Điều kiện có hiệu lực của báo cáo kiểm tốn độc lập

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán theo luật Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Báo cáo kiểm toán độc lập chỉ thể hiện đƣợc giá trị pháp lý khi là một văn bản có hiệu lực. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của giao dịch dân sự dƣới dạng hợp đồng dịch vụ. Do đó, báo cáo kiểm tốn độc lập chỉ có hiệu lực khi giao dịch dân sự có hiệu lực.

Theo quy định trong điều 122 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự đƣợc xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều đó có nghĩa là báo cáo kiểm toán độc lập có hiệu lực khi: (i) Doanh nghiệp kiểm toán và kiểm tốn viên có giấy phép và chứng chỉ hành nghề hợp pháp, các kiểm tốn viên trong nhóm kiểm tốn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; (ii) Các bên tham gia ký hợp đồng một cách tự nguyện, kiểm tốn viên khơng bị ép buộc thực hiện kiểm toán trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội; (iii) Mục đích và nội dung của hợp đồng khơng vi phạm pháp luật, các chủ thể của hợp đồng không thông đồng, cấu kết để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; (iv) Báo cáo kiểm toán đƣợc kiểm toán viên ký xác nhận và đƣợc doanh nghiệp kiểm toán trực tiếp phát hành công khai, báo cáo kiểm tốn khơng có chữ ký của kiểm tốn viên thì sẽ khơng đƣợc cơng nhận và không đƣợc phép phát hành.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán theo luật Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)