Dạng câu hỏi viết báo cáo

Một phần của tài liệu SKKN hướng dẫn học sinh khai thác atlat địa lí việt nam chủ đề địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở trường THPT yên dũng số 3 (Trang 30 - 31)

Câu 1. Viết báo cáo ngn gn tình hình phát trin và phân b cây lúa của nước ta.

Hướng dn khai thác:

- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.

- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 19.

- Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chú giải, biểu đồ.

+ Nhận xét biểu đồ diện tích và sản lượng lúa cảnước từ năm 2000 – 2007. Đối với biểu đồ tròn nhận xét tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

+ Tính năng suất = sản lượng/diện tích.

+ Tính bình qn lượng thực = sản lượng/dân số.

+ Về phân bố dựa vào bảng chú giải kí hiệu bằng 5 màu sắc thể hiện tỉ lệ diện tích trồng lúa so với tổng diện tích trồng cây lương thực.

- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.

Gi ý tr li:

- Tình hình sản xuất:

+ Diện tích lúa giảm chậm: năm 2007 giảm 459 nghìn ha so với năm 2000.

+ Năng suất lúa tăng khá nhanh: năm 2000 đến năm 2007 tăng 7,44 tạ/ha,

tăng gấp 1,2 lần.

+ Sản lượng lúa tăng nhanh năm 2000 đến năm 2007 tăng 3412 nghìn tấn.

+ Sản lượng lúa bình quân theo đầu người tăng chậm từ419kg/người lên 422

kg/người.

- Phân bố cây lúa:

+ Những tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực trên 90%: tất cả các tỉnh ởĐồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ởĐồng bằng sông Hồng như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng n, Hải Phịng, Nam Định và Đơng Nam

Bộnhư TP Hồ Chí Minh.

+ Những tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp dưới 60% phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Câu 2. Viết báo cáo ngn gn tình hình phát trin và phân b lâm nghip của nước ta.

Hướng dn khai thác:

- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.

- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 19. - Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chú giải, biểu đồ

+ Dựa vào biểu đồ cột chồng nhận xét bảng số liệu diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng, tổng diện tích rừng. + Dựa vào chú giải tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích tồn tỉnh xác định sự phân bố diện tích rừng. - Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. Gi ý tr li: - Tình hình phát triển:

+ Tổng diện tích rừng tăng từ 10915,6 nghìn ha lên 12739,6 nghìn ha. + Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng.

+ Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng khá nhanh gấp 1,6 lần . Tuy vậy, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp nhỏ và có xu hướng giảm.

- Phân bố:

+ Độ che phủ rừng ở khu vực đồi núi khá cao (chủ yếu trên 40%). Độ che phủ rừng ở khu vực đồng bằng thấp (chủ yếu dưới 20%).

+ Các tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất (trên 60%) thuộc vùng Tây Nguyên

(Kon Tum, Lâm Đồng), Bắc Trung Bộ (Quảng Bình), Trung du và miền núi Bắc

Bộ (Tuyên Quang). Các tỉnh có độ che phủ rừng thấp nhất (dưới 10%) đều thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu SKKN hướng dẫn học sinh khai thác atlat địa lí việt nam chủ đề địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở trường THPT yên dũng số 3 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)