Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hình ảnh điểm đến đà lạt đối với du khách việt nam (Trang 44 - 45)

3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.2.4.3. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Tổng thể của nghiên cứu này là du khách Việt Nam đến thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên, do khơng thể có được khung lấy mẫu và trong điều kiện hạn chế về thời gian và chi phí, tác giả chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất bằng hình thức chọn mẫu thuận tiện.

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng phân tích nhân tố địi hỏi quy mơ mẫu phải lớn. Tuy nhiên, quy mô mẫu lớn là bao nhiêu thì chưa hồn tồn có sự thống nhất. Theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Theo Hair và cộng sự (2006, trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng để sử dụng phân

tích nhân tố, kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, tốt hơn là 10:1 trở lên.

Trong nghiên cứu này, tác giả đưa ra 29 phát biểu đại diện cho 29 biến, vậy cỡ mẫu tối thiểu phải bằng 116-145 (theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) và bằng 190-290 (theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tuy nhiên, để đảm bảo một cỡ mẫu thích hợp và hạn chế số lượng người không trả lời hoặc số bảng câu hỏi không hợp lệ, tác giả sẽ gửi bảng câu hỏi trực tiếp đến 400 du khách Việt Nam đến Đà Lạt.

Việc thu thập dữ liệu được tiến hành ở Đà Lạt từ tháng 7/ 2013 đến tháng 8/2013. Phỏng vấn trực tiếp được thực hiện tại các khu du lịch và các khách sạn. Các du khách được hỏi để điền vào bảng câu hỏi và bảng câu hỏi được nhận lại ngay sau khi du khách hoàn thành việc trả lời. Du khách có thể yêu cầu phỏng vấn viên giúp đỡ nếu họ có những khó khăn trong việc hiểu các câu hỏi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường hình ảnh điểm đến đà lạt đối với du khách việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)