3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu
Sau quá trình thu thập mẫu nghiên cứu, kết quả thu được 421 bảng câu hỏi hợp lệ với các đặc điểm sau (xem phụ lục 3)
Về giới tính: trong 421 người tiêu dùng tham gia trả lời câu hỏi có 180 nam chiếm tỷ lệ 42,8% và 241 nữ chiến tỷ lệ 57,2 %. Như vậy có sự chênh lệch giữa nam và nữ trong mẫu nghiên cứu tuy nhiên không lớn lắm được thể hiện trong hình 3.2.
Hình 3.2: Cơ cấu giới tính trong mẫu nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Về độ tuổi: trong 421 người tham gia khảo sát có 67,7% trong độ tuổi 18-30, 18,5% trong độ tuổi 31-40, cịn lại là những người có độ tuổi từ 41 trở lên.
Hình 3.3: Cơ cấu độ tuổi trong mẫu nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Nam 180 Nữ 241 nam nữ 67,70% 18,50% 13,80% 18-30 31-40 >41
Thu nhập : Phân nửa những người trong mẫu có thu nhập ở mức trung bình từ 4-8 triệu đồng/ tháng, 25,2 % trong số họ có mức thu nhập khá từ trên 8 – 10 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập cao >10 triệu đồng/tháng và thấp dưới 4 triệu đồng mỗi tháng chỉ chiếm khoản 10-13% mỗi loại.
Hình 3.4: Cơ cấu thu nhập trong mẫu nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Trình độ học vấn: đa phần đáp viên đều có trình độ cao đẳng và đại học (9,5% và 82,2%), chỉ có 1,4% đáp viên là trình độ trung cấp và 6,9% là trình độ sau đại học.
Hình 3.5: Cơ cấu trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
51,80% 25,20% 10% 13% 4-8 triệu đồng/ tháng 8 – 10 triệu đồng/tháng >10 triệu đồng/tháng <'4 triệu đồng/tháng 1,40% 9,50% 82,20% 6,90% trung cấp cao đẳng đại học sau đại học
Nghề nghiệp: Hơn 40% đáp viên là nhân viên văn phòng của các cơng ty ngồi quốc doanh , chỉ có khoản 16,6% là cán bộ công nhân viên nhà nước và 43,4% cịn lại thuộc nhóm có nghề nghiệp khác như buôn bán, sinh viên, giáo viên, chủ doanh nghiệp, nội trợ và lao động tự do. Dù có nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ học vấn hay thu nhập khác nhau, các đáp viên đều là khách hàng của các ngân hàng trong nước tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hình 3.6: Cơ cấu ngành nghề trong mẫu nghiên cứu (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) (Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Thời gian sử dụng dịch vụ ngân hàng của họ thấp nhất là 1 năm và nhiều nhất là 20 năm. Số năm trung bình sử dụng dịch vụ ngân hàng của mẫu nghiên nứa là 2,8 năm.
Loại dịch vụ ngân hàng mà khách hàng đang sử dụng gồm thẻ rút tiền và thanh toán nội địa (49,4%), thẻ rút tiền và thanh toán quốc tế (5,5%), tài khoản nộp, rút, nhận, chuyển tiền (12,4%), sổ tiết kiệm có kỳ hạn và khơng có kỳ hạn (28,5%), vay tiêu dùng (3,8%) và 5% là ngồi các mục đích trên. Mẫu nghiên cứu này đã bao gồm các đối tượng khách hàng tham gia tiêu dùng các dịch vụ cơ bản của ngân hàng, như vậy mẫu có tính đại diện cao cho đám đơng nghiên cứu khi đo lường tài sản thương hiệu dựa trên khách hàng cá nhân. 40% 43,40% 16,60% NV văn phịng Nhóm nghề nghiệp khác CBCNV nhà nước