2.2.2 .Thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB ĐN
3.2.3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro
3.2.3.2. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình cho vay
Kiểm tra và giám sát tín dụng là hoạt động thường xuyên và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kiểm sốt RRTD nói chung và trong cho vay doanh nghiệp FDI nói riêng. Những RRTD xuất hiện không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, mà còn do ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm sốt để khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích. Để phịng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ trong và sau khi cho vay, cụ thể:
Phân định trách nhiệm cụ thể nhiệm vụ kiểm soát rủi ro cụ thể giữa các phịng ban: Phịng khách hàng có trách nhiệm theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng, những diễn biến từ môi trường vi mô, vĩ mô tác động tiêu cực đến khách hàng. Phòng quản lý nợ theo dõi và cảnh báo kịp thời những giao dịch của KH, các chứng từ giải ngân, yêu cầu gia hạn nợ. Trong đó, Phịng khách hàng là đầu mối kiểm sốt và xử lý rủi ro.
Trong quá trình giải ngân vốn: thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, giải ngân vào tài khoản mà không chuyển trực tiếp cho nhà cung cấp, trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân, …
Thực hiện kiểm tra sau khi cho vay: thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định nên cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên.
Nên sử dụng XHTD khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có XHTD cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn tiến hành kiểm tra sử dụng vốn dài hơn, các khách hàng XHTD càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra thường xun để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về cân đối hàng tiền, về TSĐB của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.