Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 41)

2.1 Khái quát chung tình hình phát triển kinh tế-xã hội huyện Hạ Hòa

2.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội huyện Hạ Hòa

2.1.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lý: Hạ Hồ là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lỵ 70km. Phía Bắc giáp với huyện Trấn Yên và Yên Bình của tỉnh n Bái, phía đơng giáp với huyện Đoan Hùng và Thanh Ba, phía tây giáp với huyện Yên Lập và Cẩm Khê.

b) Địa hình, địa mạo:

Là huyện miền núi nên địa hình đồi núi chiếm 48% diện tích tự nhiên của huyện và thấp dần từ Tây Bắc sang Đơng Nam. Địa hình Hạ Hịa có hình dáng lịng chảo, thoải dần theo hướng Đông Nam, được tạo nên bởi các triền núi cao như các núi Ông, núi Văn, núi Tiên Phong, núi Kìm, núi Trưa, nằm ở địa phận 10 xã, có sườn thoải dần về phía sơng Thao và các núi Gị Ngang, núi Buộm, núi Sơn Nhiễu, núi Thanh Hương sườn thoải dần về tả ngạn sơng Thao. Chính dạng địa hình trên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau (vùng đất bãi trong đê sông Thao, vùng đồi đất thấp, vùng đồi cao và đất núi) có nhiều hứa hẹn và điều kiện để địa phương phát triển tồn diện, nơng, lâm, ngư nghiệp.

Mạng lưới giao thơng của Hạ Hịa Phân bố đều và thuận tiện bao gồm 2 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn là: Quốc lộ 32C từ Minh Côi đến Hiền Lương dài 24,4km ; Quốc lộ 70A Đoan Hùng- Yên Bái, qua Đại Phạm 4 km được trải nhựa. Bên cạnh đó cịn có các tỉnh lộ 311 (Yên Kỳ - Đại Phạm dài 28,73 km), 312 ( Vụ Cầu - Thị trấn Hạ Hòa dài 14,5 km), 314 (Ấm Hạ- Hậu Bổng, dài 22 km) và hệ thống các huyện lộ như Gia Điền - Y Sơn (9 km), Vĩnh Chân - Hương Xạ (7 km), Đan Thượng - Đại Phạm (7 km), Xuân Áng - Hiền Lương (10 km), Bằng Giã - Mỹ Lương (9 km), Hương Xạ -

Tây Cốc (6 km), Yên Kỳ - Vân Lĩnh (4 km), Hương Xạ - Phương Viên (4 km). Ngoài ra toàn huyện cịn 1413 km đường liên xã, liên thơn. Giao thông đường thủy chủ yếu trên sông Thao hiện tại một số cảng sông được mở ra ở Vĩnh Chân, Ấm Thượng và bến phà Ấm Thượng sang Chuế Lưu. Nếu kể cả các bến đị ngang, diện tích dành cho bến cảng, bến phà và bến đò chiếm 28.214m2.

c) Đất đai, thổ nhưỡng

Huyện Hạ Hịa có các loại đất đá được hình thành qua các thời kỳ như: Đất đá tiền Cambri; đất đá Cổ sinh đại, Trung sinh đại, Tân sinh đại với quá trình thành tạo kéo dài từ 50 – 1.200 triệu năm. Cấu tạo địa chất này đã tạo ra cho Hạ Hịa những núi Phượng Dục (núi có hình thế vịng quanh như chim phượng tung cánh);

Về nơng hóa thổ nhưỡng, đất Hạ Hịa có các loại như sau:

1. Đất phù sa được bồi tụ hàng năm 900 ha (2,65%), dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày).

2. Đất phù sa không bồi tụ hàng năm 3.000 ha (8,84%),tạo thành những vùng lúa chủ yếu của huyện, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, độ phì khá (hàm lượng mùn, đạm, lân, kali tương đối).

3. Đất phù xa có sản phẩm feralit 300 ha (0,88%) thuộc vàn cao chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu, lúa.

4. Đất chiêm trũng úng nước trong mùa mưa 1.200 ha (3,53%). Thành phần cơ giới thịt nặng, yếm khí, khó tiêu nước, dễ gây úng, hầu như ngập nước thường xuyên, giàu mùn đạm, lân, và kali, trồng lúa năng suất thấp và bấp bênh.

5. Đất bạc màu 2000 ha (5,9%). Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu (đỗ, lạc…).

6. Đất dốc tụ 1.000ha (3%) lớp mặt thường là cát thô, sỏi cặn, chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thường trồng hoa màu (sắn, khoai, đậu, đỗ…).

7. Đất lầy thụt 400 ha (1,2%)

8. Đất feralit đỏ vàng trên nền phiến thạch sét 25.450 ha, bằng 2/3 diện tích đồi núi của huyện, thường ở độ cao 70m, độ dốc lớn, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp.

9. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma 8.483 ha, dùng trồng rừng và cây lâu năm.

10. Đất phù xa xen lẫn đồi núi 200 ha (0,59%) ít chua, hơi dốc tụ, thích hợp trồng hai vụ lúa.

d) Khí hậu:

Khí hậu của Hạ Hịa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía Tây Bắc. Nhiệt độ trong năm trung bình từ 220 - 240C; cao nhất vào tháng 5 - 6 là 33,60C, có lúc lên tới 410C, thấp nhất vào tháng 1 là 13,40C, có lúc xuống tới 40 C. Độ ẩm trung bình 80 - 85% năm, trong đó độ ẩm cao nhất đo được là 96%, thấp nhất là 60%.

Tại đây, gió mùa đơng bắc kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3. ở một số vùng thuộc hữu ngạn sông Thao thời kỳ này xuất hiện sương muối. Gió đơng nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, tạo nên sự mát mẻ và mưa nhiều ở địa phương. Gió tây nam xen kẽ gió đơng nam, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, khiến cho khí hậu khơ nóng, độ ẩm thấp. Những năm gần đây thường xuất hiện bão lốc cục bộ, kèm theo mua đá vào các tháng 4, 5, 6 hàng năm, có lẽ do Hạ Hòa nằm giữa lòng chảo khu vực hai hồ lớn thủy điện Hịa Bình và thủy điện Thác Bà.

e) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mưa, nước mặt:

Lượng nước mặt ở huyện Hạ Hịa được hình thành từ 2 nguồn chính là từ mưa và nguồn nước từ thượng lưu các sơng, ngịi chảy qua địa bàn huyện như: sơng Thao, Ngịi Lao, Ngịi Vần…

Lượng mưa trung bình trong tồn huyện đo được là 2.000mm. Mùa mưa từ tháng 5 - 10, chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm( cao điểm vào các tháng 6, 7, 8). Mùa khô từ tháng 11 - 12 chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm. Mưa tăng theo độ cao thể hiện khá rõ rệt. Vùng có địa hình cao thì mưa nhiều. Ngược lại các thung lãng thấp kín gió thì lượng mưa giảm. Trên một bình diện khác ta thấy, vùng mưa lớn Hồng Liên Sơn

sơng suối phát triển có mật độ từ 1 - 1,75 km/km2 , nhưng do Hạ Hòa nằm ở vùng thung lũng nên lượng mưa chỉ đạt 2.000mm/năm, lượng bốc hơi nhiều,

Chế độ thủy văn của Hạ Hịa khá phong phú. Lưu vực sơng Thao bao trùm toàn bộ địa phương gồm dịng chính sơng Thao và các phụ lưu, kéo dài từ tây bắc xuống đơng nam với chiều dài 33,5km. Sơng Thao có một số phụ lưu chảy qua đất Hạ Hòa như sau:

Ngòi Lao chảy từ núi Banh (220 m) qua Văn Chấn (Yên Bái), Yên Lập, chảy vào hạ lưu Hạ Hòa 17km, lưu vực lòng rộng, lượng nước dồi dào (ngòi dài 69km, lưu lượng 20,4m3/ s).

Ngòi Vần chảy từ núi Hân(810m), núi Bổng (736m), núi Na (977m) của Yên Bái qua Hiền Lương 2,5km được chặn lại thành hồ chứa nước rộng 300 ha cung cấp và tưới cho 3 xã hữu ngạn sơng Thao.

Ngồi ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống hồ đầm rất phong phú, trữ lượng nước lớn, tạo điều kiện tốt cho sinh hoạt, sản xuất vận chuyển, nuôi trồng thủy sản và du lịch

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm chính trên địa bàn huyện Hạ Hịa chủ yếu đến từ nước ngầm của sông Hồng và đầm Ao Châu. Tuy nhiên trữ lượng nước ngầm tại đây rất ít, ngồi ra do nguồn nước sơng Hồng đang dần trở nên ô nhiễm, việc sử dụng nguồn nước ngầm cho sinh hoạt ngày càng bị hạn chế, để cung cấp phục vụ trên diện rộng là không đáng kể.

2.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Tổng số dân trên địa bàn huyện Hạ Hịa tính đến năm 2017 là 108.203 người (theo niên giám thống kê năm 2018 - Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ).

- Hạ Hịa là một trong những huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Phú Thọ, với tổng diện tích là 341,5km2, nhưng phần lớn diện tích là đồi núi, vùng đồng bằng ven sơng chỉ chiếm phần nhỏ nên dân số tại đây phân bố không đều, mật độ dân số trung bình là 317 người/ km2, chủ yếu là người dân nông thôn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tính đến

năm 2016 là 8,64 %/năm. Trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất trước đó là vào năm 2014 là 10,12%/năm, các năn trước 2014, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá thấp.

- Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tích cực, tính đến năm 2016 tổng số lao động trên địa bàn huyện là 59,6 nghìn người, trong đó có 43,7 nghìn người lao động theo nhóm ngành nơng, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,3%, nhóm ngành cơng nghiệp có 7,6 nghìn người chiếm 12,75% và nhóm ngành thương mại- dịch vụ có 8,3 nghìn người chiếm 13,9%

- Phân bố lao động làm việc ngoài nhà nước và tại khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chiếm phần lớn (95%) khoảng 56,4 nghìn người; trong đó lao động đã qua đào tạo là 15,8 nghìn người, chiếm tỷ lệ 26,6%.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tại địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w