Nguyên tắc bố cục cổ điển

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản lý (Nghề Thiết kế thời trang Cao đẳng) (Trang 27)

Có 3 ngun tắc chính trong bố cụccổ điển:

Ngun tắc 1/3: đã được nêu trong các bài viết trước Nguyên tắc tỉ lệ vàng

24 Nguyên tắc đường chéo

- Nguyên tắc 1/3:

+ Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức vẽ.

+ Mỗi khn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này khơng đặt giữa hình mà phải ở tọa độ 1/3 rộng x 1/3 cao.

+ Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức vẽ. + Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.

- Nguyên tắc tỉ lệ vàng:

+ Qua quan sát, người ta phát hiện ra rằng trong có 1 số điểm trong 1 bố cục ảnh thu hút sự tập trung của người xem ảnh hơn so với những điểm khác. Tương tự như vậy, rất nhiều vật trong tự nhiên cũng như vật do con người tạo ra theo 1 tỉ lệ nhất định tạo cho người xem cảm giác dễ chịu, thoải mái. Nguyên tắc tạo nên sự hài hịa và đẹp và đặt tên cho nó là Tỉ Lệ Vàng. Thật ra từ trước khi Leonardo đưa ra khái niệm Tỷ lệ vàng này, người Babylon, Ai cập và Hy lạp cổ đã áp dụng con số này rất phổ biến trong các cơng trình kiến trúc hoặc các tác phẩm nghệ thuật.

+ Để cảm nhận cụ thể hơn về những điểm đặc biệt theo nguyên tắc bố cục của Tỷ lệ vàng, hãy tưởng tượng 1 bức vẽđược chia thành 9 phần không đều nhau bằng 4 đường thằng. Mỗi đường được vẽ sao cho tỷ lệ giữa chiều rộng của phần diện tích nhỏ hơn của bức vẽ và chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn bằng đúng tỷ lệ giữa chiều rộng của phần có diện tích lớn hơn và chiều rộng của cả bức vẽ. 4 giao điểm của 4 đường thẳng nói trên được gọi là 4 điểm vàng của bức ảnh

25 - Nguyên tắc đường chéo:

Mỗi cạnh của 1 bức ảnh đều được chia làm 2 phần đều nhau và mỗi phần nhỏ lại tiếp tục được chia thành 3 phần đều nhau. Làm tương tự cho cạnh kế bên, ta sẽ nối điểm mốc trên để tạo thành 1 khung dọc theo đường chéo của khung vẽ. Theo nguyên tắc bố cục này, các thành phần quan trọng của bức vẽnên được đặt trong khung vừa được xác định ở trên để tạo sự chú ý tốt nhất của người xem hình.

Hình 2.2

Những thành phần dạng đường thẳng như con đường, dòng nước, hàng rào khi đặt theo đường chéo sẽ tạo cho bức ảnh tính động (dynamic) cao hơn nhiều so với khi đặt chúng theo chiều ngang.

26 Hình 2.3

3. Các yếu tố cơ bản trong bố cục:

3.1. Tiết tấu sắp xếp trong bối cảnh:

Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này được ứng dụng nhiều đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản

27 xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức vẽdập khn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phảiđi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.

Ví dụ, một hàng cột trịn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” trịn lẳng vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tịi và sáng tạo.

3.2. Thể hiện kích thước vật thể và khoảng cách:

Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức vẽ. Ví dụ, nếu muốn minh họa độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó.

Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức vẽ sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.

3.3. Tạo sức hút điểm nhấn:

Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức vẽđược thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân táng và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.

28 3.4. Cân bằng trạng thái:

Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức vẽ nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức vẽnhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Cịn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề.

Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức vẽ.

4. Hình và nền:

Khi bạn nhìn bức ảnh sau, bạn thấy một cái bình hay thấy hai gương mặt?

29 Đây là một trong các thuyết thị giác Gestalt. Mắt của con người thường tự động phân loại hình thể thành hình và nền. Nếu bạn nghĩ màu đen ở trên là nền thì bạn sẽ dễ thấy hình cái bình ở giữa hơn. Cịn nếu bạn coi mảng màu trắng là nền thì hình hai gương mặt nhìn nhau sẽ nổi rõ hơn.

Thế giới hai chiều có trước rồi mới có thế giới ba chiều.

Trong trường hợp bạn tin mình thật, sự thực là con người vẫn ln luôn sống trong một thế giới ba chiều đầy màu sắc. Thị giác con người đã luôn quen với việc nhìn cảnh xa và vật gần. Đặc biết quen để ý những vật gần mình nhất như là ơ tơ chạy ngang khi qua đường hay là cái tay móc túi khi đi trong chợ. Theo thói quen đấy, khi nhìn một bức ảnh hay giao diện hay chiều, người sẽ theo phản xạ để ý phần nào là hình phần nào là nền và sẽ chú tâm vào phần hình nhiều hơn. Bạn có thể tận dụng kiến thức này để sắp xếp thông tin trong sản phẩm hay trong ảnh của bạn. Chính giao diện cửa sổ hỏi đáp (dialog) cũng hay áp dụng lý thuyết hình nền này để thu hút sự chú ý người dùng.

Quay trở lại hình cái bình và mặt người ở trên. Nếu thiết kế khơng khéo thì cũng dễ bị nhầm lẫn hình với nền như vậy. Các lỗi thường gặp là lẫn(ở trên), loạn (hình và nền tranh nhau sự chú ý), trơng có vẻlạ lạ sai sai (áp dụng chiều sâu sai).

Có một cách để hỗ trợ nhận biết hình và nền là kẻ đường chân trời. Khi có một đường ngang để dựa vào, mắt người sẽ dễ nhận những gì dưới đường đấy là hình và trên đường đấy là nền hơn. Mình cùng ngắm cảnh chân trời này với nhau nhé:

5. Chất liệu thể hiện:

- Chất liệu trong tự nhiên: Trong tự nhiên chất liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Khi thì có những bề mặt tồn tại dưới dạng sần sùi, khi thì có những bề mặt nhẵn nhụi . . . đó cũng là yếu tố để người thiết kế tạo hình ứng dụng trong các tác phẩm của mình.

30

Hình 2.5. chất liệu tự nhiên

- Cách tạo chất trong tạo hình: Là việc sử dụng điểm để chấm các điểm ảnh trên một mặt phẳng để tạo chất, tạo hình.

Hình 2.6. Tạo chất bằng điểm

- Tạo chất bằng nét: Là việc sử dụng nét để tạo chất và tạo hình

31 - Tạo chất bằng mảng: Là việc sử dụng những mảng lớn để tạo chất, tạo hình

Hình 2.7. Tạo chất bằng mảng

- Tạo chất bằng họa tiết: là việc sử dụng họa tiết, hoa văn, chữ và sốđể tạo chất trong tạo hình

32 - Tạo chất bằng các chất liệu có sẵn: Là việc sử dụng những chất liệu có sẵn trong tự nhiên, hoặc chất liệu do con người tạo ra với các mục đích khácđể tạo ra một chất liệu mới phục vụ cho thiết kế tạo hình.

Hình 2.9. Tạo chất bằng chất liệu có sẵn

6. Thực hành vẽ bố cục cổ điển:

*Thảo luận :

Bố cục bằng họađồ đen trắng hoặc màu theo cân bằng động, chuyển động thị giác.

Vẽ những mảng màu cơ bản hay những đường cong, thẳng uốn khúc tạo cảm giác cho người đối điện là hình chuyển động.

33

*Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác thảo

- Ý tưởng :

+ Chọn đường, hình theo ý tưởng.

+ Kết hợp sơ bộ các đường với nhau trong bố cục. - Họatiết:

+ Kết hợp đường, hình thành mảng họa tiết nhỏ để xem hiệu ứng của nó + Thị giác cảm nhận sự chuyển động của bố cục.

*Nghiệm thu kết quả mẫu phác thảo:

- Ý tưởng :

+ Chọn đường, hình thành cơng.

+ Kết hợp lập lại của nhiều mảng nhỏ thành mảng lớn. - Họatiết:

+ Kết hợp đường, hình thành mảng họa tiết + Thị giác cảm nhận sự chuyển động của bố cục. -Báo cáo ý tưởng.(Cơ sở lý luận thực tiễn)

Bài tập cuối chương:

1. Vẽ những mảng màu cơ bản hay những đường cong, thẳng uốn khúc tạo cảm giác cho người đối điện là hình tỉnh.

2. Vẽ những mảng màu cơ bản hay những đường cong, thẳng uốn khúc tạo cảm giác cho người đối điện là hình tỉnh.

34

Chương 3: VẼ BỐ CỤC TRÊN MẶT PHẲNG Chương: MH29-03

Giới thiệu:

Đa số các hình trong bộ sưu tập được thực hiện trên mặt phẳng, các bố cục được thể hiện đầy đủ ý đồ sáng tác tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Bố cục trên mặt phẳng thể hiện ý đồ của người thiết kế nhằm đơn giản hóa mơi trường thị giác. Khi thể hiện bất cứ bố cục nào nên có khuynh hướng giản hóa những chủ đề chính trong trường thị giác của chúng ta thành những hình dạng đơn giản và thơng dụng nhất. Hình dạng càng đơn giản và thơng dụng, càng dễ hiểu và cảm nhận làm nền tảngcho chủ đề hiệu quả trong thiết kế thành cơng

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được cách xây dựng bố cục hình vơ hướng, định hướng, đa hướng, chuyển động, hợp hình.

- Kỹ năng:

+ Vẽ được bố cục theo hình vơ hướng, định hướng, đa hướng, chuyển động, hợp hình.

+ Diễn tả được các sắc độ đậm nhạt trên bố cục;

+ Diễn tả thể hiện được các họa tiết hoa văn, chất liệu bằng màu sắc và sắc độ sáng, tối;

+ Sắp xếp các họa tiết, hoa văn hợp lý có tính thẩm mỹ; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện tác phong công nghiệp, tiết kiệm thời gian, phát huy tính sáng tạo; + Thực hiện đúng kỹ năng và nghiêm túc, tự giác trong học tập.

Nội dung chính:

1. Vẽ bố cục hình vơ hướng:

1.1. Tìm ý tưởng:xếp hình một cách ngẫu nhiên, khơng theo thứ tự điểm cao thấp 1.2. Xây dựng bố cục:

35 Hình vơ hướng có cấu tạo đơn giản nhất. Người ta coi nó có sự phát triển thấp trong các nhóm hình thể của thế giới vật chất cũng như trong sự phản ảnh của tư duy thị giác.

1.3. Thực hành vẽ và hoàn thiện bố cục: Mộtsố hình ảnh thực hành

Hình 3.1 Bài thực hành xếp một cách ngẫu nhiên, không theo thứ tự điểm cao thấp.

1.4. Kiểm tra:Vẽ 1 hình vơ hướng và hồn thiện bố cục theo cách ngẫu nhiên vơ hướng

*Thảo luận chủ đề :

- Chọn hình cơ bản kết hợp. - Màu sắc: trắng đen.

- Kiểu dáng: tự do.

*Nghiệm thu sơ bộ mẫu phác thảo

36 + Chi tiết khơng theo thứ tự nào.

+ Độ lớn của hình cân đối chưa.

*Nghiệm thu kết quả mẫu phác thảo:

- Ý tưởng (theo phong cách nào ) - Hình dáng, bố cục

- Họa tiết, màu sắc, chất liệu

- Báo cáo ý tưởng.(Cơ sở lý luận thực tiễn)

2. Vẽ bố cục định hướng, đa hướng:

2.1. Tìm ý tưởng:

Từ hình vơ hướng –từ một chấm tròn nhỏ (một điểm) phát triển và lớn dần lên thành một hình trịn có một diện tích nhất định – nếu muốn làm cho hình thể này thay đổi, ta chỉ có thể bắt đầu tác động vào hình thể đó một lực theo một hướng nhằm làm cho nó chuyển động.

Tạo sự chuyển động vào hình thể đó với mục đích làm cho nó thay đổi và phát triển. Hình vơ hướng khi được chịu một lực tác động vào sẽ trở thành hình định hướng. Lực đẩy càng mạnh, hình định hướng càng thay đổi khác hẳn với hình khởi đầu của nó tạo ra một chất lượng mới của mình

Trong bố cục mặt phẳng của hướng đối lập ta thấy nó đơn giản vì các góc vng bao giờ cũng ổn định, vì ở đó có sẵn sự mạch lạc của nhịp điệu trong tổng thể. Ngược lại, trong hình phức tạp ta đặc biệt phải quan tâm tới mối quan hệ của các đường xiên tạo ra độ nhấn hoặc triệt tiêu các chuyển động của hình cũng như của nền; sẽ làm cho hình thể đó sống động hay bị tiêu diệt.

2.2. Xây dựng bố cục:

Nếu chúng ta quan sát các nguyên lý về tương phản mà ta đã có dịp nghiên cứu ở các hình vơ hướng thì ở đây xuất hiện một hình thái tương phản mới. Đó là cặp tương phản của “hình định hướng mạnh và hình định hướng yếu”.Định hướng mạnh –định hướng yếu được phân biệt bằng tương quan giữa chiều dài với chiều rộng của hình khi đặt chúng bên nhau.

Lĩnh vực hình định hướng đến đây cho ta một nhận thức mới về hình thể và chuyển động ở dạng hình đơn giản. Từ đây chúng ta có thể xây dựng các bố

37 cục trên cơ sở đi tìm các chất liệu mới trong thiên nhiên, quan sátcác chuyển động có các hình thể định hướng trong thế giới và môi trường nhân tạo và thiên tạo xung quanh ta.

Việc phát triển sức biểu hiện của phép tạo hình khơng dừng lại ở các hình thể có hướng đối lập. Hình đa hướng cho ta khả năng có thể tạo ra được nhiều chuyển động, làm tăng sự đa dạng của hình thể. Ta biết rằng hình vng là hình thuần khiết của mặt phẳng, chiều dài và chiều rộng của nó bằng nhau, ít có sự phức tạp. Sự phức tạp đơn giản đầu tiên của hình vng là việc ta làm xiên một đường thẳng củahình vng đó, tuy thế trong tổng thể bản chất của nó cũng khơng cịn cân đối nữa. Nó trở nên sống động vì một đường xiên đã xâm chiếm và phá vỡ tồn bộ mặt phẳng này. Đường xiên đó cứ phát triển tiếp tục từ một đến hai chiều –cho đến khi chất lượng của hình vng bị biến dạng để dẫn đến một hình thể mới phức tạp hơn. Hình thể cơ bản đó là hình tam giác có cạnh khơng đều

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lý quản lý (Nghề Thiết kế thời trang Cao đẳng) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)