C. Hoạt động hình thành kĩ năng mới (Luyện tập) GV sử dụng bảng số li ệu ở bảng 2 phần phụ lục, yêu cầu HS phân tích số liệu thống kê để th ấy đượ c
6. Câu hỏi kiểm tra đánh giá
6.3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Dựa vào Bản đồ Địa hình trong Atlats Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Đáp án
Sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam - Giới hạn
+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ phía nam sơng Cảđến dãy Bạch Mã. + Vùng núi Trường Sơn Nam: từ Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ. - Về hướng: Trường Sơn Bắc có hướng tây bắc - đông nam. Trường Sơn Nam có hướng vịng cung, quay lưng vềphía đơng.
- Về cấu trúc: Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le. Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên (dẫn chứng).
- Về độ cao: Trường Sơn Bắc thấp hơn Trường Sơn Nam (dẫn chứng). Trường Sơn Nam có những đỉnh núi cao trên 2000m (dẫn chứng), đặc biệt khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.
- Về hình thái:
+ Trường Sơn Bắc: hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu (phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế), thấp trũng ở giữa (vùng đá vơi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).
+ Trường Sơn Nam: có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây: sườn đông dốc; phía tây là bề mặt các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao 500 - 800 - 1000 m và các bán bình nguyên xen đồi.
Câu 2. Dựa vào hình trên và kiến thức đã học, so sánh đặc điểm địa hình giữa Đồng bằng sơng Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án
46 - Là các đồng bằng châu thổ sông, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Địa hình tương đối bằng phẳng, trên bề mặt cả 2 đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ơ.
b. Khác nhau
- Diện tích: Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích lớn hơn đồng bằng sông Hồng (4 triệu km2 so với 1,5 triệu km2).
- Đặc điểm địa hình:
+ Độ cao trung bình: Đồng bằng sơng Hồng có độ cao trung bình lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn ngập nước thường xuyên, trong khi diện tích này ở Đồng bằng sơng Hồng nhỏ hơn nhiều.
+ Địa hình Đồng bằng sông Hồng bị chia cắt bởi hệ thống đê và phần lớn không chịu tác động bồi đắp của các hệ thống sông, chịu tác động mạnh mẽ của con người và các hoạt động kinh tế. Địa hình Đồng bằng sơng Cửu Long bị chia cắt bởi hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ ngập nước trên diện rộng, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.
Câu 3. Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới của khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ, nhất là trong mùa đông là do:
A. Địa hình nhiều đồi núi. B. Gió mùa mùa Đơng. C. Đồi núi và gió mùa. D. Ảnh hưởng của biển.