Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Đường Hồng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vịtrí địa lý
Đường Hồng nằm ở phía Nam huyện Bắc Mê, cách trung tâm huyện Bắc Mê khoảng 30 km, có toạ độ địa lý 22°38’21” B đến 105°24’39” Đ, vị trí của xã giáp với:
-Phía Bắc giáp xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. -Phía Đơng giáp xã Sinh Long, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. -Phía Nam giáp xã Đường Âm, huyện Bắc Mê.
-Phía Tây giáp với xã Yên Cường, huyện Bắc Mê.
Diện tích tự nhiên của xã là 4.256,55 ha, chiếm 4,97% diện tích của huyện Bắc Mê. Xung quanh được bao bọc bởi dãy núi có độ cao lên đến 700m. Trên địa bàn xã cịn có đường chạy nối liền các xã, đây cũng là trục đường quan trọng cho giao thông đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội với các xã trong và ngoài huyện.
4.1.1.2. Địa hình
Đường Hồng là một xã miền núi, có độ cao trung bình từ 500 - 700 m so với mực nước biển, địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều khe núi sâu và dốc lớn, cao từphía Đơng và phía Tây.
Vùng núi cao: Gồm các thôn Khuổi Luông, Khuổi Mạ, Nà Lầu, Bản Đúng Phần lớn diện tích đất ở địa hình này là đá mẹ lộ thiên tạo thành nhiều cụm.
Vùng núi thấp: Gồm các thôn Nà Khâu, Tiến Minh, Khuổi Hon, Nà Nưa I, Nà Nưa II, Lùng Cuối, các đá mẹ - mẫu chất đất ở địa hình có đá biến chất, đá vơi, đá cát và đất đỏ Ba ran.
Nhìn chung, địa hình ở xã Đường Hồng phức tạp, có độ dốc lớn nên khả năng tập trung dòng chảy về mùa mưa rất nhanh. Vì vậy, bảo vệ rừng đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Đường Hồng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10.
- Mùa mưa thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 75% lượng mưa cả năm, trong đó lượng mưa lớn nhất ở các tháng 6,7,8 tổng số ngày mưa trung bình 167 ngày.
- Mùa khơ: Lượng mưa ít thường dưới 70 mm/tháng, lượng bốc hơi lớn nên thường gây ra khô hạn, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Nhiệt độ trung bình trong năm 22,3C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 32,4C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 9,6C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 22,8C.
- Tháng có nhiều nắng trong năm là tháng 7, 8, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.
- Chế độgió: có 2 mùa gió chính, gió mùa Đơng Bắc xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đơng Nam từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, các thơn ở vùng cao thì có khí hậu lạnh hơn so với các thơn ở vùng thấp.
4.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Đường Hồng có suối Nậm vàng chảy qua khe thấp giữa ranh giới xã Đường Âm và Đường Hồng nhưng để xã sử dụng lượng nước mặt thì rất ít, chưa có hồ chứa nước, lượng nước mặt chủ yếu phụ thuộc vào các khe suối nhỏ.
Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của nhân dân trong xã đều được lấy từ các khe suối, vào mùa khô các con suối cạn kiệt do vậy rất khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống sông suối của Đường Hồng khá phức tạp và lượng mưa phân bốkhơng đồng đều. Vào mùa mưa thì lượng mưa nhiều nên gây ra lũ lụt, lũ ống ảnh hưởng không nhỏđến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã.
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên a)Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của huyện được chia thành các nhóm chính sau:
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng bản đồ đất huyện Bắc Mê tỷ lệ 1/50.000 năm 1999, tài nguyên đất của xã Đường Hồng được chia thành các nhóm chính sau:
- Nhóm đất phù sa bao gồm 5 loại: Đất phù sa được bồi hàng năm; đất phù sa không được bồi đắp hàng năm; đất phù sa có tầng loang lổ; đất phù sa glây; đất phù sa ngịi suối.
- Nhóm đất xám phân bố ở các thôn trong xã, tầng đất thường mỏng, nhiều đá lẫn, kết von; phản ứng đất chua; nghèo chất hữu cơ, đạm và các chất dinh dưỡng khác. Đất xám có khả năng phát triển nơng nghiệp và cây công nghiệp, trong thời gian tới sẽ khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình phức tạp khác nhau tạo ra những vùng sinh thái nông - lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm chưa thật hợp lý do sức ép về dân số, tập quán canh tác nên nhiều nơi tình trạng xói mịn, rửa trơi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.
b)Tài nguyên nước
hồ chứa nước, lượng nước phụ thuộc vào các khe suối. Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt về đến tất cả các thôn bản trong xã chủ yếu lấy nước từ các khe suối nhỏ, vào mùa khô các con suối cạn kiệt do vậy rất khó khăn về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Ngồi ra cịn có một hệ thống sông suối lớn nhỏ phân bố rải rác trong xã đổ dồn về sơng Gâm, do địa hình phức tạp và lượng mưa phân bố khơng đều vì vậy mùa mưa thường gây ra lũ lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm theo các nghiên cứu cho thấy mực nước ngầm rất sâu, trữ lượng thấp, rất khó khăn cho việc khai thác nguồn nước này để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và sinh hoạt. Với địa hình phức tạp, mực nước ngầm rất sâu, trữ lượng thấp, rất khó khăn cho việc khai thác nguồn nước này để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân
c)Tài nguyên rừng
Đường Hồng là xã có diện tích đất rừng khá lớn tổng diện tích đất rừng năm 2017 là 3.285,0 ha, chiếm 77,17 % tổng diện tích đất tự nhiên, có mơi trường sinh thái rừng.
Nhìn chung, tài ngun rừng có vai trò rất quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường và điều hồ khơng khí, chống xói mịn đất, giữ nguồn nước. Tuy nhiên, do quá trình khai thác lợi dụng rừng chưa thực sự hợp lý, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ít nhiều cịn bất cập, nên tài nguyên rừng bị suy giảm, hệ động vật, thực vật rừng ngày càng suy giảm về số lượng và chất lượng tổ thành động thực vật, diễn thế hệ sinh thái rừng đi theo chiều hướng khơng có lợi. Vì vậy, thời gian tới cần có biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng và phát triển rừng một cách hợp lý nhằm đem lại hiệu qủa cao về mọi mặt.
d)Thực trạng mơi trường
-Về mơi trường đất: Do trình độ thâm canh sản xuất nơng nghiệp cịn thấp và chưa có biện pháp bảo vệ mơi trường nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho đất bị suy thối, chủ yếu là xói mịn, rửa trơi bạc màu.
-Về môi trường nước: Việc mất rừng gây nên sự suy thoái về trữ lượng nước và làm ô nhiễm môi trường nước. Dạng nhiễm bẩn phổ biến nhất là cát bùn làm tăng độ đục của sông suối, việc sử dụng phân hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện tại chưa có tác động lớn đến mơi trường nước. Nguồn nước sạch cho sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất rất khan hiếm nhất là vào mùa khô, rừng bị tàn phá dẫn đến khả năng giữ nước và cung cấp nước sạch cho nhân dân khơng đảm bảo.
-Về mơi trường khơng khí: Cơ bản tại xã Đường Hồng chưa bị ô nhiễm về khơng khí.
e)Tài nguyên nhân văn
Xã Đường Hồng có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm các dân tộc Tày, Dao Đỏ, Dao Đen, Mông, Nùng, Kinh. Đã tạo ra đa dạng về phong tục tập quán, văn hố truyền thống và lễ hội, mỗi dân tộc có những sắc thái riêng.
f) Nhận xét chung
Xã Đường Hồng là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Mê có thể thấy rằng tiềm năng đất đai của xã rất hạn hẹp, là một đơn vị hành chính có diện tích trung bình so với các xã trong huyện. Đất bằng đã được khai thác và đưa vào sử dụng cho các mục đích phục vụ dân sinh, kinh tế, xã hội mà chủyếu là xây dựng cơ sở hạ tầng và đất khu dân cư. Còn lại là những núi đá vôi chưa được khai thác sử dụng.
Tuy nhiên với một số thuận lợi về vị trí địa lý, xã Đường Hồng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng phát triển sản xuất nông
nghiệp. Nhưng bên cạnh việc phát triển kinh tế cần chú ý hơn nữa cơng tác giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sanh sạch đẹp.