Lý do gắn bó với nơi ở cũ trước khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu Nhận dạng và ước lượng thiệt hại vô hình của người dân bị thu hồi đất dự án thảo cầm viên huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 44)

Lý do gắn bó với nơi ở cũ Hộ Tỷ lệ

Là nơi chôn nhau cắt rốn 72 16.0%

Mối quan hệ hàng xóm gắn bó 82 18.2%

Gia đình và người thân sống nơi đây 109 24.2%

Quen với tập quán, văn hóa 85 18.9%

Điều kiện sống tốt 102 22.7%

Tổng cộng 450 100.0%

Nguồn: Số liệu điều ra.

Mặc dù các hộ gia đình được phỏng vấn cho biết họ muốn định cư lâu dài tại nơi đây, không muốn phải thay chỗ ở, tuy nhiên khi được hỏi “Khi có 1 dự án thu

hồi đất xảy ra, gia đình Ơng/Bà có ủng hộ hay khơng?”, kết quả Bảng 3.9 cho thấy, có đến 84% hộ gia đình trả lời rằng họ ủng hộ việc thu hồi đất để thực hiện các dự

án phát triển và quy hoạch lại khơng gian đơ thị. Trong khi đó chỉ có 16% hộ gia đình khơng đồng ý việc thu hồi đất. Điều này chứng tỏ rằng người dân sẵn sàng ủng

hộ việc thu hồi đất vì mục đích chung của cộng đồng, khơng giống như những báo cáo trước đây của cơ quan chức năng rằng người dân thường có thái độ tiêu cực đối

với việc thu hồi đất.

Bảng 3.9. Thái độ của người dân đối với thu hồi đất

Thái độ đối với thu hồi đất Số hộ Tỷ lệ

1. Thái độ đối với thu hồi đất

Ủng hộ 126 84.0%

Không ủng hộ 24 16.0%

2. Lý do ủng hộ thu hồi đất

Thực hiện dự án phát triển là việc nên làm 29 23.0% Dự án mang lại lợi ích cho cộng đồng 32 25.4% Thế hệ tương lai có thể hưởng lợi từ dự án này 37 29.4%

Gia đình tơi có thể hưởng lợi từ dự án này 28 22.2%

3. Lý do không ủng hộ thu hồi đất

Không thấy được lợi ích từ dự án 9 37.5%

Nên thu hồi đất của gia đình khác 3 12.5%

Đây là nơi tốt, không muốn thay đổi chỗ ở 6 25.0%

Không biết sống thế nào khi bị thu hồi đất 6 25.0%

Nguồn: Số liệu điều tra.

Đối với những người ủng hộ việc thu hồi đất, 29,4% hộ gia đình nghĩ rằng

các thế hệ tương lai có thể hưởng lợi từ các dự án, 25,4% số hộ cho rằng dự án

mang lại lợi ích cho cộng đồng, và 23% số hộ cho rằng thực hiện các dự án phát

triển là việc nên làm. Một yếu tố bất ngờ là chỉ có 22,2% hộ gia đình được hỏi cho

rằng gia đình họ có thể được hưởng lợi từ các dự án này.

Đối với những người không ủng hộ việc thu hồi đất, 37,5% hộ gia đình đưa

ra lý do họ khơng thấy được lợi ích từ các dự án này, 25% số hộ cho rằng nơi đây có điều kiện sống tốt nên họ không muốn thay đổi và cùng số lượng người nói rằng

họ khơng biết sống như thế nào khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, số lượng người giữ quan điểm này chỉ là thiểu số. Qua khảo sát có thể kết luận rằng, nhận thức của người dân về thu hồi đất ngày càng tiến bộ, người dân sẵn sàng từ bỏ những mất mát cá nhân trước mắt cho các dự án phát triển vì lợi ích chung của cộng đồng.

Việc di dời khỏi một nơi đã ổn định hằng bao đời là một vấn đề rất quan

trọng vì nó khơng những ảnh hưởng đến việc tìm kiếm một nơi ở mới phù hợp mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt như: việc làm, thu nhập, môi trường, quan hệ xã hội,

tâm lý... Thêm vào đó, thị trường đất đai có nhiều biến động, có khi đất đai có giá trị cao hơn giá trị thật rất nhiều lần khiến những người dân có thu nhập thấp khi bị

giải tỏa lại càng khơng có cơ hội mua nhà để ở. Tâm lý người dân cũng rất lo sợ khi

phải tự mình tìm nơi ở mới.

Bảng 3.10. Những khó khăn và ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống người dân

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ

1. Khó khăn do thu hồi đất gây ra

Mất đất sản xuất 109 24.2%

Mất nhà ở 145 32.2%

Mất việc làm 89 19.8%

Mất cộng đồng đang sống 107 23.8%

2. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sốngngười dân

Thay đổi về việc làm và thu nhập 115 25.6%

Thay đổi về nhà ở, CSHT và điều kiện sinh hoạt 139 30.9%

Thay đổi điều kiện tiếp cận về giáo dục và đào tạo 7 1.6%

Thay đổi điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội 33 7.3%

Thay đổi môi trường sống 77 17.1%

Thay đổi quan hệ xã hội và truyền thống văn hóa 79 17.6%

Nguồn: Số liệu điều tra.

Điều người dân lo ngại nhất là gì? Thứ nhất là bị mất nhà ở (32,2%), lo ngại

thứ hai là khơng cịn đất sản xuất (24,2%). Ngoài ra, mất cộng đồng nơi đang sống

(23,8%) và mất việc làm (19,8%) là những nguy cơ có thể xảy ra và làm xáo trộn đời sống người dân. Khi được hỏi, việc thu hồi đất đã tác động như thế nào đến đời

sống và sinh hoạt của người dân, thì 30,9% số hộ gia đình cho rằng họ sẽ bị thay đổi

về nhà ở, cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt, 25,6% số hộ nghĩ nói rằng họ bị thay đổi về thu nhập và việc làm. Bên cạnh đó, trên 17% hộ gia đình nói rằng khi mơi trường sống thay đổi sẽ kéo theo những thay đổi quan hệ xã hội và truyền thống văn hóa. Trong khi đó, một số lượng rất ít hộ gia đình quan tâm đến những thay đổi về điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội (7,3%) và giáo dục đào tạo (1,6%).

Những vấn đề lo ngại của người dân thực tế đã và đang xảy ra. Dù đã ý thức được điều đó, nhưng ngay cả người dân và các nhà làm chính sách vẫn khơng sao

tránh khỏi, đôi khi hậu quả mà nó mang lại là quá nặng nề đối với một bộ phận người dân. Sau đây chúng ta cùng phân tích những thiệt hại vơ hình của người dân

3.4. Phân tích thiệt hại vơ hình của người dân bị thu hồi đất 3.4.1. Thay đổi về điều kiện kinh tế, bao gồm việc làm và thu nhập 3.4.1. Thay đổi về điều kiện kinh tế, bao gồm việc làm và thu nhập 3.4.1.1. Tình hình việc làm của người dân sau thu hồi đất

Bảng 3.11. Thay đổi việc làm sau thu hồi đất

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ

1. Thay đổi việc làm

Có 97 64.4%

Không 53 35.6%

2. Nguyên nhân thay đổi việc làm

Khơng cịn đất sản xuất 55 57.2%

Nơi làm việc cũ quá xa 33 33.6%

Khơng có mặt bằng bn bán 9 9.2%

Nguồn: Số liệu điều tra.

Thu hồi đất là một yếu tố tất yếu dẫn đến những thay đổi trong đời sống kinh

tế-xã hội của người dân và được dự báo là phải đối mặt với nhiều vấn đề nảy sinh. Trong đó, thay đổi lớn nhất về việc làm và thu nhập, một vấn đề quan trọng đã chi phối và ảnh hưởng xuyên suốt đến suy nghĩ, nếp sống và là những lo toan đè nặng lên đôi vai của người dân bị thu hồi đất. Thực tế cho thấy, có đến 97 hộ (chiếm

64,4%) phảithay đổi việc làm và chỉ 53 hộ (chiếm 35,6%) không bị thay đổi việc

làm trong mẫu điều tra.

Nguyên nhân chính dẫn đến các thành viên trong hộ gia đình bị thay đổi việc

làm là khơng cịn đất sản xuất nông nghiệp (57,2%), đây là nguyên nhân tất yếu bởi

vì Củ Chi là là huyên ngoại thành với hơn 70% dân số sống bằng lao động nên nông nghiệp, nên có thể nói nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nơng nghiệp. Do đó, khi

bị thu hồi đất nghĩa là người dân khơng cịn đất sản xuất và buộc phải chuyển đổi

nghề nghiệp. Nguyên nhân thứ hai là nơi làm việc cũ quá xa (33,6%), đây là vấn đề băn khoăn nhất của người dân bị thu hồi đất hiện nay. Thứ nhất, nếu muốn tiếp tục

duy trì cơng việc cũ thì phải chịu di chuyển một khoảng đường xa hơn, tốn kém

nhiều chi phí hơn như: tiền xăng, tiền ăn uống, tiền bảo trì phương tiện đi lại, họ

cịn phải mất nhiều thời gian và cơng sức hơn trước. Thứ hai, người dân phải tìm một cơng việc mới để thay thế, nhưng điều này càng khó khăn hơn, bởi vì tuổi tác và trình độ học vấn là 02 yếu tố quan trọng nhất làm giảm khả năng tìm cơng việc

Nhưng một câu hỏi đặt ra là liệu thay đổi việc làm có phải là một tín hiệu tốt

hay khơng và có mang lại thu nhập cao hơn cho người dân hay không? Đây là một

vấn đề khơng dễ dàng tìm ra câu trả lời và nó là một bài tốn nan giải cho các nhà

làm chính sách. Để có được một việc làm ổn định sau khi bị mất đất nơng nghiệp

cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: trình độ học vấn, trình độ chun mơn, khả năng nắm bắt và chuyển đổi việc làm. Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng

không kém là mạng lưới xã hội hay sự hạn chế phát triển tại nơi ở mới. Tuy nhiên có một thực tế, đa số người dân thuộc dự án này là những người lớn tuổi, trình độ

học vấn cịn hạn chế, nên vấn đề chuyển đổi việc làm càng thêm khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, trong số những hộ được điều tra, 27 hộ gia đình cho rằng có thành viên trong gia đình bị mất việc làm (chiếm 18%) và 123 hộ gia đình khơng bị

mất việc làm (chiếm 82%). Qua khảo sát, nhóm điều tra ghi nhận được, sau thu hồi đất số người khơng có việc làm là khá đơng, nhưng họ lại tỏ ra thanh thản và nhàn hạ. Có thể tình trạng kinh tế gia đình hiện nay của họ chưa thật sự khó khăn, họ vẫn

cịn tiền để chi tiêu, thậm chí có gia đình có rất nhiều tiền tiết kiệm ở ngân hàng,

nhưng tình trạng khơng việc làm kéo dài sẽ là một vấn đề cần báo động trong tương

lai, là nguyên nhân của sự bất ổn xã hội và khơng tích cực cho sự phát triển kinh tế.

Bảng 3.12. Nguyên nhân mất việc làm

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ

1. Mất việc làm

Có 27 18.0%

Không 123 82.0%

2. Nguyên nhân mất việc làm

Nơi ở mới khó tìm việc 12 44.4%

Không được đào tạo nghề 11 40.7%

Khơng có mặt bằng 2 7.4%

Khơng có bạn hàng 2 7.4%

Nguồn: Số liệu điều tra.

Giải thích cho hiện tượng thất nghiệp gia tăng, trước tiên, đó là phần lớn lao động nông nghiệp trước đây sau khi bị mất đất đã gia nhập vào đội ngũ này, đa số

họ có trình độ học vấn thấp và chưa được đào tạo nghề để chuyển đổi. Một lý do

tại nơi ở mới. Kết quả điều tra cho thấy, 44,4% số hộ cho rằng nơi ở mới khó tìm việc làm, 40,7% số hộ cho rằng họ không được đào tạo nghề để chuyển đổi, số hộ

cịn lại nói rằng họ khơng có mặt bằng để bn bán nhỏ và kinh doanh. Ngoài ra tại nơi ở mới, họ cũng khơng tìm được bạn hàng như nơi ở trước khi bị thu hồi đất.

Chúng ta cũng biết rằng, lao động tự do rất bấp bênh khi điều kiện xã hội có một sự thay đổi nào đó. Tại nơi ở mới họ khơng có cơ hội để chuyển đổi nghề, nơi ở mới

không phù hợp với nghề cũ, hoặc mất nơi buôn bán là những nguyên nhân trực tiếp

khiến người dân bị thu hồi đất gặp khó khăn trong tái tạo việc làm mới.

3.4.1.2. Tình hình thay đổi việc làm trước và sau thu hồi đất

Kết quả từ Hình 3.2 cho thấy, việc làm trước và sau thu hồi đất có sự phân

hóa rõ nét. Trước thu hồi đất có đến 42,7% số hộ là lao động nơng nghiệp, sau thu

hồi đất con số này giảm xuống hơn một nữa, chỉ còn 21,3%. Đây là kết quả tất yếu

của việc thu hồi đất chủ yếu là của nơng dân. Nhìn vào biểu đồ, ta thấy sự phân hóa ấy thể hiện hai khuynh hướng tăng lên và giảm xuống. Khuynh hướng tăng lên là

các trường hợp thất nghiệp và không đi làm, lao động phổ thông và tự do, tiểu thương và mua bán.

Nhân viên hành chính cơng

Nhân viên cơng ty xí nghiệp Tiểu thương, mua bán Lao động phổ thông và tự do Lao động nông nghiệp Thất nghiệp và Khơng đi làm

2.7% 7.3% 14.7% 38.0% 21.3% 16.0% 2.7% 7.3% 10.0% 34.0% 42.7% 3.3%

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất

Hình 3.2. Thay đổi việc làm trước và sau thu hồi đất

Tình hình việc làm sau thu hồi đất đã xuất hiện xu hướng chuyển đổi ngành nghề, đó là từ lao động nông nghiệp chuyển sang lao động phổ thông và tự do, tiểu thương và mua bán. Tuy nhiên, vấn đề đáng báo động ở đây là một phần lao động

nông nghiệp không thể chuyển đổi ngành nghề đã trở thành những người thất

nghiệp và không đi làm, con số này tăng từ 3,3% trước thu hồi đất lên 16% sau thu hồi đất. Nhìn chung, tình hình việc làm sau thu hồi đất vẫn có sự chuyển biến tích

cực, đó là tỷ lệ lao động phổ thông là cơng nhân trong các cơng ty xí nghiệp ngày

càng tăng từ 34% trước thu hồi đất lên 38% sau thu hồi đất.

3.4.1.3. Những khó khăn trong q trình chuyển đổi việc làm

Qua khảo sát thực tế và trao đổi với người dân bị thu hồi đất, có thể nhận

thấy q trình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân có những khó khăn nhất định

vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Khó khăn lớn nhất mà người

dân gặp phải là thiếu sự định hướng của các cấp chính quyền (53,6%). Ngồi ra, cịn một số khó khăn khác như: trình độ học vấn thấp (35,3%), tuổi tác cao (34,8%), tâm

lý ngại chuyển đổi (30,2%), chi phí đào tạo nghề cao (29,3%). Số liệu khảo sát cho

thấy, người dân dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất và chuyển đổi

nghề, chỉ có 3,7% hộ gia đình gặp khó khăn trong vấn đề này. Số hộ gia đình cịn lại

có lẽ khơng chuyển đổi nghề, khơng gặp khó khăn trong chuyển đổi, hoặc khơng có nhu cầu chuyển đổi.

0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% Trình độ học vấn thấp Lớn tuổi Thành viên ngại chuyển đổi Chi phí đào tạo nghề cao Thiếu sự định hướng Không gần cơ ở đào tạo nghề Thiếu vốn 35.3% 34.8% 30.2% 29.3% 53.6% 6.9% 3.7%

Hình 3.3. Những khó khăn trong chuyển đổi việc làm

3.4.1.4. Ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm và thu nhập

Các khuynh hướng sử dụng tiền bồi thường

Bảng 3.13 thể hiện thứ tự ưu tiên trong việc sử dụng tiền đền bù cho chi tiêu của các hộ gia đình. Ưu tiên chi tiêu cao nhất là xây dựng nhà ở và mua sắm các vật

dụng đắt tiền. Trong khi đó, chi tiêu cho các hoạt động tạo ra thu nhập lại không được quan tâm đúng mức.

Cụ thể, qua mẫu điều tra ta thấy, có đến 146 hộ sử dụng tiền để xây dựng nhà

ở (chiếm 97,3%). Điều này được thể hiện rõ nét tại các hộ được khảo sát, có khá nhiều ngơi nhà mới xây dựng rất khang trang và 76% hộ gia đình chi tiêu mua sắm

các vật dụng đắt tiền phục vụ cuộc sống. Đây chính là lý do nhiều người cho rằng,

nhiều hộ gia đình đã “đổi đời” sau thu hồi đất, do họ sống trong ngôi nhà khang trang với nhiều tiện nghi hiện đại phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên, đây là tình trạng đáng lo ngại đã và đang diễn ra tại các dự thu hồi đất trên địa bàn huyện, bởi những

khoản chi tiêu này đã chiếm một phần lớn trong số tiền đền bù, nên họ khơng cịn nhiều tiền để đầu tư vào các hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập.

Bảng 3.13. Các hình thức sử dụng tiền đền bù

Sử dụng tiền đền bù Số hộ Tỷ lệ

Xây dựng nhà ở 146 97.3%

Mua sắm các vật dụng đắt tiền 114 76.0%

Chi cho giáo dục con em 98 65.3%

Đầu tư cho các hoạt động chăn nuôi 76 50.7%

Một phần của tài liệu Nhận dạng và ước lượng thiệt hại vô hình của người dân bị thu hồi đất dự án thảo cầm viên huyện củ chi, thành phố hồ chí minh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)