CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Cơ sở lý thuyết
2.4.7. Giá trị hình ảnh
LeBlanc & Nguyen (1999) đã nghiên cứu “Giá trị cảm nhận của sinh viên trong tình huống của một trường Đại học nhỏ chuyên ngành kinh tế tại Canada”. Kết quả cho thấy giá trị chức năng dưới dạng nhận thức của sinh viên về mối liên hệ giữa học phí và chất lượng; giá trị kiến thức đạt được; giá trị chức năng thể hiện qua tính thiết thực kinh tế của bằng cấp (trong việc tìm kiếm việc làm và đạt được mục tiêu nghề nghiệp); giá trị hình ảnh của nhà trường; giá trị xã hội và giá trị cảm xúc là những thành phần quan trọng về giá trị cảm nhận trong đào tạo đại học. Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010) nghiên cứu “Giá trị cảm nhận về đào tạo đại học từ góc nhìn sinh viên”. Kết quả cho thấy giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo đại học được thể hiện qua 6 thành tố giá trị gồm: giá trị xã hội, giá trị cảm xúc, giá trị hình ảnh, giá trị hiểu biết và hai yếu tố tách rời của giá trị chức năng. Sáu thành tố này có sự khác biệt theo cảm nhận của các sinh viên khác nhau về ngành học và thời gian vào trường. Trong đó yếu tố giá trị cảm nhận thể hiện đánh giá của sinh viên về danh tiếng, uy tín…của Khoa Kinh tế (Đại học Nha Trang) trong cộng đồng hay với các nhà tuyển dụng trong mối liên hệ với giá trị tấm bằng tốt ghiệp của họ, nó cịn bao gồm cả đánh giá của gia đình sinh viên về khoa. Như vậy đây chính là bộ phận giá trị cảm nhận của sinh viên về hình ảnh của tổ chức cung cấp dịch vụ hay gọi tên chính thức là bộ phận “Giá trị hình ảnh”.
Như vậy giá trị hình ảnh thể hiện cảm nhận của khách hàng về hình ảnh của tổ chức cung cấp dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ càng có nhiều kinh nghiệm, uy tín và danh tiếng thì xu hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng càng cao. Đối với đề tài nghiên cứu này, để xác định các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng dịch vụ Internet cáp quang tại TPHCM tác giả cần đo lường thành phần “Giá trị hình ảnh”.