Chăm sóc trước vào viện

Một phần của tài liệu Nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ cho bà mẹ có con bị tiêu chảy kéo dài tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi trung ương năm 2021 (Trang 27 - 29)

Chương 3 : BÀN LUẬN

3.2. Chăm sóc trước vào viện

Đa số các bà mẹ trong khảo sát của chúng tơi đều có hiểu biết đúng về bù dịch bằng oresol cho trẻ tiêu chảy (82%) (bảng 2.2). Đáng chú ý, đa số các bà mẹ đều tự điều trị cho con tại nhà trước khi tới cơ sở y tế (68%). Trong số các điều trị bằng thuốc không kê đơn có nhiều loại thuốc được sử dụng khác

nhau như kháng sinh, men vi sinh, thuốc cầm ỉa… Đặc biệt 100% các bà mẹ tự điều trị cho con tại nhà đều cho trẻ uống men vi sinh nhiều loại khác nhau. Việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định làm gia tăng tỷ lệ do kháng sinh, kéo dài thời gian tiêu chảy của trẻ. Việc quyết định sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa vào triệu chứng đi ngoài phân lỏng mà không dựa vào các dấu hiệu nhiễm trùng hay chỉ định của nhân viên y tế chứng tỏ kiến thức của người mẹ về chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy cịn nhiều hạn chế. Trong khảo sát của chúng tôi, trong số các bà mẹ tự dùng thuốc tại nhà, kháng sinh thường được tư vấn và cung cấp tại các cửa hàng dược nhỏ, các đơn thuốc tiêu chảy được bán không kê đơn với sự lẫn lộn giữa đơn thuốc của trẻ em và người lớn. Nhiều thuốc ở người lớn được sử dụng ở trẻ em, đồng thời các thuốc ở trẻ được sử dụng không đúng liều lượng phù hợp.

Đa số trẻ tiêu chảy kéo dài xảy ra ở nhóm trẻ đã bắt đầu ăn hỗn hợp hoặc ăn sữa công thức do điều kiện vệ sinh kém. Đặc điểm này tương đồng với nhiều nghiên cứu của tác giả khác như Laura M với kết quả sữa mẹ là yếu tố bảo vệ, giúp hạn chế nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn ruột với hậu quả là tiêu chảy nhiễm khuẩn [13]. Trong khảo sát cũng phát hiện một số trường hợp ăn sữa mẹ tuy nhiên là loại sữa mẹ đã được trữ đông trong tủ lạnh, điều kiện bảo quản, phá đông hay chế biến lại sữa có thể là các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa và dẫn đến tiêu chảy ở trẻ. Chế độ ăn hỗn hợp dễ dẫn tới khó đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm hay sữa, là nguyên nhân của tiêu chảy trong lứa tuổi ăn dặm. Bên cạnh đó, việc ăn sai còn khá phổ biến với 60% bà mẹ được hỏi cho con ăn sai cách bao gồm: pha sữa sai tỷ lệ, trữ sữa không đúng cách, giảm lượng ăn do con nôn, trớ, chuyển ăn hồn tồn sữa cơng thức, chuyển loại sữa khơng phù hợp, đặc biệt là các sữa freelactose. Số ít trẻ được chữa tiêu chảy bằng phương thức dân gian như lấy nước búp ổi, lá mơ…Tỷ lệ trẻ ăn không đúng cách trong nghiên cứu của chúng tôi là 60% cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền với 34% [14].

Một phần của tài liệu Nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc trẻ cho bà mẹ có con bị tiêu chảy kéo dài tại khoa dinh dưỡng bệnh viện nhi trung ương năm 2021 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)