Hậu quả của kháng nghị phúc thẩm hình sự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Trang 49 - 52)

Bất cứ chế định nào được pháp luật quy định đều phát sinh hậu quả pháp lý của nó. Khi có KNPT thì cũng làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định đối với bản

án, quyết định sơ thẩm. BLTTHS 2003 chỉ quy định về hậu quả pháp lý của việc

kháng nghị đối với bản án, mà không quy định hậu quả của kháng nghị đối với quyết định sơ thẩm, trong khi đối tượng của KNPT không chỉ riêng bản án sơ thẩm, mà cịn có quyết định sơ thẩm. Khắc phục hạn chế đó, Điều 339 BLTTHS 2015 quy định: “Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS. Khi có kháng nghị đối với tồn bộ bản án, quyết định thì tồn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS” [61]. Như

vậy, theo quy định trên, khi có KNPT của VKS thì phát sinh hai hậu quả pháp lý.

Trường hợp thứ nhất, những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị

thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 BLTTHS.

Trường hợp thứ hai, toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị thì tồn bộ bản án,

quyết định chưa được đưa ra thi hành. Có một số quan điểm cho rằng, khi KNPT đối với một phần bản án, quyết định thì tồn bộ bản, án quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật và cũng không được đưa ra thi hành. Theo quan điểm này thì việc quy

định những phần bản án, quyết định khơng bị kháng nghị có hiệu lực pháp luật là khơng có ý nghĩa thực tế. Vì khi xét xử phúc thẩm, Tịa án có thể xem xét lại những phần khơng bị kháng nghị, khi đó hiệu lực của những phần này sẽ bị thay đổi. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS là hợp lý. Bởi vì, để đảm bảo tính ổn định tương đối của bản án, quyết định sơ thẩm cũng như đảm bảo cho việc thi hành án được nhanh chóng, kịp thời, phát huy tính thiết thực của việc xét xử thì cần thiết phải xác định tính có hiệu lực của bản ản. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo thì việc quy định cho Tịa án cấp phúc thẩm có thể xem xét cả những phần khơng bị kháng nghị, có thể sửa bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng khơng làm xấu hơn tình

trạng của bị cáo là thể hiện rõ nét nhất bản chất dân chủ, nhân văn và tiến bộ của

TTHS.

Điều 363 BLTTHS quy định bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay, không phụ thuộc việc bản án, quyết định đó có bị KNPT của VKS hay khơng. Đó là các trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tịa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo khơng có tội, miễn TNHS, miễn hình phạt cho bị cáo,

hình phạt khơng phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam, thì bản án hoặc quyết định

của Tòa án được thi hành ngày, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp bị cáo bị tuyên phạt cảnh cáo thì được thi hành ngay tại phiên tòa. Ý

nghĩa của quy định này là nhằm đảm quyền con người, quyền công dân, quyền của bị cáo trong trường hợp bị cáo được Tịa án cấp sơ thẩm tun vơ tội hoặc khơng phải chịu thêm bất cứ một hình phạt hoặc sự cưỡng chế nào nữa. Nếu để chậm trễ hoặc đợi đến khi Tòa án phúc thẩm xét xử lại thì những hậu quả gây nên cho bị cáo là không thể khắc phục được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền của bị cáo. Mặc khác, nếu có kháng nghị của VKS liên quan đến các trường hợp trên thì bị cáo vẫn phải chịu những hình phạt mà bản án, quyết định cấp phúc thẩm đã tuyên (nếu có).

Kết luận chương 2

Từ việc phân tích và đánh giá những quy định của BLTTHS 2015 liên quan đến KNPTHS như: đối tượng kháng nghị, căn cứ, thẩm quyền, trình tự thủ tục, thời hạn kháng nghị, việc thay đổi bổ sung và rút kháng nghị, hậu quả kháng nghị, có thể thấy BLTTHS 2015 đã kế thừa những quy định tiến bộ của pháp luật tố tụng hình sự trước đó, đồng thời khắc phục những hạn chế trong thực tiễn áp dụng của BLTTHS 2003. Nhìn chung, các quy định của BLTTHS 2015 đã và đang đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế của BLTTHS 2015 về

KNPT chưa khắc phục được như chưa quy định rõ ràng về quyết định sơ thẩm là

đối tượng KNPT, chưa quy định căn cứ KNPT, bất cập trong việc quy định và cách

tính thời hạn KNPT, thời hạn gửi bản án, quyết định sơ thẩm, cũng như quy định về

việc bổ sung, thay đổi kháng nghị mà khơng được làm xấu hơn tình trạng ban đầu của bị cáo, chưa được hiểu một cách thống nhất. Những quy định còn hạn chế về

KNPT của BLTTHS 2015 có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cơng tác KNPT trong thực

tiễn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự về chế định KNPT nói riêng thì việc tiếp tục nghiên cứu và hồn thiện các quy định của pháp TTHS liên quan đến KNPT là hết sức cần thiết, là yêu cầu được đặt ra trong thời gian tới, góp phần quan trọng vào việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG NGHỊ

PHÚC THẨMHÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)