1.1.1 .Khái niệm doanh nghiệp
1.5. Các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Để đạt được mục tiêu của chương trình, cơng tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau, trong đó các hình thức hỗ trợ chủ yếu được quy định từ Điều 7 đến Điều 12, Nghị định 66/2008/NĐ-CP gồm:
1.5.1. Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. của doanh nghiệp.
Điều 7 Nghị định 66/2008/NĐ-CP quy định: các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý hoặc do
địa phương mình ban hành, đăng tải trên trang thơng tin điện tử chính thức của
mình. Doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng miễn phí thơng tin đăng tải trên trang thông tin điện tử nêu trên. Mục II - Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành danh cho doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-TTg quy định: “Thực
hiện thông tin pháp lý cho doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau, bảo đảm thơng tin đầy đủ, kịp thời, có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh cho các doanh nghiệp”.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật ngoài yêu cầu đầy đủ và kịp thời còn
đòi hỏi phải thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận và có hệ thống.
1.5.2. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp
Điều 9, NĐ 66/2008/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các bộ, ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trong hoạt động này như sau: “Các Bộ tổ chức biên soạn tài liệu bồi
dưỡng kiến thức pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi
Nội dung công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp: tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức cơ bản về pháp luật kinh doanh cho
người quản lý doanh nghiệp; tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kỹnăng nghiệp vụ pháp chế cho cán bộ pháp chế của doanh nghiệp.
Hình thức thực hiện công tác bồi dưỡng pháp luật cho doanh nghiệp: biên soạn và phát hành tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật; tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về pháp luật kinh doanh; tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý của doanh nghiệp.
1.5.3. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 10, Nghị định 66/2008/NĐ-CP, khi có yêu cầu giải
đáp pháp luật của doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giải đáp pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường hợp việc giải đáp pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chưa đáp ứng được
u cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu các Bộ có liên quan giải đáp. Việc giải đáp được thực hiện thơng qua các hình thức: Giải đáp bằng văn
bản; Giải đáp thông qua mạng điện tử; Giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại; Giải đáp bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn giải đáp là 15 ngày làm việc, trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn là 30 ngày làm việc. Trường hợp khơng giải đáp thì cơ quan quản lý phải nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết. Tuy nhiên, việc giải đáp pháp luật không áp dụngđốivới các yêu cầu giảiđáp pháp luật của doanh nghiệp về nhữngtrườnghợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.4. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp
Khoản 1, Điều 11, NĐ 66/2008/NĐ-CP quy định:
“1. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.
“2. Tổ chức pháp chế thuộc Bộ, Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
“3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp kết quả tiếp nhận, xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện các quy định pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý cho Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủtướng Chính phủ”.
Như vậy, trách nhiệm của các cơ quan quản lý là tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp , tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất ý kiến phục vụ cho công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật theo hướng đi sát với nhu cầu thực tiễn.