Học viện Công nghệ BCVT là tổ chức đào tạo và nghiên cứu của Nhà nước đặt trực thuộc VNPT, được thành lập theo quyết định số 516/Ttg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bốn đơn vị nghiên cứu và đào tạo của Trung tâm Đào tạo BCVT I, Trung tâm Đào tạo BCVT II, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Viện Kinh tế Bưu điện, nhằm:
• Kết hợp các hoạt động NCKH với Giáo dục – Đào tạo để đáp ứng nhanh các yêu cầu thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu chiến lược của Ngành thông qua việc đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về khoa học cơng nghệ và nguồn nhân lực, đồng bộ cho Ngành.
• Tạo ra một mơ hình mới để triển khai tổ chức đào tạo và NCKH hợp lý, có hiệu quả cao, bám sát chiến lược phát triển của Ngành.
• Tạo ra một mơ hình mới trong việc huy động nguồn lực (cả kinh tế và môi trường thực tiễn …) từ các doanh nghiệp mạnh của Nhà nước cho NCKH và Giáo dục – Đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và của xã hội trong điều kiện ngành sách Nhà nước dành cho NCKH, Giáo dục – Đào tạo còn hạn hẹp cũng như khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, đào tạo của các đơn vị nghiên cứu, đào tạo công lập và thực tiễn chưa cao.
60
“Đào tạo và nghiên cứu khoa học – công nghệ về lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, điện tử, tin học phục vụ sự phát triển của Ngành BCVT Việt Nam và của xã hội” là sứ mạng của Học viện đã được nêu rõ trong Quy chế hoạt động của Học viện. Như vậy ngay từ khi được thành lập trực thuộc Tổng Công Ty và khi Tổng Công Ty chuyển sang mơ hình Tập đồn kinh tế thì mục tiêu lớn mà Chính phủ giao cho Học viện là gắn nghiên cứu với đào tạo và với thực tiễn SXKD, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và của xã hội.
Học viện Cơ sở nằm trên địa bành Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm khoa học công nghệ và SXKD, trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa của Việt Nam, có thị trường đào tạo rất phong phú và đa dạng, thuận lợi cho VNPT đầu tư kinh phí để xây dựng và phát triển thành một trường đại học tiên tiến ngang tầm với các trường đại học trọng điểm ở phía Nam và các nước phát triển trong khu vực.
Với sứ mạng của mình như vậy, mục tiêu của Học viện Cơ sở là triển khai mơ hình thử nghiệm ba gắn kết: NCKH – Tổ chức đào tạo – Phục vụ SXKD. VNPT đã xây dựng và ban hành các văn bản qui định từ điều lệ hoạt động, mơ hình tổ chức, định mức kinh phí để Học viện Cơ sở có thể triển khai nhiệm vụ đúng mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Học viện nằm trong doanh nghiệp, được VNPT giao kế hoạch nhiệm vụ cụ thể theo trình tự đăng ký chỉ tiêu đào tạo bồi dưỡng, đăng ký kế hoạch nghiên cứu và triển khai thực hiện nhiệm vụ thanh quyết tốn kinh phí. Học viện Cơ sở là một bộ phận của Học viện, đã triển khai kế hoạch đào tạo các hệ Đại học, Cao đẳng và Sau đại học trên 3 chuyên ngành Điện tử Viễn thông (ĐTVT), Công nghệ Thông tin (CNTT) và Quản trị Kinh doanh (QTKD) và mới đây nhất là chuyên ngành Điện – Điện tử. Ngồi ra, Học viện Cơ sở cịn tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của mình để thực hiện kế hoạch đào tạo mở rộng cho các đơn vị ngoài ngành và xã hội, tăng thêm nguồn thu và khẳng định thương hiệu trên thị trường đào tạo khu vực phía Nam.
61
3.1.2. Quan điểm :
Học viện hiện đang là đơn vị chủ lực và có định hướng trở thành đơn vị dẫn đầu về cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đồn BCVT và cho xã hội. Với vai trị, vị trí hết sức quan trọng trong cơng tác đào tạo nguồn nhân lực về BCVT-CNTT như vậy, Học viện Công nghệ BCVT có chức năng đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ về BCVT, điện tử, tin học phục vụ sự phát triển của Tập đoàn và của xã hội. Học viện thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học công nghệ về lĩnh vực BCVT, điện tử, tin học và QTKD ở bậc đại học và trên đại học, đồng thời thực hiện chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ phục vụ nhu cầu phát triển ngành BCVT Việt Nam và xã hội. Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, Học viện đã xác định phương hướng phát triển của Học viện nói chung và Học viện Cơ sở nói riêng trong giai đoạn từ nay tới năm 2020 là thực hiện chủ trương chuyển đổi Học viện từ đơn vị sự nghiệp có thu hạch tốn phụ thuộc sang đơn vị sự nghiệp có thu hạch tốn độc lập trong Tập đồn BCVT. Vì vậy, trong thời gian tới đây Học viện nhất thiết phải mở rộng qui mô đào tạo một cách hợp lý sao cho vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa tăng tính tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình.
Học viện cần thiết phải mở rộng qui mơ đào tạo vì các lý do sau đây: Nhu cầu đào tạo của Tập đoàn và của toàn xã hội rất lớn.
Thị trường đào tạo đã và đang hình thành với các loại hình tổ chức đào tạo khác nhau có tính cạnh tranh ngày càng tăng.
Qui mơ đào tạo của Học viện hiện nay tuy bước đầu có tăng nhưng vẫn cịn rất hạn chế (cơ cấu ngành nghề đào tạo hẹp, phương thức đào tạo hạn chế, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm thấp, qui mô sinh viên thấp). Qui mô tuyển sinh và qui mô học sinh năm 2008 gấp 2,5 lần năm 2004 và dự kiến đến năm 2010 sẽ gấp khoảng từ 3 đến 6 lần năm 2004.
62