- Nhận thức của người sản xuất cịn mang nặng tính tiểu nơng, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên khơng ít các chủ thể KTTN trong
4.1.2.1. Dự báo xu hướng phát triển của nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
Việt Nam
-Xu hướng tiêu dùng trên thế giới đang ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới: Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong những năm tới, Ấn Độ sẽ tiêu thụ nhiều bơ và sữa hơn,
sở thích ăn đồ ngọt của người châu Phi sẽ thể hiện rõ nét hơn, nhưng nhu cầu thịt heo của Trung Quốc lại đang trên đà giảm xuống. Mỗi xu hướng này sẽ định hình các dịng thương mại trong lĩnh vực NN trên toàn cầu và buộc các nhà cung ứng phải điều chỉnh chuỗi thực phẩm của mình để đáp ứng những xu hướng chuyển dịch theo nhu cầu.
Trong bối cảnh Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác trở nên giàu có hơn và bị chi phối bởi làn sóng di dân ra thành thị, các quốc gia này tăng chi tiêu vào các mặt hàng thịt lợn, thịt gà và cá, kéo theo nhu cầu các mặt hàng đậu tương, ngô và các loại ngũ cốc khác dùng làm thức ăn chăn ni ngày càng tăng. Cùng với chính sách khuyến khích sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngơ, mía và các loại cây trồng khác, sự bùng nổ về thực phẩm đầu thế kỷ XXI đã làm giàu cho các chủ thể đầu tư vào lĩnh vực NN trong bối tồn cầu hóa.
-Nhu cầu về thực phẩm chế biến có xu hướng tăng cùng với nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn
Trong khi các nước phát triển quan ngại về sức khỏe từ các chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến, thì các nước Châu Phi, trong đó nhiều nước vừa thốt khỏi các tỷ lệ đói nghèo cao, được dự đốn sẽ chào đón các loại thực phẩm này. Tốc độ tăng trưởng doanh số đường và dầu thực vật ở châu Phi sẽ vượt xa ở các quốc gia giàu hơn. Tại Ấn Độ một quốc gia mà tôn giáo khuyến khích việc ăn chay thì tiêu thụ động vật sẽ khơng tăng nhanh, mà sự tăng trưởng của Ấn Độ thay vào đó sẽ là các sản phẩm từ sữa. Từ nay đến năm 2026, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của Ấn Độ có thể tăng hơn 1/3 [99].
Ở các nước giàu hơn như Mỹ và các thị trường đã bão hòa hơn như Trung Quốc, nhu cầu về thực phẩm sạch, an toàn ngày càng tăng. Trước vấn nạn về thực phẩm bẩn tràn nan và khó kiểm sốt, các DN cần phải cạnh tranh nhiều hơn về chất lượng, trong khi yếu tố số lượng vẫn có nhiều cơ hội tại Ấn Độ và châu Phi. Với những động lực mới và xu hướng dịch chuyển trong nhu cầu ăn uống, người thắng sẽ là người thích nghi tốt nhất với những điều kiện mới này. Tức là đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về thực phẩm với tiêu chí an tồn, sạch.
- Sự phát triển của cách mạng cơng nghiệp 4.0 được ứng dụng vào mọi ngành, lĩnh vực, sản xuất NN thông minh là xu hướng tất yếu.
Trên thế giới, cách mạng 4.0 đã giúp nền NN của nhiều quốc gia phát triển và đạt những thành tựu quan trọng. Tại Mỹ, Brazil, Argentina, nhờ ứng dụng công nghệ đã giúp nước này giảm tới 50% giá thành sản xuất ngô và đỗ tương. Tại Nhật Bản, chỉ với 2 triệu dân làm NN (chiếm 1,5%) trong tổng số 127 triệu dân, canh tác trên 1,5 triệu ha đất NN nhưng khơng phải nhập khẩu gạo mà cịn xuất khẩu thịt bò và một số rau quả. Tại Malaysia, quốc gia ở ASEAN, đã ứng dụng NN thơng minh, có thể giúp nơng dân trồng ớt tăng thu nhập hơn gấp đôi (+129%). Philippines, một nước đang phải nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô mỗi năm từ 5-10 năm trước, thì năm 2017 tuyên bố đạt hơn 8 triệu tấn ngô, trong khi nhu cầu chỉ cần 5,6 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng sử dụng giống ngô lai và công nghệ tưới bằng năng lượng mặt trời [82].
Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Việt Nam khơng thể đứng ngồi làn sóng này. Muốn phát triển NN thành công, không thể dựa vào 13,8 triệu hộ nông dân với 78 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ mà phải cơ cấu lại nền NN và một trong các giải pháp đó là đẩy mạnh phát triển NN công nghệ cao, ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ định hướng “xây dựng nền NN theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu” [28, tr.92], tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong NN.
-Cùng với sản xuất NN phi hữu cơ, NN hữu cơ cũng là một xu hướng tất yếu của NN Việt Nam và trên thế giới.
Bên cạnh thị trường xuất khẩu, nhu cầu trong nước về sản phẩm hữu cơ ngày càng lớn, là thị trường đầy tiềm năng. NN hữu cơ trên thế giới hiện đang có xu hướng phát triển nhanh với 51 triệu ha và tiềm năng thị trường tới gần 82 tỷ USD. Nước ta hiện có 33/63 tỉnh, thành phố đã phát triển nhiều mơ hình NN hữu cơ, nhưng quy mơ cịn nhỏ với diện tích chỉ khoảng 76.000 ha [94]. Hiện nay, ngày
càng nhiều DN quan tâm đến lĩnh vực NN hữu cơ, trong đó có các thương hiệu lớn như các Tập đồn TH, Vingroups..., và bước đầu đã thành cơng. Việc tạo cơ chế thuận lợi, thu hút DN tham gia sản xuất NN hữu cơ được coi là “chìa khóa” quan trọng, là “đầu tàu” để thu hút các HTX và người nông dân tham gia.
Bên cạnh những ưu điểm và ý nghĩa nổi trội của NN hữu cơ, cần thống nhất nhận thức NN phi hữu cơ với năng suất cao trong nhiều năm tới vẫn tiếp tục đóng vai trị bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và không thể xem nhẹ. Song hành với NN hữu cơ là động lực đổi mới sáng tạo trong NN, nhưng không phát triển NN hữu cơ theo phong trào. NN hữu cơ sẽ đáp ứng một phân khúc thị trường cao