Nguồn: Roberta Russell and Bernard W.Taylor (2011)
Các nghiên cứu trong nước được tổng quan chỉ nhấn mạnh tới các vật tư “nhu cầu phụ thuộc” là đối tượng của lý thuyết MRP trong khi cần phải chú giải rõ là lý thuyết này áp dụng đối với nhu cầu rời rạc, không ổn định. Nếu nhu cầu là ổn định thì việc xác định số lượng vật tư và thời điểm mua vào đã được xác định theo các mơ hình quản trị hàng dự trữ như EOQ hoặc POQ (xem hình 3.1)
Loại doanh nghiệp sản xuất nào ứng dụng một cách hiệu quả MRP?
Lý thuyết MRP dựa trên nền tảng việc phân tách sản phẩm cuối cùng thành nhiều chi tiết và bộ phận cấu thành, các chi tiết/bộ phận cấu thành này được tạo ra từng bước trong quá trình sản xuất hay lắp ráp sản phẩm. Vì vậy theo Roberta Russell and Bernard W.Taylor (2011), lý thuyết này chỉ được ứng dụng khi sản xuất các sản phẩm phức hợp (Complex products, sản xuất gián đoạn (job shop) và lắp ráp theo yêu cầu (assemble-to-order). Các giáo trình tiếng việt do các tác giả trong nước biên soạn đều không nêu được rõ yêu cầu này. Chẳng hạn với việc sản xuất bánh mì (tất cả nguyên liệu được đưa vào cùng lúc) hoặc sản xuất/lọc dầu (dòng sản xuất liên tục) thì lý thuyết này khơng có ý nghĩa.
Một cách cụ thể, MRP rất có giá trị trong các ngành công nghiệp nơi mà một số
lượng sản phẩm được làm th eo lô sử dụng cùng một thiết bị. Như ta có thể thấy trong bảng 3.1, MRP rất có giá trị đối với các cơng ty liên quan tới qui trình lắp
ráp và ít có giá trị đối với các công ty chế tạo. Một điểm nữa cần ghi nhớ là MRP
không áp dụng tốt trong các công ty sản xuất số lượng ít sản phẩm hàng năm. Đặc biệt là đối với các công ty sản xuất các sản phẩm cầu kỳ, đắt tiền đòi hỏi các thiết kế và nghiên cứu tối tân, thì kinh nghiệm cho thấy rằng thời gian chờ xử lý có khuynh hướng rất dài và cũng khơng chắc chắn, và cấu hình của sản phẩm cũng phức tạp. Những công ty như vậy cần ứng dụng kỹ thuật kiểm sốt mạng lưới cơng việc của quản trị dự án
Bảng 3.1 Khả năng ứng dụng của lý thuyết MRP đối với các DN sản xuất
DN sản xuất Mơ tả và ví dụ Mức độ
ứng dụng Lắp ráp theo Kết hợp nhiều phụ tùng thành phần vào thành Cao nhu cầu tồn phẩm, sau đó dự trữ trong kho để thoả mãn nhu
kho cầu khách hàng.
Ví dụ: đồng hồ, cơng cụ và thiết
Làm theo nhu Các mặt hàng được chế tạo bằng máy thay vì Vừa cầu tồn kho được lắp ráp từ các phụ tùng. Mức hàng tồn kho
được xác định dựa trên dự báo về nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ: vịng bạc piston, công tắc điện
Lắp ráp theo Sự lắp ráp cuối cùng được thực hiện bằng các tuỳ Cao đơn hàng chọn tiêu chuẩn theo sự lựa chọn của khách hàng.
Ví dụ: xe tải, máy phát điện, động cơ
Làm theo đơn Các mặt hàng được chế tạo bằng máy theo đơn Thấp hàng hàng của khách hàng. Đây thường là các đơn
hàng cơng nghiệp.
Ví dụ: vịng bi, cần số, chân ga.
Thiết kế theo Các mặt hàng được chế tạo hay lắp ráp hoàn Cao đơn hàng chỉnh theo qui cách của khách hàng.
Ví dụ: turbine máy phát điện, cơng cụ máy móc hạng nặng
Sản xuất theo Bao gồm các ngành công nghiệp như luyện kim, Vừa quy trình cao su, nhựa, giấy đặc biệt, hố chất, sơn, dược
phẩm và thiết bị chế biến thực phẩm
Nguồn: Robert Jacobs and Richard Chase (2015)
Như vậy lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu hiện tại không phải được ứng dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất và không phải đối với tất cả các loại nhu cầu nguyên vật liệu.
3.2 CÁC KHUYẾN NGHỊ CỦA Đ Ề TÀI ĐỐI VỚI GIẢNG DẠY, NGHIÊNCỨU VÀ ỨNG DỤNG MRP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CỨU VÀ ỨNG DỤNG MRP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
Trên cơ sở các đánh giá và bàn luận ở trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị đối với việc giảng dạy và nghiên cứu về quản trị sản xuất nói chung và về lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu nói riêng.
3.2.1 Đối với việc giảng dạy
Từ thực tế việc nghiên cứu tổng quan về lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, chúng tôi khuyến nghị các giảng viên khi tiếp cận môn học quản trị sản xuất nói chung hoặc từng nội dung của mơn học, ngồi các tài liệu tiếng việt cần cố gắng tham khảo thêm các tài liệu bằng tiếng anh. Các tài liệu tiếng việt khi biên soạn đều cơ bản dựa trên việc kế thừa nghiên cứu từ các tài liệu nước ngồi. Khi biên soạn, các tác giả có thể khơng trình bày đầy đủ, hoặc hiểu sai một nội dung nào đó. Người biên soạn sau kế thừa người biên soạn trước dẫn tới “tam sao thất bản”. Các giảng viên khi đọc các giáo trình tiếng việt cần đọc với tư duy “phản biện”, để nếu thấy có những bất hợp lý cần tìm thêm các tài liệu khác để nghiên cứu so sánh, đặc biệt là tài liệu gốc tiếng anh.
Để giảng dạy tốt phần lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, các giảng viên cần đặt nó trong tổng thể các kiến thức về hoạch định sản xuất tổng hợp và phải kết hợp với các kiến thức của quản trị dự trữ và điều độ sản xuất. Cần lưu ý rằng:
- Các mơ hình quản trị hàng dự trữ thơng thường dựa trên giả thuyết là nhu cầu không thay đổi trong khi lý thuyết MRP dựa trên giả thuyết là nhu cầu
thay đổi liên tục (nhu cầu rời rạc). Cách xác định cỡ lô nguyên vật liệu khác nhiều so với các mơ hình quản trị dữ trữ cơ bản.
- Q trình sản xuất/lắp ráp ra sản phẩm cuối cùng theo lý thuyết MRP gồm nhiều công đoạn (với các chi tiết khác nhau) được sắp xếp tuần tự, thực ra cũng là một cách điều độ trong sản xuất. Các nội dung lý thuyết của chương “điều độ sản xuất” gắn với điều độ các đơn hàng, lý thuyết MRP gắn với điều độ quá trình lắp ráp/sản xuất ra một sản phẩm.
Việc lấy các ví dụ cụ thể để minh họa quá trình và cấu trúc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu là rất quan trọng để giúp sinh viên hiểu được nội dung này. Nên lấy ví dụ đối với các sản phẩm và chi tiết cụ thể (cái bàn, cái xe) hơn là các ví dụ minh họa với các sản phẩm A,B,C hay các chi tiết X, Y, Z.
3.2.2 Đối với việc nghiên cứu
Về các chủ đề nghiên cứu liên quan đến lý thuyết hoạch định nguyên vật liệu: lý thuyết MRP và các phần mềm hiện tại mới tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gián đoạn và lắp ráp với các sản phẩm phức hợp. Việc phát triển lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu hoặc điều chỉnh các cấu phần của lý thuyết hiện tại cho phù hợp với các đối tượng doanh nghiệp khác là một chủ đề còn bỏ ngỏ, chờ đợi sự đóng góp của các nhà nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có thể tiến hành nghiên cứu việc ứng dụng MRP trong bối cảnh các doanh nghiệp cụ thể của Việt Nam và đánh giá tác động của MRP đến năng suất và hiệu quả của sản xuất. Trong các bối cảnh đặc thù của Việt Nam và trong một ngành sản xuất cụ thể, điều gì cần phải lưu tâm để áp dụng MRP một cách hiệu quả và hiệu suất.
Khi lựa chọn các doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu về MRP hoặc là phê duyệt đề tài khóa luận hoặc nghiên cứu của sinh viên về MRP, các giảng viên cần chú ý lựa chọn doanh nghiệp với các đặc thù phù hợp. Chẳng hạn, việc nghiên cứu lý thuyết MRP tại các doanh nghiệp sản xuất điện hoặc dầu khí là khơng khả thi.
3.2.3 Đối với việc ứng dụng lý thuyết hoạch định nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp nghiệp
Các doanh nghiệp nên ứng dụng lý thuyết MRP trong việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Lý thuyết này đã được viết thành các phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý các đặc điểm về nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp mình cũng như đặc điểm của quá trình sản xuất để mua và sử dụ ng hiệu quả phần mềm này, ứng dụng cho việc hoạch định, điều độ và dự trữ nguyên vật liệu.
Khi ứng dụng phần mềm về MRP, doanh nghiệp cũng cần tham khảo triết lý sản xuất đúng lúc để vận dụng vào quá trình hoạch định và điều độ sản xuất của mình. Các doanh nghiệp cũng cần có cán bộ hiểu biết hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP và có cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin phù hợp..
Sau đây là danh sách các nhà cung cấp có uy tín về các phần mềm MRP và ERP Bảng 3.2 Các nhà cung cấp phần mềm MRP và ERP
Công ty Đặc điểm công ty/phần mềm Trang web
JDA Sofware Tăng trưởng trong thời gian gần đây nhờ việc mua lại hai công ty phần mềm i2 và Manugistics. Chuyên về ứng dụng cho chuỗi cung ứng
www.ida.com
Microsoft Tích hợp với Windows và bộ công cụ Office. Sản phẩm ERP là Microsoft Dynamics với tích hợp tính năng quản lý quan hệ khách hàng
Oracle Nhà cung cấp cơ sở dữ liệu chính www. Oracle.com (phần mềm và phần cứng)
SAP Nhà cung cấp ERP lớn nhất. Sản www.sap.com phẩm có phạm vi bao trùm toàn
diện đ ối với nhiều ngành công nghiệp
BRAVO Công ty phần mềm Việt Nam http://www.bravo.com.vn/vi
KẾT LUẬN
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) là một q trình để tính tốn số phụ tùng, linh kiện và các vật liệu khác cần thiết để sản xuất một sản phẩm. Một hệ thống MRP thực hiện các tính tốn cho hàng ngàn mặt hàng khác nhau và xác định lịch trình chi tiết cho thấy chính xác những gì cần thiết (số lượng và thời gian) để mua hàng và lên lịch sản xuất.
Đề tài nghiên cứu về thuyết MRP đã đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đặt ra với các kết quả cụ thể như sau:
- Tổng quan nghiên cứu và tổng hợp được đầy đủ lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) được trình bày trong các sách, giáo trình trong và ngồi nước. Theo đó, tác giả đã thống kê và tóm tắt kết quả các nghiên cứu tiêu biểu và tổng hợp cơ sở lý luận về lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu bao gồm cách hiểu, lợi ích và các yêu cầu ứng dụng; cấu trúc hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và quy trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu;
- Đánh giá được hiện trạng lý thuyết về hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu hiện nay. Lý thuyết này chỉ có thể ứng dụng đối với các nhu cầu nguyên vật liệu phụ thuộc và rời rạc (không liên tục), cũng như với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phức hợp (gồm nhiều cấu phần), lắp ráp hoặc sản xuất gián đoạn;
- Nêu các khuyến nghị đối với giảng viên trong việc giảng dạy phần lý thuyết này trong học phần Quản trị sản xuất; trong việc nghiên cứu hoặc hướng dẫn nghiên cứu liên quan tới lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và các khuyến nghị với các doanh nghiệp sản xuất trong việc ứng dụng lý thuyết và phần mềm hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MRP.
Mặc dù rất cố gắng để làm tốt nhất có thể, chúng tơi vẫn ý thức được về hạn chế của đề tài này. Hạn chế chính của nghiên cứu này là thiếu việc thu thập các đánh giá vê MRP từ các giảng viên trực tiếp giảng dạy và từ các doanh nghiệp thực tế có thể
đang ứng dụng lý thuyết này trong sản xuất. Nếu có thêm được các ý kiến đánh giá đó, thì các kết luận của đề tài sẽ có tính thuyết phục cao hơn.
Nghiên cứu này cũng gợi mở các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai gắn với lý thuyết MRP. Chẳng hạn là nghiên cứu ứng dụng MRP vào các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là liệu việc ứng dụng MRP có thực đem lại năng suất và hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp sản xuất hay không?
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Công Doanh (2012), Quản trị hậu cần, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2. Hồ Tiến Dũng (2008), Quản trị Sản xuất và Điều hành, NXB Lao động.
3. Nguyễn Tuấn Hùng (2014), Giáo trình Quản trị Sản xuất, Đại học Cơng nghiệp, TP HCM.
4. Nguyễn Văn Nghiến (2001), Quản lý sản xuất, NXB Thống kê. 5. Nguyễn Thanh Liêm (2006), Quản trị sản xuất, NXB Tài chính.
6. Trần Đức Lộc và Trần Văn Phùng (2008), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Tài chính.
7. Trương Đức Lực và Nguyễn Đình Trung (2011), Quản trị tác nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
8. Đồng Thị Thanh Phương (2005), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Thống kê. 9. Lê Quân và Hoàng Văn Hải (2010), Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương
mại, NXB Thống kê
10. Robert Jacobs and Richard Chase (2015), Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng (Bản dịch tiếng việt), Nhà xuất bản Kinh tế TP. HCM.
11. Trương Đoàn Thể (2007), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Thống kê. 12. Đặng Minh Trang (2003), Quản trị sản xuất và tác nghiệp NXB Thống kê. 13. Nguyễn Đình Trung (2009), Bài tập Quản trị Sản xuất và tác nghiệp, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân.
14. Đoàn Thị Hồng Vân (2011), Quản trị cung ứng, NXB Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
Tài liệu tiếng Anh
15. Chase and Richard B. (2003), Operations Management for Competitive Advantage, 9nd e., McGraw-Hill.
17.James R. Evans (1997), Operations Management, Vest Publising Company.
18.John E. Hanke, Dean W. Wichern (2001), Business Forecasting, Prentice Hall, Inc.
19.John Naylor (1995), Operations Management, Pitman.
20.Kaijewski and Ritwmen (2007), Operations Management, Pearson Prentice Hall.
21.Mark D. Hanna (2001), Operations Management, Prentice Hall, Inc.
22.Nigel Slack et al. (2010), Operations Management, Prentice Hall, Inc
23.Reid (2007), Operations Management: an integrated approach, Wiley.
24.Roberta Russell & Bernard W. Taylor (2011), Operations Management, 7th edition, John Wiley & Sons, Inc.
25.Stevenson (2006), Operations Management with student DVD and Power web, McGraw-Hill.
PHỤ LỤC: TÌNH HUỐNG VÀ BÀI TẬP PHỤC VỤ GIẢNG DẠY
Để có những đóng góp thiết thực và có ý nghĩa hơn đối với việc giảng dạy, nghiên cứu, biên soạn giáo trình, tài liệu quản trị sản xuất liên quan tới nội dung hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, chúng tơi đề xuất bổ sung một số tình huống, bài tập và câu hỏi trắc nghiệm gắn với nội dung này
BÀI TẬP Bài tập 1
Để sản xuất sản phẩm A, doanh nghiệp Cầu Tiến cần 3 bộ phận B và 3 bộ phận C, mỗi bộ phận B lại có 2 đơn vị Đ và 3 đơn vị E; mỗi bộ phận C cần 1 đơn vị E và 2 đơn vị F, mỗi đơn vị F cần có 1 đơn vị G và 2 đơn vị D.
a. Vẽ sơ đồ kết cấu sản phẩm
b. Biết nhu cầu về sản phẩm A là 200 sản phẩm. Xác định các nhu cầu phụ thuộc.
Bài tập 2
Một công ty sản xuất sản phẩm X cấu tạo từ 1A, 3B. Bộ phận A được cấu tạo bởi 3C, 4D. Bộ phận B được cấu tạo bởi 2E và 3F. Cụm chi tiết D được cấu tạo bởi 2 chi tiết F. Biết nhu cầu về sản phẩm X là 20. Thời gian lắp ráp X là 1 tuần, thời gian sản xuất A là 3 tuần, thời gian sản xuất B là 2 tuần.
a. Vẽ sơ đồ kết cấu sản phẩm
b. Để sản phẩm X hồn thành vào tuần thứ 8 thì bộ phận A và B phải hồn thành vào tuần thứ mấy?
Một bộ phận máy S có nhu cầu ở tuần thứ 7 là 100 đơn vị. Mỗi bộ phận máy S cần 1 cụm T và 0,5 cụm U. Mỗi cụm T cần một chi tiết V, hai chi tiết W và một chi tiết X. Mỗi cụm U cần 0,5 chi tiết Y và ba chi tiết Z. Xí nghiệp Văn Minh có thể tự