Về nhà máy sản xuất giấy từ bột nhập hoặc giấy lề, giấy loại, sẽ cĩ 2 loại quy mơ nhà máy để phù hợp với quá trình phát triển ngành trong điều kiện đang bước vào hội nhập và huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành.
Loại quy mơ vừa và nhỏ: định hướng quy mơ các nhà máy sản xuất giấy vừa và nhỏ là từ 20.000 tấn/năm đến 50.000 tấn/năm với điều kiện các nhà máy này phải đầu tư đồng bộ các hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ mơi trường.
Loại quy mơ lớn: định hướng cơng suất nhà máy khoảng từ 100.000 đến 150.000 tấn/năm trở lên, với các nhà máy lớn như vậy sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu về bảo vệ mơi trường.
Về nhà máy sản xuất bột giấy, chúng địi hỏi vốn đầu tư khá lớn và chi phí đầu tư cho khâu xử lý mơi trường khá cao, do đĩ yêu cầu cần phải tập trung sản xuất với quy mơ đủ lớn để đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Vì vậy quy mơ nhà máy sản xuất bột giấy khoảng từ 200.000 - 250.000 tấn/năm trở lên, cơng suất tối đa khơng hạn chế.
Định hướng đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất bột giấy:
Đối với các nhà máy hiện cĩ, phải tích cực đầu tư chiều sâu để nâng cơng suất, cải tiến cơng nghệ, bổ sung các thiết bị mới, hiện đại hĩa các nhà máy này nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong khu vực và quốc tế.
Đối với các nhà máy mới đầu tư, trước hết phải tuân thủ định hướng về đầu tư tập trung, đảm bảo quy mơ cơng suất đủ lớn, đảm bảo yêu cầu về mức độ hiện đại hĩa và bảo vệ mơi trường. Trên cơ sở khả năng cung cấp nguyên liệu và nhu cầu thị trường, định hướng các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy như sau:
+Về tăng trưởng kinh tế ngành: với tổng vốn đầu tư mới và đầu tư mở rộng đến năm 2020 là 58.000 tỷ đồng, tồn ngành cơng nghiệp giấy Việt Nam sẽ tăng cơng
suất thiết kế các nhà máy bột giấy lên 2.010.550 tấn/năm, đủ sức đáp ứng 70% nhu cầu thị trường trong nước.
+Về trồng rừng: với tổng vốn khoảng gần 8.000 tỷ đồng, đến năm 2020 sẽ tạo lập được 6 vùng nguyên liệu giấy ổn định với diện tích là 828.000 ha rừng kinh doanh cây nguyên liệu giấy, cung cấp cho các nhà máy sản xuất bột giấy trong nước.
+Về cơ cấu ngành, phân ngành, cơ cấu vùng: quy hoạch điều chỉnh đã phát huy được lợi thế của nhiều vùng, miền trên cả nước, đặc biệt là các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người sẽ cĩ điều kiện phát triển kinh tế qua việc tham gia trồng cây nguyên liệu giấy.
Cụ thể trong quy hoạch các vùng Trung tâm Bắc bộ, Đơng Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Vùng Duyên Hải Trung bộ, Tây Nguyên,... đã được chú ý đầu tư phát triển cả vùng nguyên liệu và cơng nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, qua đĩ sẽ tạo cơng ăn việc làm và thu nhập cho hàng ngàn nơng dân miền núi, gĩp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp nơng thơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp ngày càng tăng.