Thực trạng về chất lượng kiểm toán, thị trường kiểm tốn, các cơng ty kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tầm quan trọng của một số thuộc tính cá nhân của kiểm toán viên đối với chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 32 - 37)

7 Kết cấu của đề tài

2.1 Thực trạng về chất lượng kiểm toán, thị trường kiểm tốn, các cơng ty kiểm

kiểm toán và đội ngũ kiểm toán viên ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Thực trạng về chất lượng kiểm toán ở Việt Nam hiện nay

Qua kết quả khảo sát thực nghiệm của tiến sĩ Trần Khánh Lâm trong luận án Tiến sĩ kinh tế với đề tài “ Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm tốn độc lập ở Việt Nam” năm 2011 thì CLKT của các cơng ty kiểm tốn độc lập tại Việt Nam hiện nay chịu tác động bởi các yếu tố như: Quy mô cơng ty kiểm tốn, mức độ chuyên sâu trong kiểm toán (chuyên ngành), nhiệm kỳ của KTV, giá phí kiểm tốn, phạm vi của dịch vụ phi kiểm toán cung cấp, phương pháp luận kiểm tốn và tính cách của KTV, kiểm sốt chất lượng dịch vụ cung cấp.

Chất lượng dịch vụ kiểm tốn của các cơng ty kiểm tốn có quy mơ nhỏ cịn khá thấp tuy nhiên lại chiếm tỷ trọng khá lớn (khoản 2/3 trong tổng số các công ty kiểm toán độc lập đăng k hoạt động tại Việt Nam hiện nay) và cung cấp dịch vụ kiểm toán cho đến hơn 70% số lượng khách hàng nhưng chỉ chiếm chưa đến 30% tổng doanh thu của tồn ngành kiểm tốn.

Thực tế ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có nhiều vụ bê bối có liên quan đến nhiều công ty kiểm tốn lớn như vụ Vinashin (KPMG), Bơng Bạch Tuyết (A&C và AISC), hay Habubank (Ernst & Young), công ty cổ phần Dược Viễn Đông (Ernst & Young)... Tuy các cơng ty kiểm tốn này khơng bị quy trách nhiệm trực tiếp nhưng dư luận ít nhiều cũng đặt câu hỏi về chất lượng dịch vụ của các cơng ty này. Đó là chưa kể đến hàng ngàn báo cáo kiểm toán khác được ra đời hàng năm mà “chưa có sự chú ý của bên thứ a” tức là chưa bị phát hiện sai phạm như những trường hợp trên.

Ông Nguyễn Thế Thọ, Vụ trưởng Vụ Giám sát thị trường chứng khoán (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) trong bài viết về “Nâng chất cơng ty kiểm tốn” trên áo Sài Gịn đầu tư số ra ngày 20/08/2012, cũng chỉ rõ một số BCTC doanh nghiệp niêm yết chưa tuân thủ chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp và doanh

nghiệp kiểm toán chưa đánh giá hết ảnh hưởng trọng yếu liên quan đến chất lượng BCTC sau kiểm toán.

Nhiều ý kiến kiểm toán loại trừ những giá trị lớn, đáng kể trên BCTC liên quan đến việc khơng chấp hành chuẩn mực kế tốn, chế độ kế tốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp kiểm toán độc lập chưa nhận thức rõ và chưa thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra do có sai sót về kiểm tốn.

Đây quả thật là tình trạng đáng áo động về chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay.

Chất lượng dịch vụ kiểm toán như trên d trực tiếp hay gián tiếp cũng phản ánh chất lượng của đội ngũ KTV bởi họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm tốn và đưa ra kết quả của cuộc kiểm tốn. Có thể KTV và cơng ty kiểm tốn có đủ cơ sở để chứng minh họ đã làm hết các thủ tục kiểm toán th o quy định nhưng điều quan trọng ở đây là những người bị thiệt hại do tin tưởng vào kết quả kiểm tốn của họ có quyền đặt ra nghi ngờ r ng liệu họ có đủ tay nghề và làm hết trách nhiệm hay không? Bởi nếu KTV là người chun tâm, có nhiều kinh nghiệm thì những “chiêu” gian lận của khách hàng cũng khó có thể qua mắt họ được.

Đầu năm 2013, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã x phạt 5 KTV của của 4 cơng ty kiểm tốn với mức phạt 60 triệu đồng mỗi người vì các hành vi vi phạm như: không ghi kiến về các sai phạm của công ty được kiểm tốn khi khơng trình bày về khoản đầu tư vượt vốn chủ sở hữu để đầu tư tài chính; khơng ghi đầy đủ ý kiến về những sai phạm của doanh nghiệp được kiểm toán trong việc cho các cổ đơng nội bộ và người có liên quan vay tiền th o quy định…Đó khơng phải là con số đáng kể nhưng nó giống như một tín hiệu áo động về tình trạng chất lượng của đội ngũ KTV hiện nay ở Việt Nam.

2.1.2 Thực trạng về thị trường kiểm toán, các cơng ty kiểm tốn và đội ngũ kiểm toán viên ở Việt Nam hiện nay

Trên thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay các cơng ty kiểm tốn trong nhóm Big 4 bao gồm D loitt , EY, KPMG và PwC đang chiếm ưu thế về doanh thu lẫn số lượng khách hàng.

Th o “Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của các công ty kiểm tốn” của VACPA, tính đến ngày 28/02/2013 có 155 cơng ty kiểm tốn đã đăng k hành nghề, bao gồm:

- 04 Cơng ty 100% vốn nước ngồi (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thornton) - 05 Cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S).

- 145 Công ty Trách nhiệm hữu hạn - 01 Công ty hợp danh (CPA VN)

Và theo số liệu báo cáo của 147 cơng ty kiểm tốn, tính đến 31/12/2012 có 10.070 người làm việc trong các cơng ty kiểm tốn, trong đó có 8.836 nhân viên chuyên nghiệp và 1.385 nhân viên khác; 1.582 người có chứng chỉ KTV, trong đó có 192 người vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV nước ngồi; 129 người có chứng chỉ KTV nước ngồi.

Tuy số lượng cơng ty kiểm tốn đã tăng lên đáng kể nhưng đa phần có quy mơ nhỏ và vừa, uy tín nghề nghiệp chưa cao, cịn khó khăn về cơ sở vật chất và năng lực đào tạo, khả năng cạnh tranh thấp, chưa chun mơn hóa, chưa đủ tiềm lực để phát triển, nhất là chưa tự xây dựng được một cơ chế hoạt động và quy trình kiểm tốn chuẩn làm nền tảng cho hoạt động nghề nghiệp, dẫn đến trình độ nhân viên, chất lượng dịch vụ giữa các cơng ty kiểm tốn chưa đồng đều.

Một số cơng ty kiểm tốn phải cơ cấu lại, trong đó có khoảng 40 cơng ty kiểm tốn khơng đủ điều kiện so với yêu cầu tối thiểu của Luật Kiểm tốn độc lập có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 (có ít nhất 5 KTV và vốn 3 tỷ đồng trở lên), cịn lại là những cơng ty phải cơ cấu để đủ điều kiện kiểm toán doanh nghiệp niêm yết. Điều này cho thấy dù số lượng doanh nghiệp kiểm tốn khơng phải là ít, nhưng chất lượng đang thực sự là vấn đề đáng lo ngại.

Đối với các cơng ty kiểm tốn nhỏ do hạn chế về thời gian, kinh phí nên khơng thực hiện được chương trình đào tạo cho từng cấp bậc nhân viên. Tại các cơng ty này, hình thức đào tạo chủ yếu là đào tạo trong quá trình làm việc, chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo cụ thể, không lập và thu lại bảng thống kê chương

trình, thời gian đào tạo và tài liệu đào tạo, theo dõi số giờ đào tạo của từng nhân viên, không tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo. Hơn nữa những cơng ty kiểm tốn nhỏ thường ít danh tiếng nên không thu h t được nhân sự giỏi trong khi số lượng lại chiếm đến khoản 2/3 trong tổng số các cơng ty kiểm tốn độc lập đăng k hoạt động tại Việt Nam hiện nay. Ngồi ra những cơng ty này cũng khơng đủ tiềm lực để tài trợ cho nhân viên của mình học các chứng chỉ kế tốn, kiểm tốn quốc tế như CPA, ACCA. Do đó chất lượng đội ngũ nhân viên của họ cũng không thể cải thiện được.

Các kết quả kiểm tra hoạt động của các cơng ty kiểm tốn năm 2012 từ Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) cơng bố cũng cho thấy, khó khăn chung của các công ty nhỏ là số lượng KTV hành nghề ít, thường xuyên biến động về nhân sự, khơng có điều kiện đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên…Ngoài KTV của các công ty kiểm tốn lớn, đa số các KTV cịn lại ở các công ty hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Số lượng KTV có chứng chỉ kiểm tốn quốc tế cịn hạn chế.

Ngoài ra, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của KTV đôi khi vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi KTV khi hành nghề. Chế tài x phạt hành vi vi phạm của KTV chưa đủ mạnh để phòng ngừa và răn đ nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán. Hệ thống các văn ản pháp quy liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập cũng chưa được an hành, hướng dẫn đầy đủ và thống nhất. Sự trợ giúp về chuyên môn và kỹ thuật của các hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp chưa có tác dụng nhiều trong hoạt động của các cơng ty kiểm tốn.

Việc đào tạo KTV ở các Học viện, Trường Đại học chỉ mang tính chất lý luận, chưa sát với thực tế. Ngoài ra, việc đào tạo KTV ở các công ty kiểm tốn thường mang tính chất kinh nghiệm chưa vận dụng lý luận kiểm toán hoặc việc đào tạo KTV theo tiêu chuẩn quốc tế ở các hãng kiểm tốn. Do đó, việc vận dụng kiến thức vào hoạt động kiểm toán thực tế thường bị hạn chế.

Nội dung môn thi để cấp chứng chỉ KTV hiện nay chủ yếu vẫn như chương trình học đại học, có hệ thống lại và cập nhật cơ chế chính sách mới. Nội dung ơn thi chủ yếu vẫn là kiến thức lý thuyết, hầu như ít kinh nghiệm thực tế.Với cách thi này, nhiều trường hợp có chứng chỉ KTV phải thêm vài a năm kinh nghiệm thực tế nữa mới hành nghề được.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp tình hình tăng trưởng của đội ngũ kiểm tốn viên

(dựa trên kết quả báo cáo tình hình hoạt động hàng năm của VACPA)

Năm 2012 2011 Tỷ lệ (%) 2010 2009 2008 2007 Chỉ tiêu 1/ Tổng doanh thu (tỷ) 3.799 3.047 24,7% 2.744 2.191 1.718 1.173 Trong đó:

Doanh thu kiểm tốn

BCTC (tỷ) 2.147 1.606 33,70% 1.641 1.367 995 662 2/ Doanh thu bình quân/ khách hàng (triệu) 116 100,5 15,4% 95 85 80 66 3/ Doanh thu bình quân/ nhân viên (triệu) 377 313 20% 310 276 277 216 4/ Tổng số nhân viên (người) 10.070 9.445 7% 8.694 7.936 6.200 5.414 5/ Người có Chứng chỉ KTV (người) 1.582 1.421 11% 1.264 1.116 1.016 944

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy r ng tổng doanh thu của các cơng ty kiểm tốn nói chung và doanh thu từ hoạt động kiểm tốn BCTC nói riêng tăng trưởng liên lục từ năm 2007 đến năm 2012. So sánh số liệu của năm 2011 và năm 2012

khá cao là 33,70%, doanh thu bình quân cho từng nhân viên cũng tăng với tỷ lệ 20% trong khi đó tổng số lượng nhân viên chỉ tăng 7% và số lượng người có chứng chỉ KTV chỉ tăng 11%. Điều này chứng tỏ số lượng của đội ngũ KTV chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng của hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay. Nếu số lượng khách hàng không ngừng gia tăng trong khi đó số lượng KTV tăng không tương ứng s dẫn đến áp lực về thời gian cho các KTV. Vì bận rộn với lịch làm việc dày đặc họ s khơng có đủ thời gian để nghỉ ngơi cũng như học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, kiến thức và từ đó cũng ảnh hưởng CLKT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tầm quan trọng của một số thuộc tính cá nhân của kiểm toán viên đối với chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)