.Hội nhậpdọc hay kếthợp (liên kết)theo chiều dọc

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 78 - 79)

Sự hội nhập theo chiều dọc có nghĩa là một doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất (hội nhập ngược chiều- kết hợp về phía sau) hoặc tự giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm (hội nhậpxuôi chiều- kết hợp về phía trước).

Như vậy đối với doanh nghiệp sản xuất, sự hội nhậpdọc ngược chiều liên quan đến nguồn nguyên liệu, cịn sự hội nhập dọc xi chiều liên quan đến khâu phân phối.

Ví dụ: cơng ty may cần hội nhập về phía sau với doanh nghiệp ngành dệt để chủ động trong việc cung cấp các loại vải sợi phù hợp với nhu cầu thiết kế sản phẩm may; Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạng lưới bán hàng sỉ, lẻ để chủ động tiêu thụ các sản phẩm hiện tại của mình; các cơng ty sản xuất ngun liệu đầu tư các dây chuyền sản xuất, chế biến để tiêu thụ các nguyên liệu do mình sản xuất ra.

Các tình huống áp dụng hội nhập về phía sau:

Nguồn cung cấp khơng ổn định, khơng có khả năng đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp, không đáng tin cậy, chi phí thu mua cao, nhà cung cấp gây sức ép về giá cả.

Khi số lượng nhà cung cấp ít và đối thủ cạnh tranh nhiều

Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành đang phát triển mạnh (vì nếu ngành đang suy thối thì sự kết hợp sẽ làm giảm khả năng của doanh nghiệp)

Doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết

Khi ngành cung cấp đang tăng trưởng nhanh, lợi nhuận biên của ngành cao.

Các tình huống áp dụng hội nhập về phía trước:

Khi nhà phân phối khơng ổn định, khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, khơng đáng tin cậy, chi phí cao, gây sức ép về giá cả.

Khi có ít nhà phân phối

Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành đang tăng trưởng và được xem là cịn phát triển mạnh (vì nếu ngành đang khó khăn thì sự kết hợp sẽ làm giảm khả năng của doanh nghiệp)

Doanh nghiệp có đủ nguồn lực cần thiết

Khi các nhà phân phối hay bán lẻ hiện tại có lợi nhuận biên cao, như vậy doanh nghiệp có thể phân phối có lợi nhuận những sản phẩm của chính mình.

Nói đến hội nhập, cũng cần phải phân biệt hội nhập hồn tồn và hội nhập từng phần.Trong đó, hội nhập hoàn toàn là khi doanh nghiệp tự đứng ra sản xuất tất cả các đầu

vào đặcbiệt cần thiết cho tiến trình sản xuất của nó hoặc khi doanh nghiệp tự đảm nhận tất cả các đầu ra.Hội nhậptừng phần là khi doanh nghiệp chỉ chủ động tham gia 1 phầnnào đó của đầu vào hoặc đầu ra của nó. Có nghĩa là doanh nghiệp vẫn mua các yếu tố đầu vàotừ các nhà cung cấp độc lập bên ngoài bổ sung cho khả năng tự cung cấp 1 phần cho nhu cầusản xuất của nó hoặc ngồi việc tự tổ chức bán hàng thông qua kênh phân phối của doanhnghiệp, doanh nghiệp còn phải nhờ đến các kênh phân phối độc lập khác bán sản phẩm của nó.

Nếu căn cứ vào phạm vi hội nhập có thể phân biệt hội nhập trong nội bộ là hội nhập bằng cách thành lập các công ty con tách ratừ các công ty gốc và hội nhập với bên ngoài là hội nhập bằng cách tiếp quản hoặc mua đứt công ty khác để sát nhập vào hệ thống quản lý của cơng ty mình.

Một phần của tài liệu 4.quan-tri-chien-luoc (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w