2.4. Đánh gía hiệu quả hoạt động của
2.4.1.3. Kinh tế – Xã hội
— Về số lao động: Sau CPH các DN đã sắp xếp lại lực lượng lao động
và thực hiện chính sách đối với lao động dơi dư. Nhìn chung tất cả các DN đều có số lao động lúc ban đầu giảm đi, số lao động dôi dư một phần nghỉ hưu (theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP và Thông tư số 15/2002/TT-LĐTBXH), một phần thiếu tuổi nghỉ hưu từ dưới 12 tháng thì đóng BHXH. Việc sắp xếp lại lực lượng lao động sau CPH đã góp phần làm cho chất lượng lao động của DN tăng lên, đây là yếu tố góp phần tăng thu nhập bình qn của người lao động. Theo báo cáo của Ban Đổi mới DNNN TP hầu hết việc làm của người lao động trong các DNNN CPH đều ổn định và về sau có chiều hướng tăng lên do mở rộng sản xuất, số lao động ở các DN này tăng bình quân 3,97%, trong đó DN có số lao động tăng nhiều nhất là CTCP Dược Hậu Giang tăng 13,21%. (xem bảng 2.8)
— Về thu nhập của người lao động: Một mục tiêu quan trọng của CPH
DNNN là nhằm giải quyết chính sách phúc lợi, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đối với 24 DNNN CPH được 1 năm của TP Cần Thơ năm 2005, thu nhập bình qn tăng 17,13%, cá biệt có CTCP Vật tư - Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ thu nhập bình quân đạt 42,85 triệu đồng/ người/ năm, chưa kể thu nhập từ cổ tức (xem bảng 2.8). Đây là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, nhằm tập hợp động viên mọi nguồn lực tham gia đóng góp cho việc phát triển KTXH của đất nước.
— Về năng suất lao động: Với mơ hình CTCP đã nâng cao tính dân chủ trong họat động kinh tế, bảo đảm quyền làm chủ thực sự của người lao động, phát huy tính chủ động sáng tạo trong SXKD, đồng thời với cơ chế tuyển chọn lao động có chất lượng cao, đảm bảo chuẩn mực về chun mơn
trình độ chun mơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc trong thời đại khoa học công nghệ tiên tiến. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng năng suất lao động.
2.4.2. Những khó khăn tồn tại:
Song song với những thành tựu đạt được như trên, CTCP TP Cần Thơ cịn nhiều khó khăn tồn tại:
— Thứ nhất, việc điều hành quản lý trong DNNN sau CPH khơng có sự
khác biệt đáng kể so với thời kỳ trước khi CPH, vì Nhà nước vẫn cịn nắm giữ một tỷ lệ CP tương đối cao trong các CTCP. Các cán bộ quản lý chủ chốt của DNNN trước khi CPH hiện vẫn tiếp tục giữ các chức vụ quan trọng trong HĐQT và Ban quản lý DNNN sau CPH. Những vị này ngoài việc sở hữu CP cá nhân còn đại diện sở hữu cho phần vốn của Nhà nước tại DN. Nói cách khác, CPH cịn mang tính chất nội bộ, khép kín nên các nhà quản lý khơng bị áp lực lớn từ CĐ bên ngồi, khơng có sự thay đổi đáng kể về mặt tổ chức và nhân sự trong bộ máy quản lý DN sau CPH.
— Thứ hai, đa phần các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong DN trước CPH
thiếu kiến thức chun mơn, chưa mạnh dạn quyết đốn trong q trình điều hành DN, vì vậy cần thực hiện cơ chế thuê, khoán trách nhiệm quản lý đối với những chức danh chủ chốt trong CTCP.
— Thứ ba, Một số CTCP có tình hình tài chính biến động theo chiều
hướng xấu vì nhà quản lý chưa quan tâm đến việc hoạch định tài chính, chưa xem trọng việc quản lý các chỉ số tài chính, chưa chú trọng đến các chỉ tiêu hiệu quả, quá xem trọng chỉ tiêu lợi nhuận, dẫn đến kết quả SXKD tăng nhưng hiệu quả SXKD không tăng.
— Thứ tư, các DNNN sau CPH có xu hướng gia tăng việc sử dụng vốn
lãi suất vốn vay các tổ chức tín dụng Ngân hàng thấp hơn chi trả cổ tức, cho nên huy động vốn CP sẽ làm giảm cổ tức của các CĐ trong DN. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặt khác, hiện tượng chiếm dụng vốn kinh doanh vẫn tiếp diễn biểu hiện qua kỳ thu nợ trung bình tăng do DNNN sau CPH vẫn còn tiếp tục nhận các ưu đãi tín dụng như khi là DNNN.
— Thứ năm, sự ưu đãi trong chính sách thuế dẫn đến sự gia tăng kết
quả SXKD của DNNN sau CPH vài năm đầu, nhưng hiệu quả hoạt động có xu hướng giảm do các công ty tăng cường đầu tư các dự án mới trong khi hiệu quả sử dụng vốn hoạt động chưa được quản lý và cải thiện mặc dù tình hình kinh tế chung là rất thuận lợi.
Tóm lại: CPH là một hiện tượng tất yếu khách quan trong tiến trình xã hội hố lực lượng sản xuất, là một phương thức chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong DNNN, thúc đẩy quá trình hình thành một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cũng là phương thức hình thành một bộ phận chủ yếu các CTCP trong nền kinh tế nước ta. Sau CPHù, qui mô và kết quả hoạt động SXKD của các DN này tăng lên đáng kể, nhưng hiệu quả SXKD chưa ổn định. Mặt khác tình hình tổ chức quản lý chưa có sự thay đổi đáng kể, cịn mang nặng nét đặc trưng của DNNN. Do đó, phần tiếp theo tác giả xin nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các DNNN sau CPH trên địa bàn TP Cần Thơ.
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DNNN SAU CPH
TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ