Một số khái niệm liên quan đến tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than được sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây dựng tại việt nam (Trang 50 - 52)

7. Những đóng góp khoa học mới của tác giả luận án

2.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây

2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than được sử dụng

trong luận án

(1) Sản phẩm đốt than (CCP/CPPs):

CCP là các sản phẩm thu được chủ yếu từ quá trình đốt than hoặc làm sạch khí

thải bao bồm: tro bay, tro đáy, xỉ lị hơi, tro đốt than tầng sơi (FBC), hoặc vật liệu khử lưu huỳnh trong khói thải (FGD)[5].

(2) Tro than:

Tro than là thuật ngữ chung chỉ các vật liệu rắn thu được chủ yếu từ q trình

đốt than (ví dụ bao gồm tro bay, tro đáy, hoặc xỉ lò hơi)[5]. (3) Nhà máy nhiệt điện than:

Nhà máy nhiệt điện là nhà máy điện hoạt động theo nguyên lý biến đổi nhiệt

năng thành điện năng, bao gồm cả các nhà máy điện sinh khối, khí sinh học và nhà máy điện sử dụng chất thải rắn [1].

Nhà máy nhiệt điện là nhà máy dùng cơng nghệ đốt nhiên liệu hóa thạch (than,

dầu, khí) để sản xuất ra điện năng [9].

Nhà máy nhiệt điện than trong luận án được hiểu là nhà máy nhiệt điện dùng

cơng nghệ đốt nhiên liệu hóa thạch là than để sản xuất ra điện năng. (4) Tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than:

Tro bay là tro than thoát ra từ buồng đốt, cuốn theo dịng khí thải và được thu lại tại các thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí, ví dụ lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi kiểu túi và thiết bị lọc ướt [5].

Xỉ (tro đáy - xỉ đáy lị) là các hạt tro kết khối được hình thành trong lị hơi đốt than phun, do có kích thước lớn nên khơng thể bị cuốn theo dịng khí thải, sẽ va chạm vào tường lò hơi hoặc rơi xuống lọt qua các ghi lò, tới hộp thu tro ở đáy lị hơi. Tro đáy thường có màu xám hoặc màu đen, hồn tồn góc cạnh và có cấu trúc bề mặt xốp [5].

Thuật ngữ tro, xỉ trong luận án được hiểu là gồm 2 khái niệm “tro” và “xỉ”. Cả hai đều là những chất (cùng với nhiều chất khác) được thải ra trong quá trình phát điện và thuộc loại chất thải rắn. Trong đó, “tro” thải ra theo đường khói, hay còn gọi là “tro bay”; còn “xỉ” được thải qua đáy của lò hơi, hay còn gọi là “tro đáy” hay “xỉ đáy lò”.

(5) Vật liệu và Vật liệu xây dựng:

Vật liệu là đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc thực hiện nhiệm vụ chuyên

môn cụ thể, được người lao động tác động, biến đổi hoàn toàn để thành sản phẩm theo yêu cầu đặt ra [7].

Vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên cơng trình

xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ [17].

Vật liệu xây dựng trong luận án được hiểu là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng hoặc là vật liệu trực tiếp cấu thành cơng trình xây dựng.

(6) Vật liệu xây dựng làm từ tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than:

Vật liệu xây dựng làm từ tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than là thuật ngữ dùng để

chỉ các loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc (hoặc thành phần) từ tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện than được sử dụng để tạo nên cơng trình xây dựng.

Theo đó, các vật liệu xây dựng được làm từ tro, xỉ bao gồm clinker xi măng, bê tông, vữa, vật liệu tự chảy, vật liệu cường độ thấp có kiểm sốt; vật liệu đắp kỹ thuật; lớp base và lớp sub-base; vật liệu gia cố đất; bột khoáng; tấm tường và các vật liệu khác.

(7) Chất thải: là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [43].

Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, trong đó bao gồm chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường [8].

(8) Chất thải nguy hại: là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác [43].

Chất thải thơng thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại

hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại [8].

(9) Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác [43].

(10) Quản lý chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải [43].

(11) Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà khơng làm thay đổi tính chất của chất thải [8].

(12) Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải [8].

(13) Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chơn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải [8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy sử dụng tro, xỉ nhà máy nhiệt điện than làm vật liệu xây dựng tại việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w