Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3 Tốc độ tăng trưởng
4.3.1 Tốc độ tăng trưởng giữa các cơng thức thí nghiệm
Sau 49 ngày ni cá thí nghiệm, kết quả theo dõi ảnh hưởng của các CTTĂ tới sự sinh trưởng của cá Hồi vân được thể hiện trong (bảng 4.2).
Sau khi kết thúc thí nghiệm khối lượng cá tăng 2,56 – 7,13 g/cá, tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG) 0,06 – 0,16 g/ngày, tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) 2,89 – 4,76 %/ngày (bảng 4.2).
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng cá Hồi vân ( Mean ± SE Mean)
TĂTN 1 TĂTN 2 TĂTN 3 TĂTN 4 TĂ ĐC
Khối lượng cá trước TN(g) 1 1 1 1 1
Khối lượng cá sau TN(g) 6,90 ± 0,12b 5,53 ± 0,07c 4,3 ± 0,05d 3,56 ± 0,08e 8,13 ± 0,07a
Khối lượng cá tăng lên (g) 5,9 ± 0,12b 4,53 ± 0,07c 3,3 ± 0,05d 2,56 ± 0,08e 7,13 ± 0,07a
ADG (g/ngày) 0,13b 0,1c 0,07d 0,06e 0,16a
SGR(%/ngày) 4,39 ± 0,01b 3,89 ± 0,03c 3,32 ± 0,03d 2,89 ± 0,05e 4,76 ± 0,02a
* Các giá trị trong cùng hàng có mang chữ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Ghi chú: ADG – Tăng trọng bình quân/ngày. SGR – Tăng trưởng đặc trưng/ngày
Phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy tăng trọng giữa các cơng thức có sự sai khác ở mức ý nghĩa p<0,05. Trong cùng thời gian nuôi mà khối lượng cá tăng ở thức ăn đối chứng là lớn nhất, tiếp đó là TĂTN 1, TĂTN 2, TĂTN 3, TĂTN 4. Kết quả này thấp hơn rất nhiếu so với thí nghiệm của Nang Thu (2009) [37] khi thay thế bột cá bằng khô dầu vừng với tỷ lệ lần lượt 13%, 26%, 39%, 52%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày và tốc độ tăng trưởng đặc trưng ở các cơng thức có sự sai khác với mức ý nghĩa p <0,05. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày cao nhất ở thức ăn đối chứng là 0,16 g/ngày và thấp nhất ở TĂTN 4 là 0,06 g/ngày. Tốc độ tăng trưởng đặc trưng giữa các cơng thức cũng có sự sai khác có ý nghĩa, SGR cao nhất ở thức ăn ĐC (4,76 %/ngày) và giảm dần ở các CTTĂ tiếp theo. Trong thí nghiệm của Nang Thu (2009) [37] khi thay thế với tỷ lệ 39% khô dầu vừng cho tốc độ tăng trưởng đặc trưng là cao nhất 4,99 %/ngày và thấp nhất ở tỷ lệ không thay thế 4,33 %/ngày. Ở TĂTN 2 và TĂTN 3 cùng một tỷ lệ thay thế vừng nhưng khác nhau vế tỷ lệ bột cá và bột đậu tương thì TĂTN 2 cho tốc độ tăng trưởng bình quân ngày và tăng trưởng đặc trưng cao hơn TĂTN 3.
4.3.2 Tốc độ tăng trưởng qua các lần thu mẫu
Qua đồ thị 4.2 khối lượng cá đều tăng lên qua các lần thu mẫu, khối lượng cá tăng chậm trong lần thu mẫu đầu tiên và tăng nhanh ở những lần thu mẫu tiếp theo đặc biệt tốc độ tăng trưởng qua các lần thu mẫu ở TĂĐC và TĂTN 1 là nhanh nhất (phụ lục). Trong giai đoạn đầu cá tăng trưởng chậm là do cá thay đổi môi trường sống từ trong bể composite với mật độ dày sang nuôi trong thùng xốp với mật độ thưa khả năng thích ứng chưa cao hơn nữa thay đổi CTTĂ khác nhau. Sau một thời gian nuôi cá quen dần với mơi trường đó hơn nữa lại được nuôi với mật độ thưa và cũng trong thời gian đó liên tục mưa làm khả năng tiêu hóa thức ăn của cá tăng lên.
Đồ thị 4.5: Tốc độ tăng trưởng của cá Hồi vân qua các lần thu mẫu
4.3.3 Khối lượng cá tăng
Khối lượng cá tăng lên là một trong những chỉ tiêu quan trọng, nó liên quan chặt chẽ với hiệu quả chăn nuôi, hiệu quả sử dụng thức ăn và giá thành sản phẩm.
Qua đồ thị 4.6 cùng với một thời gian thí nghiệm, khối lượng cá ở tất cá các cơng thức thức ăn thí nghiệm đều tăng lên. Sau 14 ngày đầu tiên ở các CTTĂ khác nhau bắt đầu có sự tăng trưởng về khối lượng, chứng tỏ các CTTĂ khác nhau tạo ra sự tăng trọng khác nhau của cá thí nghiệm.