2.2.2.L Các neuvên tắc chune
3.3.1. Những điểm cần sửa đổi, bổ sung của pháp luật
Xét về nguyêri tắc, pháp luật là một hiện tượng thuộc về kiến trúc thượng tầng, do vậy phải bị quyết định bởi cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Pháp luật về bảo
hiểm nhãn thọ ở Việt Nam phải được quyết định trước hết bởi chính nhu cầu và thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở nước ta. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn phải chịu tác động của một loạt các yếu tố khác vể kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có hai vấn đề đang cần được quan tâm đặc biệt, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm và mặt bằng hiểu biết về bảo hiểm nhân thọ của người dân nói chung. Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo hiểm nhân thọ cũng cần cân nhắc đến những yếu tố này, đảm bảo hài hồ lợ i ích xã hội và giữ vững pháp chế.
Trước hết, cần chỉnh sửa lại các quy định chưa phù hợp với nguyên tắc chung của nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ hiện vẫn còn xuất hiện một đôi chỗ trong các vãn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh này. Những thiếu sót này khơng chỉ thể hiện trình độ lập pháp cịn non yếu, đi ngược lại với yêu cầu phản ánh và điều chỉnh quan hệ hợp đồng phù hợp với các quy luật xã hội và định hướng phát triển của Nhà nước mà còn gây ra khá nhiều khó khăn, vướng mắc cho việc thực thi pháp luật trên thực tế. Những quy định hiện nay đã đưa cả cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp lâm vào tình thế phức tạp mà cuối cùng, nó cịn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Việc chỉnh sửa lại những nội dung này là một yêu cầu tất yếu và cần được thực hiện một cách nhanh chóng, tăng cường tính hợp lý và hiệu quả của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này.
X in được quay trở lại ví dụ về một quy định bất hợp lý có liên quan đến việc giải quyết trường hợp kê khai nhầm tuổi của người được bảo hiổm trong hợp đồng bảo hiổm nhân thọ vừa được trình bày tại mục 3.2. của Chương này. Quy định này được xây dựng rõ ràng là thiếu sự tham khảo cần thiết về đặc trưng của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Người phải chịu thiệt thời trước nhất khi áp dụng quy định này chính là khách hàng mua bảo hiểm (bên mua bảo hiểm). V ì vậy, việc chỉnh sửa ỉại nội dung của quy định này là vô cùng cẫn thiết, góp phần thể hiện rõ tinh thần
của pháp luật là trước hết và trên hết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Để phù hợp hơn với bản chất nghiệp vụ của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, nội dung này cần được trình bày theo hướng khi hợp đồng bị huỷ do tuổi của người được bảo hiểm không thuộc phạm vi bảo hiểm đã xác định trước, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả lại cho khách hàng giá trị lớn nhất mà doanh nghiệp đang nắm giữ, cụ thể là số lớn hơn giữa giá trị hồn lại và khoản phí bảo hiểm đã nộp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Có như vậy, quyền lợi của khách hàng mới được bảo đảm.
Cùng với việc chỉnh sửa những điểm chưa phù hợp về mặt nghiệp vụ, các văn bản pháp luật cũng cần được bổ sung những nội dung còn thiếu. Việc thiếu các quy định cần thiết là tình trạng chung của hệ thống pháp luật đang trong giai đoạn xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển mình sang cơ chế thị trường. Viộc bổ sung những nội dung như vậy trong toàn bộ hê thống văn bản pháp luật ở nước ta đang là yêu cầu chung đối với công tác lập pháp. Đối với riêng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, đây lại càng là một nhu cầu bức bách bởi hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này nhìn chung cịn thiếu và yếu, trong khi hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ lại đang phát triển với tốc độ khiến cho chính những chuyên gia về nghiệp vụ này cũng phải ngạc nhiên.
Những quy định mang tính nghiệp vụ cao đã được pháp luật tất cả các nước khác ghi nhận nhưng lại chưa có trong pháp luật nước ta cần được quan tâm xem xét với mức ưu tiên cao. Đa phần những quy định như vậy là kết quả đúc rút từ những bài học thu được trong thực tiễn kinh doanh và đều hướng tới mục đích tốt đẹp thức đẩy sự phát triển của ngành kinh doanh đầy tính nhân vẫn này. Trong giai đoạn trước mắt, phù hợp với điều kiện và tinh hình thực tiễn trên thị trường nước ta, có hai quy định nên được quan tâm, bổ sung ngay, đó là:
- Quy định về thời gian tự do xem xét. Đạo lý của quy định này, như đã trình bày ở trên, chính là việc tạo điều kiện cho người mua bảo hiểm có thể xem xét lại
các điều kiện cụ thể của hợp đồng (như số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, người thụ hưởng..• ) chỉ đến tay bên mua bảo hiểm sau khi họ đã nộp phí bảo hiểm đầu tiên và hợp đồng bảo hiểm đã phát sinh hiệu lực. Nhưng cũng phải đến lúc này, họ mới được tạo điều kiện để nghiên cứu một cách thật kỹ lưỡng sản phẩm mình đã chọn qua các tài liệu hợp đổng (trước đó, họ chỉ biết về sản phẩm qua lời giới thiệu của đại lý khai thác). Do vậy, thật hợp lý khi cho rằng bên mua bảo hiểm cần có một khoảng thời gian nhất định sau khi hợp đổng đã phát sinh hiệu lực và đã đến tay họ để xem xét lại xem hợp đồng đã được phát hành có đúng với khả năng tài chính, mong muốn và dự kiến của mình hay khơng. Nếu câu trả lời là không, khách hàng được quyền từ chối tham gia bảo hiểm và nhận lại phần phí mình đã đóng, đương nhiên là sau khi đã trừ đi các chi phí mà doanh nghiệp bảo hiểm phải bỏ ra để khai thác hợp đổng. Điều này cũng nhằm đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự do ý chí - một nguyên tấc cơ bản của việc giao kết và thực hiện mọi hợp đổng dân sự nói chung. Tuy nhiên, thời hạn này cũng phải đảm bảo khơng q dài để có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm, không đưa doanh nghiệp vào tình thế bất lợ i vì bị khách hàng lợi dụng. Trên cơ sở cân nhắc tất cả các yếu tố này, các doanh nghiệp bảo hiểm trên khắp thế giới đã cùng nhau lựa chọn và hầu hết đều chọn khoảng thời gian 14 ngày kể từ ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực. Các nhà lập pháp ở các quốc gia cũng nhận thấy tính hợp lý của thời hạn này, do vậy, pháp luật các nước đều ghi nhận nội dung tương tự.
Đối với điểu kiện thị trường nước ta, một quy định như vậy lại càng là vô cùng cần thiết vì nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ cịn q mới mẻ và trình độ hiểu biết của người dân nói chung về bảo hiểm nhân thọ còn rất thấp. Điều khoản này sẽ phát huy vai trị tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, với thực tế quy trình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại các doanh nghiệp ở V iệt Nam hiện nay, có thể nói thời hạn 14 ngày và tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực là khoảng thời gian phù hợp nhất cho bên mua bảo hiểm thực hiện quyền tự do xem xét lại hợp đồng của mình. Khoảng thời gian này là vừa đủ cho việc hợp đồng được phát hành và chuyển tới tay cho khách hàng nghiên cứu,
lại cũng khơng q dài để có thể gây biến động thường xuyên, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc quy định vấn đề này bằng một quy phạm pháp luật còn giải quyết được vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng thiếu thống nhất khi xây dựng và vận dụng quy định này giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường nước ta. Sự chủ động, linh hoạt là quyển riêng có trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên nếu khơng được định hướng thì sự linh hoạt q đà có thể gây rối loạn trên thị trường và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm.
- Quy định về những “ quyén lợi khổng thể bị tước đoạt” (nonforfeiture benefits): Quy định này là thông lệ trong điều khoản mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm trên thế giới. Lý do của sự có mặt những quy định này, như đã trình bày ở trên, xuất phát từ một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật nói chung - đó là tơn trọng và bảo vệ quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản. Khi một khách hàng nộp phí để giao kết một hợp đổng bảo hiểm nhân thọ, một phần phí của họ đã được tích luỹ trong một quỹ dự phòng để chi trả cho cam kết của công ty đối với khách hàng. Quỹ dự phịng này chính là một phần quyền lợi mà công ty đã cam kết thuộc về khách hàng. Khi bên mua bảo hiểm huỷ hợp đồng, cơng ty bảo hiểm thanh tốn lại cho họ giá trị giải ước chính là quỹ dự phòng này sau khi đã trừ đi phí giải ước (là phần chi phí bù đắp thiệt thịi cho cơng ty do khách hàng chấm dứt hợp đổng giữa chừng, gây ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty). Như vậy, những quyền lợi liên quan đến giá trị giải ước chính là các quyền đối với tài sản của bên mua bảo hiểm. Theo thông lệ quốc tế, những cách
thức được chấp nhận để thực hiện quyền này bao gồm: .
- Quyền được nhận giá trị giải ước khi huỷ hợp đổng;
- Quyền được hưởng bảo hiểm sinh mạng có thời hạn mở rộng (quyền được sử dụng giá trị giải ước như một khoản phí bảo hiểm nộp một ỉần để mua một hợp đổng bảo hiểm sinh mạng có thời hạn có Số tiền bảo hiểm bằng Số tiền bảo hiểm của hợp đồng chính);
- Quyền được chuyển hợp đổng sang hợp đổng có Số tiền bảo hiểm giảm (quyền được sử dụng giá trị giải ước như một khoản phí nộp một lần để mua một hợp đổng theo đúng loại hình bảo hiểm của hợp đổng chính, nộp đủ phí với phí nộp một lần và với Số tiền bảo hiểm theo mức mà giá trị giải ước có thể thanh tốn được).
Những nội dung này thường được pháp luật các nước quy định rõ và được thể hiện đầy đủ trong điều khoản mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Ở nước ta, tuy pháp luật có đề cập đến khái niệm “ giá trị hoàn lại’,(giá trị giải ước), nhưng nội dung của Luật Kinh doanh bảo hiểm (2000) cũng như các văn bản hướng dần có liên quan đều chưa đề cập đến vấn đề về các quyền lợi khơng thể bị tước đoạt nói cách khác là các quyển đương nhiên của chủ hợp đồng - bên mua bảo hiểm. Do không bị pháp luật bắt buộc, chưa có doanh nghiệp bảo hiểm nào ở Việt Nam cung cấp cho khách hàng của mình đầy đủ các quyền lợi này.
Việc bổ sung nội dung này vào luật trước hết nhằm bảo vệ một quyền lợi được coi là tất yếu thuộc về bên mua bảo hiểm. Quy định pháp luật sẽ buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp và đảm bảo đầy đủ các quyền này cho bên mua bảo hiểm và thể hiện rõ những nội dung này trong điều khoản mẫu hợp đồng. Quy định này cũng góp phần nâng cao chất lượng vãn bản pháp luật, đưa dần hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hội nhập với xu hướng và trình độ chung trên thế giới. Với mặt bằng trình độ hiểu biết chung về ngành bảo hiểm này ở nước ta hiện nay, văn bản luật có thể được bổ sung từng bước. Trong giai đoạn trước mắt, pháp luật cần ghi nhận rõ quyền của bên mua bảo hiểm được nhận giá trị giải ước hoặc chuyển hợp đổng sang dạng hợp đồng có Số tiền bảo hiểm giảm.
Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung quy định về việc xử [ý các khách hàng có hành vi cố ý nhằm trục lợi bảo hiểm. Trên thực tế, một hành vi trục lợi bảo hiểm được thực hiện bởi hàng loạt các hành động như giả mạo giấy tờ, lừa đảo, cản trở người thi hành cơng vụ (ví dụ như cản trở cơ quan công an điều tra làm rõ về tai nạn
xảy ra với người được bảo hiểm). Việc bổ sung những quy định này là vỏ cùng cần thiết, vừa để đảm bảo có điều kiện xử lý những trường hợp vi phạm phát sinh vừa có tác dụng răn đe những đối tượng đang có ý định thực hiện hành vi sai trái này. Trước mắt, những quy định này sẽ góp phần bình ổn thị trường, nơi đang xuất hiện ngày càng nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm phức tạp, gây ảnh hưởng lchông nhỏ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, v ề lâu dài, quy định này sẽ góp phần làm lành mạnh hoá quan hệ hợp đổng bảo hiểm nhân thọ, thúc đẩy ngành phát triển và góp phần đấu tranh chống lại các biểu hiện coi thường pháp luật, coi thường sinh mạng và lợi ích của người khác trong xã hội. Cần nghiên cứu, phân loại các hành vi trục lợ i bảo hiểm, từ đó tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có quy định chính xác những hành vi nào cần xử lý như một tội phạm hình sự, hành vi nào phải xử phạt vi phạm hành chính và quy định rõ những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được bồi thường vé những thiệt hại mà hành vi trục lợi bảo hiểm của khách hàng gây ra cho doanh nghiệp.
Nói tóm lại, việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm nhân thọ là hoạt động cần được quan tâm nghiên cứu, xem xét và thực hiện kịp thời. Có như vậy, pháp luật mới thực sự đóng vai trị mơi trường pháp lý cần thiết và hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
3.3.2. Những điểm cần sửa đổi, bổ sung trong các điểu khoản mẫu hợp