Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại Tòa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 62)

hình sự tại Tịa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.1. Tình hình trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TAND quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2016 đến năm 2020:

Về số lượng: Trong 05 năm từ 2016 đến 2020 Toà án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã trả hồ sơ cho VKSND quận Thủ Đức để điều tra bổ sung 202 vụ/2116 vụ án hình sự sơ thẩm đã giải quyết xét xử, chiếm tỷ lệ 9,54%. Tỷ lệ số vụ Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trên tổng số vụ toà án đã xét xử thay đổi theo từng năm: Năm 2016 chiếm tỷ lệ 8,65%, năm 2017 tăng lên 10,52%, năm 2018 giảm xuống còn 9,60% và tiếp tục xuống 9,21% vào năm 2019 và tăng lên 10,22% vào năm 2020. Xem Bảng 2.1dưới đây:

Bảng 2.1: Số vụ án Toà án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí

Minh đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự, từ năm 2016 đến năm 2020

Đơn vị tính: Vụ

Năm Tổng số Toà án đã thụ lý, giải VAHS sơ thẩm quyết

Số vụ Tòa án trả hồ

để điều tra bổ sung Tỷ lệ %

2016 549 47 8,56 2017 380 40 10,52 2018 406 39 9,60 2019 380 35 9,21 2020 401 41 10,22 Tổng 2116 202 9,54

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh [34].

Tổng số 202 vụ án TAND quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đã THSĐĐTBS, có 177 vụ do TP chủ tọa THSĐĐTBS trong giai đoạn chuẩn bị XXST các VAHS, chiếm tỷ lệ 87,62%; trong đó 25 VAHS do Hội đồng xét xử ban hành quyết định THSĐĐTBS tại phiên XXST các VAHS, chiếm tỷ lệ 12,38%; 07 VAHS phải THSĐĐTBS nhiều lần, chiểm tỷ lệ 3,46%. Các loại tội thường bị Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh THSĐĐTBS gồm: Cố ý gây thương tích (51), Trộm cắp tài sản (40); Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (12), cướp tài sản (15); còn lại là các loại tội khác như: Đánh bạc, Gây rối trật tự công cộng, Hiếp dâm, giao cấu với người dưới 16 tuổi, các loại tội phạm về ma túy, mại dâm ...

Qua công tác nghiên cứu thống kê, báo cáo giai đoạn 2015-2020 của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, thành Phố Hồ Chí Minh. Học viên nhận thấy, trong 05 năm qua với tổng số 202 VAHS đã được TAND quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc THSĐĐTBS, thì có 129 VAHS được Viện kiểm sát nhân dân quận thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận ĐTBS theo yêu cầu của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ 63,86%. Tỷ lệ số vụ trả hồ sơ được VKS chấp nhận cũng thay đổi theo từng năm: Năm 2016 là 61,7%, năm 2017 là 70%, 2018 là có tỷ lệ thấp nhất là 53,84%, năm 2019 và năm 2020 là với tỷ lệ trung bình hằng năm là hơn 63,5%. Xem Bảng 2.2, dưới đây:

Bảng 2.2: Sốvụ án Toà án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình

sự được Viện kiểm sát chấp nhận (từnăm 2016 - 2020)

Đơn vị tính: Vụ

Năm hồ sơ để điều tra bổ sungSố vụ Tòa án trả được Viện kiểm sát Số vụ trả hồ sơ

chấp nhận Tỷ lệ % 2016 47 29 61,70 2017 40 28 70,00 2018 39 21 53,84 2019 35 25 71,42 2020 41 26 63,41 Tổng 202 129 63,86

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh [34]

Về lý do THSĐĐTBS (học viên xin nêu và phân tích theo BLTTHS năm 2015): Tổng số 202 VAHS được Toà án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh THSĐĐTBS cho Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí, thì có 99 VAHS phải THSĐĐTBS để xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với VAHS (Điểm a Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015), chiếm tỷ lệ 49%; 52 VAHS phải THSĐĐTBS vì có căn cứ cho rằng người phạm tội, phạm tội khác hoặc có người khác cùng thực hiện tội phạm trong một VAHS (Điểm b Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015), chiếm tỷ lệ 25,74%; 35 VAHS phải THSĐĐTBS vì phát hiện có vi phạm nghiêm trọng TTTT hình sự (Điểm c Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015), chiếm tỷ lệ 17,32% và 16 VAHS phải THSĐĐTBS vì căn cứ khác chiếm tỷ lệ 7,94%. Tỷ lệ trên cũng thay đổi theo từng năm công tác. Xem Bảng 2.3dưới đây:

Bảng 2.3: Các căn cứ được Toà án nhân dân quận Thủ Đức, Thành ph Hồ Chí Minh áp dụng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử

sơ thẩm hình sự (từ năm 2016 đến năm 2020)

Đơn vị tính: Vụ Năm Tổng số vụ THS Điểm a Khoản 1 Điều 280 BLTTH S 2015 Tỷ lệ % Điểm b Khoản 1 Điều 280 BLTTH S 2015 Tỷ lệ % Điểm c Khoản 1 Điều 280 BLTT HS 2015 Tỷ lệ % Điểm d Khoản 1 Điều 280 BLTT HS 2015 Tỷ lệ % 2016 47 20 42,55 15 31,91 9 19,14 3 6,4 2017 40 19 47,50 10 25 7 17,5 4 10 2018 39 22 56,41 9 23,07 4 10,26 4 10,25 2019 35 16 45,71 8 22,85 8 22,85 3 8,59 2020 41 22 53,65 10 24,39 7 17,07 2 4,89 Tổng 202 99 49 52 25,74 35 17,32 16 7,94

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh [34]

Về kết quả THSĐĐTBS của Toà án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh:

Qua Bảng số liệu 2.3. nêu trên, học viên nhận thấy trong số 202 VAHS đã được Tóa án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh THSĐĐTBS cho Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí, thì có 114 VAHS được Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức chấp nhận thực hiện ĐTBS theo yêu cầu của TAND quận Thủ Đức; Sau khi nhận lại HSVA đã ĐTBS, TAND quận Thủ Đức đã đưa vụ án ra XXST hình sự. Trong đó có 06 VAHS được Viện kiểm sát chấp nhận, thực hiện ĐTBS theo yêu cầu của TAND và kết quả ĐTBS dẫn đến đình chỉ VAHS. Có VAHS Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu ĐTBS của TAND, giữ nguyên quan điểm truy tố và chuyển lại hồ sơ cho TAND, Toà án nhân dân quận Thủ Đức đã đưa các VAHS ra XXST và kiến nghị trong bản án về những yêu cầu ĐTBS không được Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức hực hiện. Có 24 VAHS Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh khơng chấp nhận u cầu ĐTBS của TAND, giữ nguyên quan điểm truy tố và chuyển lại hồ sơ cho TAND, Toà án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa VAHS ra XXST nhưng khơng có kiến nghị trong bản án về những yêu cầu ĐTBS không được Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Số liệu trên cũng có sự thay đổi theo từng năm. Xem Bảng số liệu 2.4, dưới đây:

Bảng 2.4: Kết quả trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2016 - 2020) Đơn vị tính: Vụ Năm Viện kiểm sát chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung; sau

khi điều tra bổ sung, Toà án đưa vụ án ra xét xử Viện kiểm sát chấp nhận yêu cầu điều tra

bổ sung và đình chỉ

VAHS

VKS không chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung; Toà án đưa vụ án ra xét xử và kiến nghị trong bản án VKS không chấp nhận yêu cầu điều

tra bổ sung; Toà án đưa vụ án ra xét xử nhưng không kiến nghị trong bản án 2016 25 1 15 6 2017 24 2 10 4 2018 22 1 11 5 2019 20 1 8 6 2020 23 1 14 3 Tổng 114 6 58 24

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh [34].

Phân tích các trường hợp Tồ án nhân dân quận Thủ Đức, Thành

phố Hồ Chí Minh đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

Thứ nhất, THSĐĐTBS vì thiếu chứng cứ dùng để chứng minh 1 trong số các nội dung được quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mà khơng thể bổ sung tại phiên XXST các VAHS [21]:

Đây là những trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 49% các trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thuộc trường hợp này thay đổi theo từng năm: Năm 2016 chiếm tỷ lệ 52,55% các trường hợp trả hồ sơ, năm 2017 tăng lên 47,5%, tăng tiếp lên 56,41% vào năm 2018 nhưng lại giảm xuống còn 45,71% vào năm 2019 và lại tăng lên 53,65% vào năm 2020 (xem Bảng 2.3).

Nguyên nhân của việc THSĐĐTBS trong các trường hợp nêu trên là do thiếu chứng cứ quan trọng, cụ thể là:

- Có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay khơng có lỗi, do cố ý hay vơ ý; có năng lực TNHS hay khơng; mục đích, động cơ phạm tội

- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của người phạm tội và đặc điểm về nhân thân của người phạm tội;

- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; - Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

- Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ TNHS, miễn TNHS, miễn hình phạt [21].

Nói tóm lại đây là những chứng cứ để xác định tội danh, khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, trách nhiệm bồi thường dân sự, xác định lại hiện trường VAHS, xác định tên, tuổi của người bị hại mà không thể bổ sung làm rõ tại PTST được.

Sau đây là một số ví dụ minh hoạ:

- Trần Văn A bị VKSND quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh truy tố về các tội “Che giấu tội phạm” và “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội

mà có”. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, TAND quận Thủ Đức - Hồ Chí Minh ra quyết định THSĐĐTBS cho Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh để ĐTBS đối với những căn cứ buộc tội “Che giấu tội phạm” và “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, bởi lẽ A bị truy tố về hành vi che giấu và giúp sức tiêu thụ tài sản do Trần Văn B phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” mà có. Tuy nhiên, đối tượng Trần Văn B đang bỏ trốn, tài liệu điều tra không đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội của Trần Văn Bvà nguốn gốc những tài sản do Trần Văn A tiêu thụ hộ TrầnVăn B là do phạm tội mà có. Sau 2 lần THSĐĐTBS, Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đã rút quyết định truy tố đối với Trần Văn A về 2tội trên.

- Vũ Ngọc C và Vũ Ngọc D bị Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” làm Nguyễn Văn A giảm 52 phần trăm sức lao động. Tại phiên XXST, Nguyễn Văn A tự khai nhận trong những vết thương ở vùng mặt có một vết thương do A tự va mặt cánh cửa trước khi bị C và D đánh gây thương tích. Đây là tình tiết quan trọng để định khung hình phạt đối với bị cáo nhưng khơng thể bổ sung tại phiên XXST được, bởi lẽ cần xác định rõ, nếu khơng có thương tích ở mặt do A tự gây ra thì các thương tích cịn lại Vũ Ngọc C và Vũ Ngọc D gây ra làm giảm bao nhiêu % sức lao động của Nguyễn Văn A. Do vậy TAND quận Thủ Đức ra quyết định THSĐĐTBS là phù hợp.

- Trần Quyết Tbị Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội: Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Theo nội dung vụ án Trần Quyết T mua ma tuý về để sử dụng vào việc chữa bệnh đường ruột. Nhưng trong HSVA lại khơng có kết luận giám định về việc Trần Quyết T bị bệnh đường ruột. Nên TAND quận Thủ Đức đã ban

hành quyết định Viện kiểm sát nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh THSĐĐTBS là phù hợp.

Thứ hai, THSĐĐTBS vì có căn cứ cho rằng ngồi hành vi mà VKSND quận Thủ Đức đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm (trường hợp trả hồ sơ khi có căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Có 52 vụ án TAND quận Thủ Đức phải ra quyết định THSĐĐTBS vì có căn cứ cho rằng người phạm có dấu hiệu phạm một tội phạm khác, chiếm tỷ lệ 25,74% số các VAHS Toà án đã THSĐĐTBS. Tỷ lệ này thay đổi theo từng năm: Năm 2016 chiếm tỷ lệ 31,91%, năm 2017 giảm xuống 25%, năm 2018 tăng lên 23,07%, năm 2019 giảm còn 22,85% nhưng năm 2020 lại tăng lên 24,39% [xem Bảng 2.3].

Điển hình là một số vụ sau:

- Trương Minh Th được giám đốc Công ty cổ phần A uỷ quyền làm đại diện trong hợp đồng kinh tế ký với Công ty trách nhiệm hữu hạn B. Theo đó, Cơng ty cổ phần A bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn B 47.472 kg sắt. Sau khi ký hợp đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn B đã tạm ứng 400.000.000 đồng cho Th. Số tiền này, Th đã nộp cho Công ty A để lấy 47.472 kg sắt. Lẽ ra theo hợp đồng, Th phải chuyển số sắt này cho Công ty B nhưng Th đã chiếm đoạt số sắt trên đem bán và bỏ trốn. VKS truy tố Th về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là 47.472 kg sắt của Công ty B. Tại phiên toà, sau khi xét hỏi và thẩm tra các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử thấy rằng: Theo hợp đồng đã ký kết giữa hai công ty, Công ty B đã giao tiền cho Th là người đại diện của Công ty A. Giao dịch đã có hiệu lực và Cơng ty A có trách nhiệm thực hiện hợp đồng đến cùng với Công ty B. Công ty A đã tin tưởng giao cho Th thực hiện việc giao hàng cho Công ty B. Th lợi

dụng sự tin tưởng đó để chiếm đoạt số hàng lẽ ra phải giao cho công ty B. Vì vậy, hành vi của Th có dấu hiệu của tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của Công ty A chứ không phải là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Công ty B như cáo trạng đã truy tố.

Toà án nhân dân quận Thủ Đức đã ra quyết định THSĐĐTBS làm rõ những vấn đề nêu trên.

Thứ ba, THSĐĐTBS vì có căn cứ cho rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS 2015 quy định là tội phạm liên quan đến VAHS nhưng chưa được khởi tố vụ án, KTBC (những trường hợp trả hồ sơ khi có căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 280 Bộ luật tosos tụng hình sự năm 2015:

Có 35 VAHS Tồ THSĐĐTBS vì có căn cứ cho rằng vụ án có đồng phạm khác, chiếm tỷ lệ 17,35% số các vụ Toà án đã trả hồ sơ. Tỷ lệ này thay đổi theo từng năm: Năm 2016 chiếm tỷ lệ 19,14%, năm 2017 giảm xuống 17,5%, tiếp tục giảm xuống còn 10,26% vào năm 2018, tăng lên 22,85%, năm 2019 và giảm còn 17,07% năm 2020 [xem Bảng 2.3]. Điển hình là một số vụ sau:

- Đỗ Trí T và Đỗ Trí Tr có hành vi dùng xe máy chở động vật nguy cấp, quý hiếm. Khi bị Đội cảnh sát kinh tế Công an quận Thủ Đức phát hiện, kiểm tra, T và Tr đã lái xe máy bỏ chạy. Khi xe đang chạy với tốc độ cao, Đỗ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)