3.2.1 .Đẩy mạnh các hoạtđộng nghiên cứu thịtrường và dựbáo thị trường
3.2.3. Giải pháp về chính sách giá
Trong mơi trường kinh doanh hiện nay thì giá cả là yếu tố cạnh tranh rất quan trọng giữa các doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, giá của công ty được đánh giá là khá phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên với tình hình giá cả thường xuyên biến động vàảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh nên cơng ty cần xây dựng cho mình chính sách giá linh hoạt, hợp lý để có thể cạnh trạnh với các đối thủ khác và phát triển lâu dài trong tương lai.
- Xác định giá phân bón dựa trên chi phí sản xuất và đối thủ cạnh tranh, cụ thể là so với phân bón cùng loại. Đảm bảo tiêu chí giá rẻ mà chất lượng cao, theo như đánh giá của đại đa số hộ sản xuất nông dân. Bên cạnh đó đối với dịng phân bón NPK Bơng lúa cao cấp, nên áp dụng mức giá bằng hoặc thấp hơn không đáng kể để cạnh tranh với NPK Đầu trâu, sở dĩ với mức giá như vậy để phù hợp với nhận thức phân bón cao cấp là đắt tiền của nhiều hộ nông dân.
- Giá phân bónở thị trường Huế hiện đang có sự bấp bênh theo từng thời vụ, gây khó khăn cho nhà phân phối cũng như đối với người tiêu dùng. Phía cơng ty cần hạn chế vấn đề này, phải đảm bảo tính ổn định về giá dựa vào lợi thế về nguyên liệu đầu vào và tínhổn định trong sản xuất của cơng ty. Trong một số thời điểm thích hợp cơng ty nên có mức giá ổn định để tạo sự yên tâm cho khách hàng và tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
- Tận dụng lợi thế về ngun vật liệu, nhân cơng và chi phí vận chuyển để giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giá thành,đưa ra được mức giá bán cạnh tranh.
- Cần kiểm tra mức giá bán NPK Bông lúa của các kênh phân phối, tránh trường hợp bán phá giá, ảnh hưởng đến quyền lợi của hộ nông dân cũng như uy tín của cơng ty.
- Có thể áp dụng chíến lược trợ giá, định giá thâm nhậpđể bù đắp lợi nhuận ở các vùng tiêu thụ mạnh tại thị trường Huế sang các điểm vùng xa, hỗ trợ người dân chi phí vận chuyển, trước mắt để mở rộng thị phần và tiếp cận với các hộ nông dân dần dần gia tăng khối lượng tiêu thụ. Chiến lược này sẽ giúp công ty mổ rộng thị phần, ngăn cản sự tham gia thị trường của đồi thủ cạnh tranh, làm tối đa hóa doanh số bán trên đơn vị sản phẩm, tối đa hóa cơng suất sản xuất của cơng ty. Tuy nhiên, công ty chỉ nên áp dụng vào một số thời điểm và phải đảm bảo thuyết phục được khách hàng.