1.4.4. Sự tham gia của cộng đồng
Quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC là cơng việc phức tạp, địi hỏi sự thỏa thuận và cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư đến người dân, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội - môi trường. Tuy nhiên, cộng đồng sống trong khu vực là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các quyết định của nhà chức trách. Do vậy, trong một xã hội đề cao tính cơng bằng - dân chủ như hiện nay, quyền lợi của người dân cần được đặt ở ví trí cao nhất. Để đảm bảo thực hiện điều đó một cách tốt nhất là cho họ tham gia vào q trình QLĐT, bởi chính những người sống trong cộng đồng sẽ hiểu rõ nhất họ thực sự cần gì [21].
Trong công tác QLĐT tại Việt Nam, đặc biệt tại khu NĐLS thành phố Hà Nội, STGCCĐ khơng phải chưa từng có tiền lệ, thậm chí cịn diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn trước đây và đạt được nhiều thành quả. Cuối thế kỉ 19, lần đầu tiên, cộng đồng dân cư tham gia xây dựng Hà Nội. Việc hiện thực hóa những phác thảo về quy hoạch khu phố Tây tại Hà Nội của người Pháp những năm 1890 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý QHXD tại khu phố của người bản xứ – tức khu phố cổ hiện nay [22]. Nửa đầu thế kỉ 20, công cuộc QHXD thành phố có nhiều hoạt động. Năm 1902, dự án QHC cho khu bản xứ của Sở Đô thị được nghiên cứu. Tới thời điểm trước dự án của Ernest Hébrard, toàn thành phố có 60-70% nhà gạch được xây dựng. Năm 1957, bản đồ kiến thiết Hà Nội tỷ lệ 1/1000 do Phạm Gia Hiển lập được công bố. Lần đầu tiên quy hoạch Hà Nội do người Việt Nam thực hiện và được thông qua Hội đồng thành phố của người Việt Nam.Nửa sau thế kỉ 20, STGCCĐ dân cư Hà Nội thể hiện qua sự góp sức xây dựng hàng loạt cơng trình lớn của thành phố như: công viên Thống Nhất, Đường Thanh Niên, Hồ Thành Công, Thanh Nhàn, sông Tô Lịch, đắp đê Sông Hồng.Năm 1986, bắt đầu thời kì đổi mới. Những làng q đơ thị hóa để trở thành thành phố đã “nhập khẩu” thiết chế quản lý của châu Âu để rồi sau đó bị lãng quên. Sở Nhà Đất Hà Nội có kho 93 tờ Bản đồ sổ sách lưu trữ hồ sơ quản lý hàng trăm ngàn ngôi nhà bao gồm các phố và 54 làng nội thành.
Giai đoạn đầu thế kỉ 21 tới nay, trong cơng tác QLĐT nói chung, quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC nói riêng, vai trị và STGCCĐ chưa được khai thác triệt để. Người dân còn bị động trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ của mình. Thực tế, qua
khảo sát các cá nhân và tập thể làm việc trong ngành xây dựng đô thị cho thấy đa số cịn ít quan tâm tới vấn đề kiến trúc, cảnh quan KGCC. Hầu hết còn thờ ơ, chưa chủ động bày tỏ quan điểm về các chính sách của chính quyền. Chưa có cơ chế để cộng đồng tham gia vào công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC một cách thiết thực và hiệu quả. Thực trạng STGCCĐ trong quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC đơ thị nói chung, khu NĐLS Hà Nội nói riêng hầu như chỉ xuất hiện trong nội dung quản lý khai thác, sử dụng. Cụ thể là sự tham gia của các đội dân phòng, tự quản trong việc giữ trật tự đô thị nơi công cộng. Gần đây, từ sự phát động phong trào của các tổ chức NGO, các hội, nhóm đã tạo nên một số phong trào cộng đồng tham gia kiến tạo các KGCC nhỏ như sân chơi, vườn hoa nhưng chưa thực sự rộng rãi.
1.5. Các cơng trình khoa học, các luận án tiến sỹ có liên quan 1.5.1. Các cơng trình nghiên cứu khoa học
1) Đề tài NCKH “QLĐT trong bảo tồn và quản lý vườn hoa/sân chơi khu dân cư trong các quận nội đô Hà Nội” của TS Nguyễn Thị Hiền thực hiện dưới sự tài
trợ của Quĩ châu Á và Health Bridge. Nghiên cứu cung cấp một phân tích hiện trạng các vườn hoa/ sân chơi đã và đang bị mất đi hoặc xuống cấp; phân tích những điểm chưa hồn thiện trong hệ thống quản lý nhà nước từ hệ thống văn bản qui phạm đến tổ chức bộ máy thực hiện việc bảo tồn các KGCC này. Đưa ra một số biện pháp để
quản lý, bảo tồn kiến trúc, cảnh quan các khu vườn hoa/ sân chơi trong các khu dân cư tại các quận nội đô Hà Nội được đề xuất: Cải thiện chính sách và các quy định của pháp luật; Cải thiện quy chuẩn/ tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh và quy hoạch nâng cấp đô thị; Cải thiện hệ thống quy hoạch và quản lý kiến trúc, cảnh quan công viên/ vườn hoa/ sân chơi; Cải thiện quy hoạch và quản lý sử dụng đât để có đất cơng dành cho cơng viên/ vườn hoa/ sân chơi; Thiết lập hệ thống thơng tin thống nhất trên tồn thành phố để quy hoạch và quản lý tốt hơn; Huy động đất sẵn có, các nguồn lực, các sáng kiến cho việc tạo ra, cải thiện công viên/ vườn hoa/ sân chơi [25].
2) Đề tài NCKH về di sản kiến trúc, cảnh quan Hà Nội của Viện nghiên cứu kiến
trúc (BXD) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI)
đã nghiên cứu về hướng quản lý bảo tồn di sản kiến trúc, cảnh quan Hà Nội [97]. Trong đó bước đầu nhận diện giá trị di sản kiến trúc, cảnh quan của một số khu đặc
thù như: khu phố Cổ, khu phố Cũ, làng nghề, thành cổ. Từ đó đã đề xuất một số biện pháp để quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản đô thị: Xây dựng các tiêu chí để đánh giá di sản đơ thị; Phân loại di sản; Hồn thiện hệ thống VBQPPL để hướng dẫn thực hiện các nội dung bảo tồn di sản kiến trúc, cảnh quan đô thị một cách cụ thể; Tăng cường STGCCĐ trong quản lý, bảo tồn di sản đô thị Hà Nội [105]
3) Đề tài NCKH “Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và cơng trình có giá trị trên địa bàn Hà Nội” của Sở QHKT Hà Nội thực hiện trong khn khổ
chương trình nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Đề tài này đã khái quát quỹ di sản tại Hà Nội và đề xuất 6 giải pháp đẩy mạnh quản lý Di sản thơng qua nhân lực, xây dựng chương trình, bộ máy quản lý, sự phối hợp với trung ương và các địa phương, phân loại kiến trúc để bảo tồn, trong đó có khái quát về khu đặc thù của Hà Nội [96].
4) Đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu hướng dẫn thiết kế đô thị các KGCC tại các đô thị lớn ở Việt Nam (Các trung tâm, quảng trường, đại lộ lớn và các khu đô thị) Đề tài tập trung nghiên cứu lập hướng dẫn công tác TKĐT trong hệ thống
QHĐT nhằm cung cấp một công cụ hữu hiệu phục vụ công tác QLĐT đặc biệt là vấn đề tổ chức không gian, kiến truc, cảnh quan, thẩm mĩ đô thị và những vấn đề liên quan đến thể chế khác. Mục tiêu của đề tài này nhằm tập trung nghiên cứu lập hướng dẫn công tác TKĐT trong hệ thống QHĐT, cung cấp một công cụ hữu hiệu phục vụ công tác QLĐT đặc biệt là vấn đề tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, thẩm mĩ đô thị và những vấn đề liên quan đến thể chế khác. Đề tài thông qua những nghiên cứu cho KGCC như quảng trường, đại lộ, Trung tâm và các khu đô thị mới, đặc biệt tập trung vào Quảng trường công cộng để lập hướng dẫn thiết kế đơ thị các KGCC nói riêng và cho các khu vực chức năng có hoạt động cơng cộng khác trong các đơ thị. Đề tài này cũng mong muốn được áp dụng bản Hướng dẫn này trong quy trình quy hoạch xây dựng hiện nay để nâng cao cơng tác kiểm sốt phát triển đô thị với mục tiêu xây dựng các đô thị giàu và đẹp [100].
5) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu không gian xanh trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị” do Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn chủ
gian xanh với việc cải tạo và bảo vệ môi trường ĐT; Đề xuất một số giải pháp về quy hoạch tổ chức không gian xanh, lựa chọn chỉ tiêu và cây trồng thích hợp. Đề tài đánh giá thực trạng không gian xanh và môi trường đô thị Việt Nam. Từ đây rút ra những vấn đề yêu cầu tổ chức cây xanh đô thị đối với môi trường đô thị; Xác định những cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian xanh nhằm đề xuất những giải pháp tổ chức để cải thiện và môi trường đô thị; Đề xuất những giải pháp tổ chức không gian xanh nhằm cải thiện và môi trường đô thị ở Việt Nam, cụ thể là Thủ đô Hà Nội. Kết quả đề tài đề xuất được danh mục cây trồng đô thị và kiến nghị sử dụng một số công thức làm cơ sở cho bước nghiên cứu tiếp theo. Đã kiến nghị và đề xuất được một số chỉ tiêu đất cây xanh và giải pháp quy hoạch trong công tác nghiên cứu thiết kế quy hoạch đô thị ở Việt Nam [101].
7) Đề tài NCKH cấp thành phố “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh ở Hà Nội” và “Xây dựng và quản lý không gian xanh trong các khu đô thị mới ở Hà Nội đến năm 2020 với sự tham gia của cộng đồng” của GS
Đỗ Hậu (2000-2001) [102]. Trong 2 đề tài khoa học trên, các tác giả tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng cây xanh và không gian xanh tại các khu đô thị mới trên địa bàn nội thành Hà Nội, làm rõ yếu kém, xác định nguyên nhân. Các đề tài đã đề xuất giải pháp phát triển cây xanh, có khai thác sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển cây xanh, quản lý khai thác sử dụng không gian xanh trong các khu đô thị mới.
1.4.2. Các luận án tiến sỹ
1) Luận án PTS “Bố cục Phong cảnh vườn - công viên” của Nguyễn Thị Thanh
Thuỷ (1985). Trong luận án, tác giả đã nghiên cứu, phân loại các loại vườn cổ truyền thống của Việt Nam, tổng hợp các kinh nghiệm trong nước và quốc tế về bố cục phong cảnh vườn, công viên, lập bảng cây trồng, đề xuất cách bố trí cây xanh trong vườn, cơng viên. Đây là đề tài về quy hoạch, tổ chức phong cảnh, cảnh quan vườn, công viên, không nghiên cứu về quản lý kiến trúc, cảnh quan. Tuy nhiên, có thể tham khảo giải pháp tổ chức phong cảnh, cảnh quan vườn hoa, công viên [49].
2)Luận án tiến sĩ “ Khai thác và tổ chức cảnh quan trong sự hình thành và phát triển đơ thị Việt Nam” của Hàn Tất Ngạn (1992) đã đề cập đến những vấn đề chung
về KTCQ, kinh nghiện truyền thống trong thiết kế KTCQ ở Việt Nam và cả nước ngồi. Từ đó, tác giả chỉ ra những yếu tố cần kế thừa và phát triển. Cụ thể, các yếu tố hình thành cảnh quan đơ thị, vai trị của hệ thống cây xanh và văn hoá truyền thống đã được tác giả phân tích kỹ lưỡng [30].
3) Luận án tiến sĩ “ Quản lý kiến trúc đô thị” của Đào Ngọc Nghiêm (1989) đã
chỉ rõ các yếu tố tác động lên công tác QL kiến trúc ĐT và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực QL kiến trúc ĐT tại Hà Nội. Trong luận án, các cơ sở thực tiễn cũng như các cơ sở nghiên cứu lý luận được tổng hợp để đưa ra những định hướng chung, vĩ mô cho cơng tác QL kiến trúc ĐT nói chung. Tuy khơng nghiên cứu KT, CQ các KGCC cụ thể, nhưng luận án là tài liệu tốt về lý luận, phương pháp quản lý KT, CQ KGCC khu NĐLS thành phố Hà Nội [33].
4) Luận án tiến sĩ “Tổ chức KGCC trong đơn vị ở tại Hà Nội” của Phạm Trọng Thuật (2002) đưa ra một số kiến nghị thiết lập 3 cơ sở định hình KGCC dựa trên: Cơ sở văn hố truyền thống; cơ sở xã hội và cơ sở tự nhiên. Đề tài cũng đã đề xuất các mơ hình và giải pháp thiết kế, tổ chức KGCC nhằm cải tạo chất lượng đơn vị ở và xây dựng đơn vị ở mới hình thành trong tương lai đến 2020. Đây là một đề tài nghiên cứu sâu vào một phần khái niệm KGCC. Mặc dù chưa có cơ chế quản lý kèm theo nhưng là tài liệu tham khảo hữu ích để đề xuất cơ chế quản lý các KGCC [48].
5) Luận án tiến sĩ “Tổ chức không gian, kiến trúc quảng trường tại các đô thị lớn ở Việt Nam” của Tạ Nam Chiến (2010) đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quy
hoạch, tổ chức các không gian quảng trường tại các đô thị lớn ở Việt Nam. Tổng hợp và lượng hoá được các đặc điểm, thực trạng tổ chức các không gian quảng trường hiện hữu. Ngoài ra, luận án đã đưa ra được các giải pháp cải tạo quảng trường hiện hữu, quy hoạch, tổ chức không gian quảng trường tại các khu đô thị mới, tạo lập them quảng trường trong các khu đơ thị cũ nhằm hồn chỉnh hệ thống quảng trường trong đô thị [9].
6) Luận án tiến sĩ “Kiến tạo không gian cơng cộng ngồi trời ven biển – thành phố Nha Trang” của Trần Thị Việt Hà (2016) Luận án thông qua việc điều tra xã hội học,
tổng hợp và thống kê các hoạt động của con người trong các KGCC ngoài trời ven biển – Nha Trang. Đồng thời, xây dựng được nhóm tiêu chí để đánh giá chất
lượng KGCC ngồi trời cho khu vực nghiên cứu. Nhận dạng các khu vực hoạt động và phân nhóm theo phạm vi hoạt động. Xây dựng được một số nguyên tắc và giải pháp kiến tạo KGCC dựa trên chất lượng KGCC ngoài trời ven biển hiện hữu [18].
7) Luận án tiến sĩ “Quản lý khơng gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính khu vực NĐLS thành phố Hà Nội” cuả Trần Thọ Hiển (2017) Luận án đề
xuất cũng như xây dựng được bộ tiêu chí quản lý khơng gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính tại khu vực nội đơ. Ngồi ra, xây dựng được quy trình cũng như các nhóm giải pháp để quản lý khơng gian, kiến trúc, cảnh quan tại các tuyến phố chính. Đề xuất cơ chế chính sách, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền đơ thị trong quản lý nhà nước về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính tại Hà Nội. Cũng đề cập đến một số biện pháp phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc tham gia, giám sát và tự quản quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính khu vực NĐLS thành phố Hà Nội [26].
1.6. Các vấn đề cần nghiên cứu
Trên thế giới, KGCC hình thành từ hàng nghìn năm trước, gắn với những thành tựu lịch sử phát triển đô thị của nhân loại. Tại nhiều quốc gia, chính sách quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC tại NĐLS các thành phố nói riêng đã được chú trọng trong nghiên cứu, thực hành, và có được sự tham gia sâu rộng của cộng đồng.
Tại Việt Nam, cho tới thời điểm này, hệ thống lý luận về KGCC nói chung cịn yếu. Khái niệm KGCC chưa thống nhất, bị chia nhỏ thành nhiều khái niệm thành phần dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các VBQPPL. Ngoài ra, các nghiên cứu về KGCC không tập trung mà phân tán theo các nhóm thể loại như cây xanh, cơng viên, vườn hoa. Ở góc độ quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC, chỉ có một số lý thuyết chung về quản lý kiến trúc, cảnh quan đơ thị. Vì vậy, khi áp dụng vào đối tượng KGCC cịn mơ hồ, thiếu ngun tắc, tiêu chí quản lý.
Tại NĐLS thành phố Hà Nội, hệ thống KGCC đã hình thành từ lâu đời và tồn tại tới ngày nay tuy nhiên thiếu các nghiên cứu mang tính tồn diện, các chính sách quản lý có tính dẫn hướng. Đó chính là lý do dẫn đến thực trạng các KGCC đang mất dần đi,