Nghiêncứu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của gắn kết tổ chức và gắn kết nghề nghiệp đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên trường đại học trên địa bàn TP HCM (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

3.2. Nghiêncứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, trong đó thơng tin được thu thập ở dạng định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận và diễn dịch (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả của nghiên cứu định tính là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng. Thơng tin trong q trình thảo luận nhóm sẽ được tổng hợp và là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo.

Các thang đo trong nghiên cứu này được thừa kế từ các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, các con người, sản phẩm, dịch vụ khác nhau; thị trường ở các quốc gia khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận với một nhóm nhỏ bao gồm năm giảng viên đang giảng dạy tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phỏng vấn thơng qua dàn bài lập sẵn kèm theo bảng thang đo sơ bộ nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong thang đo.

Kết quả của nghiên cứu định tính sẽ giúp cho tác giả hiểu được rõ hơn các nhân tố gắn kết với tổ chức và nghề nghiệp ảnh hưởng đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên , đồng thời có thể hiệu chỉnh và bổ sung một số câu hỏi (biến quan sát) cho phù hợp, loại bỏ các câu hỏi không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đặc tính riêng của nghiên cứu.

Dùng kỹ thuật thảo luận nhóm dựa trên dàn bài đã lập sẵn về tất cả các yếu tố có liên quan trong mơ hình. Cụ thể như sau:

Giới thiệu cho người được mời thảo luận nhóm biết sơ lược về đề tài nghiên cứu

Hỏi rõ các thành tố cấu thành gắn kết với tổ chức và gắn kết với nghề nghiệp

Hỏi ý kiến về các câu hỏi đo lường các biến nghiên cứu như là gắn kết cảm xúc với tổ chức; gắn kết chuẩn mực với tổ chức; gắn kết bắt buộc với tổ chức; gắn kết cảm xúc với nghề nghiệp; gắn kết chuẩn mực với nghề nghiệp; gắn kết bắt buộc với nghề nghiệp.

Hỏi ý kiến về các yếu tố tác động đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên.

Sau khi có kết quả của thảo luận nhóm sẽ tiến hành thiết lập thang đo.

(Dàn bài thảo luận nhóm được đính kèm trong phần phụ lục.)

3.2.1. Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Các thang đo khái niệm trong mơ hình nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu trước và điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình nghiên cứu hiện tại.

3.2.1.1. Thang đo về gắn kết với tổ chức

Trong nghiên cứu của Allen, Meyer (1990) đã sử dụng ba yếu tố: (1)gắn kết cảm xúc (affective commitment), (2)gắn kết chuẩn mực (normative commiment) và (3)gắn kết bắt buộc (continuance commitment) để mô tả bản chất nhiều mặt của gắn kết với tổ chức.

Thang đo gắn kết cảm xúc với tổ chức

Gắn kết cảm xúc tổ chức được ký hiệu là CXTC. Sau khi nghiên cứu định tính, các biến quan sát trong thang đo gắn kết cảm xúc tổ chức được hiệu chỉnh từ thang đo của Meyer & ctg (1993). Các biến này được đo lường bằng thang đo quãng, năm điểm, kí hiệu từ CXTC1 đến CXTC6

Bảng 3.2. Thang đo gắn kết cảm xúc với tổ chức

CXTC1: Tôi sẽ rất vui khi dành phần cịn lại của sự nghiệp cho ngơi trường này CXTC2: Tôi thực sự cảm thấy vấn đề của trường này là vấn đề của tơi

CXTC3: Tơi cảm thấy mình là 1 thành viên trong gia đình tại ngơi trường của tơi CXTC4: Tơi cảm thấy có tình cảm gắn bó với ngơi trường này

CXTC5: Ngơi trường này có rất nhiều ý nghĩa đối với riêng tơi CXTC6: Tôi nhận thức mạnh mẽ là tôi thuộc về ngôi trường này

Thang đo gắn kết chuẩn mực với tổ chức

Gắn kết chuẩn mực tổ chức được ký hiệu là CMTC. Sau khi nghiên cứu định tính đã hiệu chỉnh thang đo gắn kết chuẩn mực tổ chức từ thang đo của Meyer & ctg (1993) bao gồm năm biến quan sát, được đo lường bằng thang đo quãng, năm điểm, kí hiệu từ CMTC7 đến CMTC11.

Bảng 3.3. Thang đo chuẩn mực với tổ chức

CMTC7: Ngay cả khi tổ chức khác cho tơi nhiều lợi ích hơn, tơi khơng cảm thấy đó là lí do rời khỏi ngơi trường của tôi bây giờ.

CMTC8: Tôi sẽ cảm thấy tiếc nuối nếu tôi rời khỏi ngôi trường của tôi bây giờ. CMTC9: Ngơi trường này xứng đáng để tơi gắn bó lâu dài với nó.

CMTC10: Tơi sẽ khơng rời khỏi trường này ngay bây giờ bởi vì tơi quyến luyến các đồng nghiệp ở đây.

CMTC11: Tôi hàm ơn ngôi trường của tôi rất nhiều điều.

Thang đo gắn kết bắt buộc với tổ chức

Gắn kết bắt buộc với tổ chức được ký hiệu BBTC. Sau khi nghiên cứu định tính, đã hiệu chỉnh thang đo gắn kết bắt buộc tổ chức từ thang đo của Meyer & ctg (1993) bao gồm bốn biến quan sát được đo lường bằng thang đo quãng, năm điểm, kí hiệu từ BBTC12 đến BBTC15

Bảng 3.4. Thang đo gắn kết bắt buộc với tổ chức

BBTC12: Rất khó cho tơi để rời khỏi ngôi trường ngay bây giờ, ngay cả khi tôi muốn BBTC13: Cuộc sống của tôi bị trở ngại rất nhiều nếu tôi quyết định rời trường của tôi ngay bây giờ.

BBTC14: Hậu quả khi rời khỏi ngơi trường này sẽ là sự khó tìm một vị trí thay thế có giá trị.

BBTC15: Tơi không thể xem xét làm việc ở một nơi nào khác vì tơi đã đặt q nhiều tâm huyết vào ngôi trường này.

3.2.1.2. Thang đo về gắn kết nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của Meyer & ctg (1993) cũng đã sử dụng ba yếu tố: (1)gắn kết cảm xúc (affective commitment), (2)gắn kết chuẩn mực (normative commiment) và (3)gắn kết bắt buộc (continuance commitment) để mô tả bản chất nhiều mặt của gắn kết nghề nghiệp.

Thang đo gắn kết cảm xúc với nghề nghiệp

Gắn kết cảm xúc nghề nghiệp được ký hiệu là CXNN. Sau khi nghiên cứu định tính, đã hiệu chỉnh thang đo gắn kết cảm xúc nghề nghiệp từ thang đo của Meyer & ctg (1993) bao gồm bốn biến quan sát, được đo lường bằng thang đo quãng, năm điểm, kí hiệu từ CXNN16 đến CXNN19

Bảng 3.5. Thang đo gắn kết cảm xúc với nghề nghiệp

CXNN16: Nghề giảng viên rất quan trọng với hình ảnh của tơi. CXNN17:Tơi tự hào khi được làm việc trong ngành giáo dục CXNN18:Tôi gắn bó với nghề giảng viên

CXNN19:Tơi rất hứng thú với nghề giảng viên

Thang đo gắn kết chuẩn mực với nghề nghiệp

Gắn kết chuẩn mực được ký hiệu là CMNN. Sau khi nghiên cứu định tính, đã hiệu chỉnh thang đo gắn kết chuẩn mực nghề nghiệp từ thang đo của Meyer & ctg (1993) bao gồm năm biến quan sát, được đo lường bằng thang đo quãng, năm điểm, kí hiệu từ CMNN20 đến CMNN24

Bảng 3.6. Thang đo gắn kết chuẩn mực với nghề nghiệp

CMNN20: Tôi tin rằng một người phải có trách nhiệm làm đúng ngành nghề được đào tạo trong một khoảng thời gian hợp lý.

CMNN21: Tôi cảm thấy việc tiếp tục làm giảng viên là trách nhiệm

CMNN22: Ngay cả khi làm những nghề khác có lợi ích hơn, tơi khơng cảm thấy đó là lí do đề rời bỏ nghề giảng viên

CMNN23: Tơi sẽ cảm thấy có lỗi nếu tơi bỏ nghề giảng viên CMNN24: Tơi giảng dạy vì lịng trung thành với nghề giảng viên

Thang đo gắn kết bắt buộc với nghề nghiệp

Gắn kết chuẩn mực được ký hiệu là BBNN. Sau khi nghiên cứu định tính, đã hiệu chỉnh thang đo gắn kết bắt buộc nghề nghiệp từ thang đo của Meyer & ctg (1993)

bao gồm năm biến quan sát, được đo lường bằng thang đo quãng, năm điểm, kí hiệu từ BBNN25 đến BBNN29

Bảng 3.7. Thang đo gắn kết bắt buộc với nghề nghiệp

BBNN25: Tôi không thể xem xét việc thay đổi nghề khác vì đã đặt quá nhiều tâm huyết vào nghề giảng viên

BBNN26: Cuộc sống của tơi gặp khó khăn rất nhiều nếu tôi thay đổi nghề nghiệp của tôi.

BBNN27: Nếu tôi thay đổi nghề nghiệp bây giờ sẽ rất tốn kém. BBNN28: Tơi khơng có áp lực buộc phải thay đổi nghề nghiệp

BBNN29: Thay đổi ngành nghề bây giờ đòi hỏi sự hy sinh cá nhân đáng kể

3.2.1.3. Thang đo ý định ở lại với tổ chức:

Ý định ở lại với tổ chức được ký hiệu là YDOL. Trong nghiên cứu của Huỳnh Thiên Hải (2012) đã chỉ ra thang đo này gồm bốn biến quan sát được thiết lập và phát triển bởi Camman & ctg (1979); Dlessio & ctg., (1986), Giffeth & ctg., (2000), Lambert & ctg., (2001); Mathieu & Zajac (1990), McCloskey & McCain (1987); Muller & Wallace (1992), Seashore và ctg (1982). Sau khi nghiên cứu định tính, bốn biến quan sát này được đo lường bằng thang đo quãng, năm điểm, kí hiệu từ YDOL30 đến YDOL33:

Bảng 3.8. Thang đo ý định ở lại tổ chức

YDOL30: Tôi muốn làm việc tại ngôi trường này càng lâu càng tốt YDOL31:Tơi sẽ tìm cơng việc khác

YDOL32:Tơi muốn giảng dạy tại ngơi trường này ít nhất 2-3 năm nữa YDOL33:Tôi không muốn từ bỏ việc làm giảng viên tại ngôi trường này

3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của gắn kết tổ chức và gắn kết nghề nghiệp đến ý định ở lại tổ chức của giảng viên trường đại học trên địa bàn TP HCM (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)