Một số đóng góp của đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng lâm vào tình trạng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên hose bằng mô hình thực nghiệm (Trang 38)

3.2.1 Đóng góp đối với HOSE

Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ban hành ngày 19/01/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khốn, trong đó có đặt ra các điều kiện của việc niêm yết cổ phiếu trên HOSE như sau: Thứ nhất, là doanh nghiệp cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế tốn. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ; Thứ hai, hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và khơng có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; Thứ ba, khơng có các khoản NQH chưa được dự phịng theo quy định của pháp luật; cơng khai mọi khoản nợ của doanh nghiệp đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế tốn trưởng, cổ đơng lớn và những người có liên quan; Thứ tư, tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ; Thứ sáu, cổ đông là thành viên Hội đồng

Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, khơng tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ; Thứ bảy, có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

Trong năm 2012, để nâng cao tiêu chuẩn niêm yết đối với các doanh nghiệp có nhu cầu niêm yết cổ phiếu của mình trên TTCK Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 trong đó sửa đổi một số điều kiện niêm yết như sau: Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết). Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi. Khơng có các khoản nợ phải trả q hạn trên 01 năm. Khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết. Tuân thủ các quy định của pháp luật về kế tốn báo cáo tài chính; Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp do ít nhất ba trăm (300) cổ đơng khơng phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;doanh nghiệp niêm yết trên HOSE phải có vốn điều lệ tối thiểu 120 tỷ đồng (hiện là 80 tỷ đồng), trên HASTC là 30 tỷ đồng(hiện là 10 tỷ đồng). Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 05/09/2012.

Tiêu chuẩn niêm yết trước đây và tiêu chuẩn niêm yết đã được sửa đổi chủ yếu tập trung vào các điều kiện về vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời. Tuy nhiên, để đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, ngồi việc đánh giá hiệu quả hoạt động cịn phải xét đến khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp (tức khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn). Chỉ tiêu tài chính có khả năng phản ánh yêu cầu này đó là xác suất khả năng lâm vào tình trạng phá sản mà đề tài nghiên cứu.

Để quản lý chặt chẽ tình hình sức khỏe của các doanh nghiệp niêm yết và bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, theo kết quả nghiên cứu của luận văn tác giả đề xuất HOSE bổ sung thêm một tiêu chuẩn niêm yết là xác suất doanh nghiệp lâm vào

tình trạng phá sản phải thấp hơn 0.5 (P<0.5). Khi xác suất này của các doanh nghiệp đang niêm yết cao hơn 0.5 và không được cải thiện trong năm tài chính tiếp theo có thể đưa cổ phiếu của doanh nghiệp này vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát đặc biệt để cánh báo cho nhà đầu tư trước khi quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu này.

3.2.2 Đóng góp đối với nhà đầu tư

Trong thực tế các chỉ tiêu về lợi nhuận là điều được chú trọng và luôn được đặt lên hàng đầu khi xem xét đầu tư vì đó là cơ sở chính để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn mà nhà đầu tư phải bỏ ra khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, tình hình kinh tế luôn bất ổn và khó có thể lường trước được mọi việc (nhiều doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả bỗng dưng tun bố khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ và xin tiến hành thủ tục phá sản), do vậy bên cạnh việc chú trọng đến những mục tiêu lợi nhuận nhà đầu tư cần quan tâm đến khía cạnh rủi ro mà mình có thể gặp phải, từ đó có thể cân nhắc được việc nên đầu tư vào cổ phiếu hay không và đầu tư vào loại cổ phiếu nào có thể đem lại lợi nhuận và đảm bảo nguồn vốn mình phải bỏ ra. Từ kết quả nghiên cứu của chương 2 cho thấy, nhà đầu tư có thể đánh giá tổng thể sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp niêm yết thông qua việc sử dụng mơ hình Logistic và các chỉ số tài chính như: TLTA, CLTA, RTA… để tính tốn chỉ tiêu xác suất lâm vào tình trạng phá sản của các doanh nghiệp. Và để đảm bảo an toàn vốn, nhà đầu tư nên xem xét đầu tư vào các cổ phiếu có nguy cơ phá sản thấp (P (Y=1) < 0,5).

Giá trị của P sẽ thay đổi theo từng thời kì. Do vậy sau đánh giá được P hiện tại, nhà đầu tư cần xem xét thêm kế hoạch kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Trong kế hoạch kinh doanh này doanh nghiệp có đề cập đến việc mở rộng quy mơ hoạt động hay không (mở rộng quy mô đối với ngành nghề truyền thống hay lĩnh vực kinh doanh mới), nguồn vốn để mở rộng quy mô là tiếp tục sử dụng nợ vay hay gia tăng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư thêm tài sản cố định không. Và liệu việc gia tăng sử dụng nợ hay đầu tư tài sản cố định này ảnh hưởng như thế nào đến P trong tương lai của doanh nghiệp. Thực hiện tính tốn lại P với

kế hoạch kinh doanh mới, nếu P cịn ở mức chấp nhận được thì nhà đầu tư mới nên xem xét đầu tư vào chứng khoán này.

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh thì định hướng ngành nghề của nhà nước đối với doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến giá trị P tương lai của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề được nhà nước ưu tiên thì sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, lãi suất cũng như những hỗ trợ khác. Khả năng tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng cũng dễ dàng hơn. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng vốn vay để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, các ngân hàng rất e dè trong việc phát triển tín dụng và thậm chí cịn thu hẹp đối với các doanh nghiệp không thuộc ngành nghề lĩnh vực ưu tiên của nhà nước. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp mà ngược lại doanh nghiệp cịn có thế đối mặt với nguy cơ khốn đốn tài chính khi thiếu hụt nguồn vốn để duy trì hoạt động. Do vậy, việc đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này sẽ rất rủi ro đối với nhà đầu tư.

Tóm lại, khi xem xét đầu tư vào một loại CP nhà đầu tư cần tính tốn khả năng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với những số liệu tài chính ở thời điểm hiện tại, nghiên cứu kỹ kế hoạch kinh doanh trong năm của doanh nghiệp và cuối cùng xem xét về định hướng của nhà nước đối với nghành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó có thể đưa ra quyết định tài chính phù hợp.

3.2.3 Đóng góp với các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE

Đối với bản thân doanh nghiệp, việc dự đoán được nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản có thể xem như là một tiêu chuẩn để doanh nghiệp có thể lập kế hoạch kinh doanh phù hợp và đưa ra những điều chỉnh hợp lý để làm đẹp bộ mặt tài chính, giá tăng giá trị doanh nghiệp đối với nhà đầu tư, hạn chế tối thiểu nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản.

Với khả năng dự đốn được tình trạng phá sản, doanh nghiệp có thể nắm bắt tình trạng sức khỏe hiện tại của mình để từ đó đưa ra những kế hoạch tài chính phù hợp như: nếu muốn mở rộng quy mơ kinh doanh thì dựa vào P họ sẽ xem xét nên

tiếp tục sử dụng nợ hay nên tăng vốn chủ sở hữu, để đạt được doanh thu dự kiến thì nên áp dụng phương pháp nào giữ nguyên tổng tài sản và tìm cách gia tăng vịng quay vốn hay gia tăng giá trị tổng tài sản. Nếu doanh nghiệp đang trong tình trạng P dưới mức trung bình (P>0.5) thì giải pháp an tồn nhất nên lựa chọn là giảm quy mô, giảm mức độ sử dụng nợ và gia tăng vòng quay vốn. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp giảm áp lực nợ nần, quá chôn vốn vào hàng tồn kho và các khoản bị người mua chiếm dụng. Ngược lại, nếu P ở mức an tồn doanh nghiệp có thể tiếp tục mở rộng quy mơ, tiếp tục sử dụng nợ vay để giảm chi phí sử dụng vốn thơng qua tác động của lá chắn thuế.

Bên cạnh đó, dựa vào P các nhà điều hành doanh nghiệp có thể biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình đang ở mức độ rủi ro nào để có thể thực hiện những điều chỉnh hợp lý nhằm củng cố năng lực tài chính của doanh nghiệp mình. Nếu P tính tốn được có giá trị lớn hơn 0.5, họ cần kiểm tra lại tình hình tài chính của mình đang yếu kém ở điểm nào để có phương án xử lý kịp thời như: rà soát lại các lĩnh vực hoạt động, đánh giá hiệu quả của từng lĩnh vực, thu hẹp lĩnh vực hoạt động có hiệu quả kém; giảm mức độ sử dụng nợ, cơ cấu lại cấu trúc tài chính, có kế hoạch tồn kho hợp lí để giảm ứ đọng vốn, cơ cấu lại đối tượng khách hàng, loại bớt những khách hàng chiếm dụng vốn thời gian dài để cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Để gia tăng niềm tin với nhà đầu tư, các doanh nghiệp ngoài việc gia tăng sức mạnh tài chính cần chú trọng đến việc minh bạch hóa thơng tin với các nhà đầu tư, tức tuân thủ các quy định về việc công bố thông tin hiện hành trên TTCK và tăng cường công tác quan hệ cổ đông.

Hiện nay, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam được thực hiện theo Luật Chứng khốn và Thơng tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính. Xét về quy định lẫn thực tiễn, việc trình bày và cơng bố thơng tin của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay tồn tại một số bất cập làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tính minh bạch, cơng khai và sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Điều này thể hiện qua một số biểu hiện

cụ thể sau: Thứ nhất, nội dung thông tin định kỳ về báo cáo tài chính phải cơng bố theo quy định còn một số bất cập như: hệ thống báo cáo chưa theo thông lệ quốc tế; thơng tin so sánh trên báo cáo cịn giới hạn; trình bày và tính tốn một số chỉ tiêu trên báo cáo chưa phù hợp với thông lệ; một số thông tin cần thiết chưa được yêu cầu công bố; Thứ hai, đó là lỗ hổng về tính trung thực của thơng tin cơng bố, khi sự có chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm tốn cùng với việc cơng bố lập lờ, thậm chí là khơng cơng bố các thơng tin bất thường của các doanh nghiệp niêm yết; Thứ ba, ngày càng có nhiều doanh nghiệp niêm yết chưa tuân thủ các quy định về phương tiện, hình thức và thời điểm cơng bố thơng tin.

Để góp phần nâng cao chất lượng thơng tin định kỳ về báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết thì ngồi việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của các cấp có thẩm quyền như: Sửa đổi chế độ kế tốn doanh nghiệp, quy định trình bày và cơng bố Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu như là một báo cáo riêng biệt trong hệ thống báo cáo tài chính; Quy định báo cáo tài chính cơng bố của doanh nghiệp niêm yết trình bày số liệu của 3 năm gần nhất; Quy định việc trình bày bắt buộc một số thơng tin thực sự rất hữu ích cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. Cụ thể: Thuyết minh các khoản đầu tư tài chính tại Chỉ tiêu V.02 và V.13 trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính và việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính; cơng bố các thơng tin về trái phiếu chuyển đổi của các doanh nghiệp niêm yết tại Mục V.20 trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Những thơng tin này là cơ sở rất quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán, cũng như dự đoán EPS của doanh nghiệp; Quy định công bố một số nội dung trên báo cáo thường niên như: Các số liệu tài chính quan trọng phải được trình bày trong ít nhất là 4 năm. Việc cơng bố các thông tin bất thường phải được hiểu và thực thi thống nhất. Theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC, tổ chức niêm yết phải công bố thông tin trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ khi có các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình quản trị của tổ chức niêm yết. Các doanh nghiệp niêm yết phải chủ động công cố thơng tin một cách minh bạch. Tức là ngồi việc cung cấp thơng

tin chính xác, các doanh nghiệp niêm yết nên chú trọng đến việc cung cấp thông tin đúng tiến độ, kịp thời đến nhà đầu tư.

Ngồi ra, cơng tác quan hệ cổ đông của các doanh nghiệp niêm yết hiện nay còn rất nhiều khuyết điểm. Trong khi đó, lợi ích của nhà đầu tư ln gắn liền với quá trình trưởng thành và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, trước mắt các doanh nghiệp cần phải cải tổ hoạt động này để đảm bảo vai trị và lợi ích của cổ đơng, tạo mối quan hệ gắn bó đồng hành cùng doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Có như vậy, khả năng quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến nhà đầu tư sẽ tốt hơn và xác suất thành cơng trong các hoạt động kêu gọi, tìm kiếm vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

3.2.4 Đóng góp với các tổ chức tín dụng

Đối với các tổ chức tín dụng, phân loại khách hàng và xây dựng chính sách riêng cho từng loại khách hàng là công tác rất cần thiết và quan trọng. Vì trong thời điểm hiện nay, số lượng các ngân hàng, định chế tài chính trong nước rất nhiều và cịn bị cạnh tranh gay gắt bởi sự du nhập các ngân hàng nước ngồi. Do đó, nếu khơng đưa ra các chính sách phù hợp ngân hàng có thể mất đi các khách hàng tốt hoặc cho vay đối với các khách hàng kém gây rủi ro cho hoạt động của toàn hàng. Với kết quả thu được từ nghiên cứu của luận văn, các tổ chức tín dụng có thể dùng P để xếp hạng khách hàng vay vốn, sau đó xây dựng chính sách ưu đãi cho từng loại khách hàng về: hạn mức cấp tín dụng, tài sản đảm bảo, tỷ lệ kí quỹ… để một mặt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá khả năng lâm vào tình trạng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên hose bằng mô hình thực nghiệm (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)