D. HPO4 E HCO3 và H +
CHỨC NĂNG ĐIỀU HỊA NỘI MƠI CỦA THẬN
MỤC TIÊU:
Phân tích được sự điều hịa nội mơi: điều hịa nồng độ các chất trong huyết tương, điều hòa áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào, điều hịa thể tích máu, điều hịa độ pH của cơ thể và điều hịa huyết áp
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Aldosteron có tác dụng mạnh nhất ở đoạn nào của ống thận?
A. Cầu thận
B. Ống gần
C. Đoạn mỏng của quai Henle.
D. Đoạn dày của quai Henle
E. Ống góp vỏ
2. Câu nào sau đây đúng với tác dụng của ADH trên thận?
A. Tăng mức lọc cầu thận.
B. Tăng bài xuất Na+
C. Tăng tính thấm của ống xa và ống góp đối với nước
D. Tăng sự bài xuất nước
E. Tăng tính thấm của quai Henle đối với nước
3. Nếu ADH được bài tiết nhiều, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Na+ huyết tương thấp do tác dụng pha loãng của nước.
B. Na+ huyết tương thấp do tác dụng ức chế trực tiếp của ADH trên sự tái hấp thu Na+ của ống xa.
C. Khơng có sự thay đổi Na+ huyết tương, vì tác dụng pha loãng của nước được cân bằng do tác dụng kích thích trực tiếp của ADH trên sự tái hấp thu Na+ ở ống xa
D. Na+ huyết tương cao do tác dụng kích thích trực tiếp của ADH trên sự tái hấp thu Na+ ống xa.
E. Na+ huyết tương cao do tác dụng của ADH làm tăng bài xuất nước ở ống góp. 4. Khi ADH được bài tiết quá mức sẽ có các tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Lượng nước toàn phần của cơ thể tăng
B. Lượng nước tiểu giảm
C. Nồng độ Na+ huyết tương tăng
D. Độ thẩm thấu của nước tiểu tăng
E. Độ thẩm thấu của huyết tương giảm
5. Các câu sau đây đều đúng với chức năng điều hịa nội mơi của thận, NGOẠI TRỪ:
A. Thận điều hòa thành phần và nồng độ các chất trong huyết tương
B. Điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào
C. Điều hòa số lượng tiểu cầu
D. Điều hòa nồng độ ion H+ và độ pH của cơ thể
E. Điều hịa huyết áp
6. Câu nào sau đây KHƠNG ĐÚNG đối với áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào?
A. Độ thẩm thấu của dịch ngoại bào chủ yếu là do nồng độ của Na+, nó chiếm hơn 90 phần trăm
B. Glucose và urê không tạo ra độ thẩm thấu
C. Do ADH giữ nước, làm giảm áp suất thẩm thấu
D. Cảm giác khát xuất hiện khi tế bào mất nước
E. Cơ thể thèm ăn muối khi giảm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào.
7. Các yếu tố sau đây tham gia điều hịa thể tích máu và dịch ngoại bào, NGOẠI TRỪ?
A. Phản xạ thể tích : khi thể tích máu tăng thể tích nước tiểu tăng
B. Yếu tố lợi tiểu natri của tâm nhĩ
C. Tác dụng của aldosterone
D. Angiotensin II
E. Tác dụng của ADH, làm tăng natri ngoại bào
F.
8. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sự bài tiết ion H+?
A. Ion H+ được bài tiết ra lòng ống theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát ở ống gần, đoạn dày ngành lên của quai Henle và ống xa
B. Ở ống xa sau và ống góp, ion H+ cịn được bài tiết do cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát
C. Cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát chiếm 5% toàn bộ ion H+ bài tiết
D. Nồng độ ion H+ cô đặc cao làm tăng độ pH của dịch ống.
E. Khi độ pH đạt tới 4,5 nó sẽ làm ngừng sự bài tiết ion H+
9. Câu nào KHƠNG ĐÚNG đối với sự điều hịa sự thăng bằng toan kiềm của máu?
A. Khi bị toan huyết, mức bài tiết ion H+ của thận tăng, và tăng lượng ion bicarbonate ra dịch ngoại bào
B. Khi bị kiềm huyết, nồng độ ion bicarbonate trong dịch ngoài bào giảm, thận giảm bài tiết ion H+ và ion bicarbonate được tái hấp thu
C. Các ion bicarbonate thừa sẽ bị loại qua nước tiểu mang theo ion Na+
D. Hai hệ đệm vận chuyển ion H+ quá mức là hệ phosphate và hệ NH3
E. Một số hệ đệm ion H+ khác là hệ urate và citrate
10. Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với hệ đệm NH3 của thận?
A. NH3 trong tế bào ống thận là được rút ra từ glutamine dưới sự xúc tác của men glutaminase
B. Một số NH3 cũng được tạo thành từ sự khử acid amin của acid glutamic và các amino acid khác
C. NH3 khuếch tán thụ động từ tế bào vào lòng ống và kết hợp với H+ để tạo thành ion NH4+
D. NH4+ có thể khuếch tán qua màng để trở lại tế bào
E. Lượng NH4+ ở một nước tiểu kiềm gần như bằng khơng, và lượng đó ở một nước tiểu acid là rất cao