3.2 .Nghiên cứu định tính
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Dựa theo cơ sở lý thuyết của chương 2 về các yếu tố ảnh hưởng sự gắn kết với tổ chức của nhân viên, các biến quan sát dùng để đo các yếu tố này đã được hình thành. Tuy nhiên, các biến quan sát này được xây dựng dựa trên lý thuyết và vì vậy chúng cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới - tại Việt Nam cụ thể là tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nguyễn Kim. Vì vậy, hai cuộc thảo luận nhóm đã được tổ chức. (1). Nhóm thảo luận gồm 6 người, đối tượng tham gia là lãnh đạo đại diện của sáu nhóm ngành đang hoạt động tại cơng ty bao gồm (a). Kinh doanh (Trưởng phòng kinh doanh – tổng công ty, (b). Marketing – dịch vụ khách hàng (trưởng phòng marketing – tổng cơng ty), (c). Tài chính - kế tốn (kế tốn trưởng – tổng cơng ty), (d). Nhân sự - hành chính (trưởng phịng nhân sự hành chính – tổng cơng ty), (e). Kiểm sốt rủi ro (trưởng phịng kiểm sốt nội bộ - tổng cơng ty), (f). Cơng nghệ thơng tin (Trưởng phịng an ninh – hệ thống). Mục đích của nghiên cứu định tính này nhằm: khám phá các đặc điểm của nhân viên cốt lõi, mà cụ thể ở đây là nhân viên cốt lõi tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nguyễn Kim, để lấy đó làm cơ sở cho việc lựa chọn mẫu khảo sát. Những người tham gia được cho biết về một số khái niệm đang được sử dụng để định nghĩa về nhân viên nòng cốt, và liệt kê ra 3 đặc điểm nổi bậc nhất của nhân viên nòng cốt đã được khám phá tại nghiên cứu của Janet (2004), sau đó sẽ tiến hành kiểm tra ý kiến của họ (có đồng ý với quan điểm của các lý thuyết đưa ra hay khơng? Nếu khơng thì vì sao?). Và sau đó yêu cầu người tham gia định nghĩa lại nhân viên cốt lõi của Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nguyễn Kim. Đề cương thảo luận được chuẩn bị trước (xem dàn bài thảo luận nhóm – Phụ lục 1.1). (2). Phát hiện các yếu tố tác động đến sự gắn kết với tổ chức cũng như tác động đến ý định ở lại tổ chức của nhân viên, từ đó hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với đặc thù của nhân viên làm việc trong tổ chức bán lẻ - mà cụ thể ở đây là Công Ty Cổ Phần Thương Mại Nguyễn Kim. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm với 6 nhân viên nịng cốt tại cơng ty đến từ 6 lĩnh vực gồm kinh doanh, marketing – dịch vụ khách hàng, tài chính - kế tốn, nhân sự -
hành chính, cơng nghệ thơng tin, kiểm sốt rủi để tìm hiểu các khái niệm và các đặc trưng của sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong các tổ chức bán lẻ tại thị trường Việt Nam.
Trong nội dung thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức cũng như ý định ở lại tổ chức, với 45 biến quan sát (các phát biểu) dùng để đo lường 7 yếu tố ảnh hưởng đến gắn kết tổ chức. Gắn kết tổ chức và ý định ở lại tổ chức được nhà nghiên cứu đưa ra dựa vào việc tổng hợp lý thuyết. Trong đó, (1). 6 biến về thù lao và khen thưởng, (2). 3 biến về đào tạo và phát triển nghề nghiệp, (3). 5 biến về thách thức trong công việc và cơ hội thăng tiến, (4). 8 biến về lãnh đạo, (5). 4 biến về chính sách và văn hóa tổ chức, (6). 5 biến về mối quan hệ trong làm việc nhóm, (7). 4 biến về mơi trường làm việc, (8). 7 biến về gắn kết tổ chức và (9). 4 biến về ý định ở lại tổ chức. Người tham dự được yêu cầu nhận xét ý nghĩa từng biến và đưa ý kiến cải thiện các phát biểu nếu thấy cần thiết (xem Dàn bài thảo luận nhóm – Phụ lục 1.2).