Tái cấu trúc hệ thống tài chính

Một phần của tài liệu KINH NGHIệM TÁI CấU TRÚC NGÂN HÀNG CủA THế GIớI VÀ HÀM Ý CHO VIệT NAM (Trang 26 - 28)

Trước tình hình khủng hoảng nêu trên, chính phủ Hàn Quốc đã tung ra 3 biện pháp để giải quyết tình hình.

Một mặt ngân hàng trung ương Hàn Quốc bơm mạnh vốn vào hệ thống tài chính (tương đương 14% GDP). Đồng thời chính phủ tung tiền mua lại nợ xấu (tương đương 7% GDP) và áp dụng chính sách bảo vệ người gửi tiền (tương đương 5% GDP).

Các ngân hàng thiếu hụt vốn được cấp thêm vốn trong khi các định chế tài chính phi ngân hàng bị đóng cửa. Người dân được bảo đảm rằng tiền gửi của họ được chính phủ bảo lãnh. Chính phủ Hàn Quốc cũng chủ động mời các nhà đầu tư nước ngoài tái cấp vốn các ngân hàng và nâng cao khả năng quản trị.

Cuối năm 1997, 14 trong tổng số 26 ngân hàng thương mại của Hàn Quốc có tỷ lệ an tồn vốn dưới 8% (2 ngân hàng thậm chí mất khả năng thanh tốn). Đợt bơm vốn đầu tiên được thực hiện trong giai đoạn 1998 – 1999. Đến khi tập đoàn Daewoo phá sản năm 1999, 8 trong tổng số 17 ngân hàng có tỷ lệ an tồn vốn dưới 8% vào nửa sau năm 2000 (5 trong số này đã mất khả năng thanh tốn). Do vậy chính phủ phải tiến hành bơm vốn đợt hai.

Trong quá trình bơm vốn cho các ngân hàng, chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu lãnh đạo các ngân hàng yếu kém từ chức đồng thời giảm vốn. Chính phủ can thiệp vào việc quản lý bằng đề ra các chỉ tiêu kinh doanh. Sau khi cấp vốn, việc thu hồi ngân sách được thực hiện bằng cách bán cổ phần của các ngân hàng bị quốc hữu hóa cho nhà đầu tư.

Cách làm này đã giúp chính phủ nâng cao giá trị các ngân hàng và giảm thiểu thiệt hại cho ngân sách. Cùng lúc đó Seoul đưa ra các chuẩn khắt khe hơn đối với việc phân loại nợ nhằm bơm đủ vốn và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư vào các ngân hàng khó khăn.

Để giải quyết lượng nợ xấu của các ngân hàng lên tới 92 tỷ USD, tương đương 20% GDP, Hàn Quốc thành lập một công ty xử lý nợ (KAMCO) trực thuộc chính phủ để mua lại nợ theo giá thị trường. Chi phí mà chính phủ bỏ ra để mua lại số nợ này chỉ là 33 tỷ USD với tỷ lệ chiết khấu bình qn 64%.

Sau đó số nợ xấu này được xử lý bằng cách phát hành các chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản này cũng như bán trực tiếp. Chính nhờ sự xuất hiện của cơng ty xử lý nợ tập trung đã tạo ra một thị trường giao dịch nợ xấu và khuyến khích các ngân hàng bán bớt nợ xấu.

Sự thành lập của FSC

Đầu tháng 3 năm 1998, Ủy ban Giám sát tài chính (FSC) được thành lập. Cơng việc đầu tiên, FSC đã xác định được 12 trong tổng số 24 ngân hàng Hàn Quốc không đủ khả năng tồn tại, và sau đó, u cầu 5 ngân hàng bị đình chỉ giấy phép ngay lập tức và 7 ngân hàng còn lại chỉ được hoạt động trên cơ sở có điều kiện.

Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cịn hỗ trợ cho các ngân hàng được cơ cấu lại bằng việc cấp thêm vốn thơng qua trái phiếu chính phủ do Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc phát hành và được Chính phủ bảo lãnh. Nếu tài sản và nguồn vốn của các ngân hàng bị đóng cửa bị mất giá trong q trình mua lại hay sáp nhập thì Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ đứng ra bù đắp cho những thiệt hại này.

Chính phủ Hàn Quốc cũng yêu cầu 7 ngân hàng được phép hoạt động có điều kiện phải hợp nhất với nhau hoặc tự tìm đối tác nước ngồi có khả năng về vốn và kinh nghiệm trong quản lý ngân hàng để hợp tác. Trong những trường hợp đặc biệt, FSC có thể mua lại những khoản nợ không sinh lời và tái cấp vốn cho các ngân hàng này với những điều kiện như: phải giảm 45 - 50% nhân viên, sắp xếp lại hoạt động của bộ máy lãnh đạo, củng cố hệ thống mạng lưới chi nhánh, đảm bảo tìm kiếm được đối tác để hợp nhất hay đối tác nước ngoài, và phải thay thế bộ máy điều hành cũ bằng đội ngũ chuyên gia ngân hàng trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu KINH NGHIệM TÁI CấU TRÚC NGÂN HÀNG CủA THế GIớI VÀ HÀM Ý CHO VIệT NAM (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w