 2009-2011 đối với hình thức ni bán thâm canh.
Trong các hình thức tổ chức của ngành thì hình thức hộ gia đình là chủ yếu. Hiện nay huyện đã sử dụng phương thức đấu thầu diện tích ni trồng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng (diện tích chuyển đổi chủ yếu là các ruộng chiêm trũng cho năng suất và sản lượng trồng lúa thấp) cho các cá nhân tập thể có vốn đấu thầu và tự sản xuất kinh doanh theo phương thức của mình. Chủ yếu là nuôi thủy sản thương phẩm hoặc nuôi giống thủy sản kết hợp với ruộng hoặc chăn nuôi. Với phương thức đó các đầm thường quản lí và th lao động thời vụ khi thu hoạch hoặc chẩn bị ao đầu vụ nuôi, đầm nuôi luôn thường trực 2 - 3 người trơng coi, bảo vệ chăm sóc và quản lý ao ni.
4.1.1.3 Tình hình phát triển các mơ hình ni trồng thủy sản
Những năm trở lại đây nhờ chính sách dồn điền đổi thửa của huyện và chính sách phát triển ni trồng thủy sản của huyện các mơ hình ni trồng thủy sản trên địa bàn đã chuyển sang nuôi theo hướng tập trung là chủ yếu chứ không nuôi phân tán như trước kia. Tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản giúp người dân dễ dàng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho ni trồng thủy sản.
Dựa trên tình hình điều tra thực tế, hiện nay các mơ hình ni trồng thủy sản trên địa bàn huyện có thể chia theo hình thức ni kết hợp ngành (mơ hình: VAC, AC, AV, AR, VAR, CAR, VACR, A); hoặc mơ hình ni có thể chia theo hướng ni (hình thức ni thủy sản giống, ni thủy sản thương phẩm); hay theo mức độ đầu tư (hình thức ni thâm canh, bán thâm canh, truyền thống (quảng canh, quảng canh cải tiến)). Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu 4 mơ hình ni thủy sản phổ biến nhất ở huyện Phú Xun đó là mơ hình ni chun thủy sản (A); mơ hình Vườn – Ao – Ruộng (VAR); mơ hình Ao – Chuồng (AC); mơ hình Ao – Ruộng (AR).
Bảng 4.2 Tình hình phát triển các hình thức ni cá ở huyện
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%)
10/09 11/10 BQ
A - Tổng diện tích Ha 892,2 913,7 1.366,4 102,41 149,55 123,75
I. Theo phân bố không gian
1. Tập trung Ha 569,6 608,3 1.096,9 106,79 180,32 138,77
2. Phân tán Ha 322,6 305,4 269,5 94,67 88,24 91,40
II. Theo trình độ đầu tư
1. Thâm canh Ha 35,4 40,8 168,2 115,25 412,25 217,98 2. Bán thâm canh Ha 479,8 534,6 929,4 111,42 173,85 139,18 3. Quảng canh cải tiến Ha 377 338,3 268,8 89,73 79,46 84,44
B - Năng suất
I. Theo phân bố không gian
1. Tập trung Tấn/ha 7,9 8,7 10,2 110,13 117,24 113,63
II. Theo trình độ đầu tư
1. Thâm canh Tấn/ha 8,3 9,6 13,4 115,66 139,58 127,06 2. Bán thâm canh Tấn/ha 7,4 8,0 10,2 108,11 127,50 117,40 3. Quảng canh cải tiến Tấn/ha 4,2 4,4 5,9 104,76 134,87 118,87
(Nguồn: Phịng Khuyến nơng huyện Phú Xuyên, 2011)
4.1.2 Các điều kiện sản xuất của các hộ nuôi trồng thủy sản
4.1.2.1 Dịch vụ cung ứng đầu vào
a) Dịch vụ con giống
Trong những năm qua, vấn đề con giống cho người nuôi tại địa bàn huyện Phú Xuyên chủ yếu được cung cấp bởi các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện. Trong ba xã nghiên cứu, các hộ nuôi thủy sản ở xã Vân Từ chủ yếu là nuôi con giống để cung cấp cho người nuôi thủy sản thương phẩm trên địa bàn xã các xã trong địa bàn huyện; cịn hai xã Chun Mỹ và Hồng Long chủ yếu là nuôi thủy sản thương phẩm. Trong 55 hộ điều tra có 16 hộ ni thủy sản giống và 39 hộ nuôi thủy sản thương phẩm. Tuy nhiên, hiện tượng giống kém chất lượng, giống không rõ nguồn gốc vẫn được đưa vào thả ni, từ đó ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm thủy sản. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần đặc biết lưu tâm đến vấn đề sản xuất, cung cấp con giống đảm đủ số lượng, chất lượng cho các hộ nuôi.
b) Thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Người nuôi trồng thủy sản ở Phú Xuyên chủ yếu sử dụng các loại thức ăn thông dụng như: cám công nghiệp, cám gạo, thức ăn tự chế, ngô, bã bia, các loại thức ăn khác như cỏ, rau xanh,... Đa số các loại thức ăn này đều rất dễ kiếm và dễ mua trên thị trường. Đối với những hộ ni thâm canh thì đa số các hộ các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp là chủ yếu, các hộ ni bán thâm canh thì ngồi thức ăn cơng nghiệp thì hộ chỉ sử dụng một phần thức ăn công nghiệp, và bổ sung thêm các loại thức ăn khác như rau xanh, cỏ, bã bia,... để tiết kiệm chi phí.
c) Vật tư, thuốc thú y dùng trong ni trồng thủy sản
Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi thâm canh và bán thâm canh, việc sử dụng các vật tư đóng vai trị khá quan trọng trong sản xuất. Ví dụ như: trong các ao hồ ni thủy sản với mật độ dầy thì việc sử dụng máy sục khí, quạt nước, máy bơm nước,... là rất cần thiết để đảm bảo các loài thủy sinh tăng
trưởng nhanh và khỏe. Qua điều tra, đa số các hộ ni đã có sử dụng quạt nước, mấy sục khí để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Về thú y và phịng trừ dịch bệnh cho các lồi thủy sinh: khác với các loại động vật sống trên cạn như gia súc, gia cầm thì việc phịng và chữa bệnh cho các lồi thủy sinh gặp rất nhiều khó khăn, vì các lồi này sống trong nước, người ni khơng thể quan sát thường xuyên, khi phát hiện bệnh thì việc điều trị cũng rất khó khăn. Chính vì vậy, cần xem xét việc phịng bệnh trong ni trồng thủy sản là chính, cịn việc chữa trị bệnh là hình thức hồn tồn bị động và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
4.1.2.2 Quy mô nuôi trồng thủy sản
Trước đây, nuôi trồng thủy sản của huyện đa phần là nuôi nhỏ lẻ và thủ công, phần lớn sản xuất theo kinh nghiệm dân gian để lại. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, chính quyền cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản làm cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Cùng với chủ trương chính sách, dự án của Thành phố Hà Nội cho chuyển đổi các diện tích đất lúa trũng kém hiệu quả sang ni trồng thủy sản. Vì vậy, diện tích ni trồng thủy sản qua các năm gần đây cũng đã tăng lên. Nhưng chủ yếu các hộ nông dân chỉ nuôi các loại thủy sản nước ngọt và đặc biệt là các loại cá truyền thống như cá trắm, trơi, rơ phi, mè,…
Qua nghiên cứu, diện tích ni trồng thủy sản của hộ chiếm đa phần diện tích đất của hộ và diện tích đất ni trồng thủy sản trung bình của hộ là khá lớn. Diện tích đất ni trồng thủy sản của các hộ ở xã Hồng Long là lớn nhất, cịn thấp nhất là các hộ ở xã Vân Từ. Nguyên nhân chủ yếu là các hộ ở xã Vân Từ chủ yếu là các hộ nuôi thủy sản giống nên quy mô nuôi trồng của hộ là khá thấp (trung bình 1,4ha/hộ), cịn ở 2 xã cịn lại chủ yếu là các hộ nuôi trồng thủy sản thương phẩm nên quy mô nuôi trồng của hộ là khá lớn. Cùng với đó với quy mơ nhỏ hơn và chủ yếu là nuôi trồng thủy sản giống nên mức độ đầu tư cao hơn các hộ ở hai xã còn lại. Người dân ở hai xã Hoàng Long và Chuyên Mỹ chủ yếu nuôi trồng thủy sản bán thâm canh trên quy mô lớn, nên diện tích ni là khá lớn.
Trong thời gian qua, các hộ nuôi trồng thủy sản ở Phú Xuyên đã tích cực dồn điền đổi thửa, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, thuê thêm đất để mở rộng diện tích đất ni trồng thủy sản của hộ. Cùng với đó là chủ trương, và
việc đẩy mạnh dự án chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả của thành phố và của huyện đã làm cho quy mô nuôi trồng thủy sản lớn hơn tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn hơn.
Biểu đồ 4.1 Quy mô nuôi trồng thủy sản của các hộ ở Phú Xuyên
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)
4.1.2.3 Vốn đầu tư và các trang thiết bị phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản
Ngoài tiền vốn đầu tư cho sản xuất như đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y thì các hộ ni thủy sản cịn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho nuôi trồng thủy sản như đầu tư ao nuôi, hệ thống phối trộn thức ăn,... và các trang thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất.
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư phục vụ ni trồng thủy sản các hộ huyện Phú Xuyên, 2011
Chỉ tiêu ĐVT Chuyên Mỹ Hoàng Long Vân Từ
Tổng vốn đầu tư Tr.đồng 229,34 166,32 101,05 - Vốn tự có % 34,34 42,41 70,83 - Vốn vay % 65,66 57,59 20,31 - Nguồn khác % 0,00 0,00 8,85 Tổng vốn vay Tr.đồng 150,59 95,79 20,53 - Vay ngân hàng % 9,88 24,18 25,64
- Vay từ HTX nông nghiệp % 1,95 0,00 0,00
- Vay từ HTX tín dụng % 3,13 2,20 0,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2011)
Qua nghiên cứu, các hộ ở xã Chuyên Mỹ có mức đầu tư cao nhất với đầu tư khoảng 230 triệu đồng/hộ; các hộ ở xã Vân Từ đầu tư thấp nhất với mức đầu tư khoảng 100 triệu đồng/hộ. Mức đầu tư này là khá lớn so với các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Nguôn vốn chủ yếu của các hộ nuôi trồng thủy sản là đi vay từ ngân hàng, HTX nơng nghiệp, HTX tín dụng.
Bảng 4.4 Giá trị các tài sản, trang thiết bị tư liệu sản xuất hộ nuôi trồng thủy sản của các huyện Phú Xuyên
Chỉ tiêu ĐVT Chuyên Mỹ Hoàng Long Vân Từ