Hoàn thiện quy định về cơng bố thơng tin kế tốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện thông tin kế toán nhằm nâng cao ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 90)

3.2. Giải pháp hoàn thiện

3.2.1.1. Hoàn thiện quy định về cơng bố thơng tin kế tốn

a. Nên trình bày BCTC ít nhất 3 năm gần nhất

Hiện nay theo quy định các DN sẽ trình bày BCTC năm hiện hành và năm trước đó cho NĐT dễ so sánh để ra quyết định. Tuy nhiên, số liệu của 2 năm liền kề

ở các nước phát triển như Mỹ với mẫu 10-K, hệ thống BCTC ở các nước này đều yêu cầu trình bày số liệu của 3 năm gần nhất. Trình bày số liệu với ít nhất ba năm liên tục giúp NĐT có thể đánh giá được xu hướng cũng như đánh giá đúng hơn tình hình hoạt động của DN vì có những dự án đầu tư có thể khơng thấy kết quả tích cực ngay trong những năm đầu. Trong bảng khảo sát của tác giả, những người tham gia cũng đã chỉ rõ họ rất muốn có thơng tin trong 3 năm liền kề của DN. Do đó tác giả đề xuất BTC Việt Nam nên bổ sung quy định DN trình bày BCTC ba năm gần nhất đế giúp cho các NĐT có thể dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu để đánh giá xu hướng, biến động về tình hình tài chính, tình hình hoạt động,…và quan trọng hơn là các quyết định đưa ra dựa trên những cơ sở dữ liệu chính xác hơn (trong trường hợp có điều chỉnh hồi tố).

b. Nên cơng bố các tỷ số tài chính trong thuyết minh báo cáo tài chính

Hiện nay các NĐT sử dụng rất nhiều tỷ số tài chính để ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, họ phải tự tính tốn ra những con số đó và đơi khi ra các kết quả rất khác nhau. Chính sự khơng thống nhất trong cách tính các tỷ số tài chính cũng gây ảnh hưởng đến quyết định của NĐT. Để thông tin minh bạch và rõ ràng, tác giả đề xuất các DN nên công bố luôn các chỉ số tài chính cơ bản cho NĐT tham khảo trong

TMBCTC để ra quyết định đầu tư cho mình.

c. Nên cơng bố báo cáo thay đối nguồn vốn chủ sở hữu

Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu là báo cáo quan trọng đối với các CTCP vì báo cáo này cho biết lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên ở Việt Nam báo cáo này chưa phải là báo cáo bắt buộc trong hệthống BCTC. Trong các thuyết minh thì chỉ tiêu này cũng chỉ nêu tóm tắt, sơ sài. Ngay cả trong phần khảo sát chương 2 cũng cho thấy mức độ quan tâm của NĐT đến báo cáo này. Do đó, thiết nghĩ Bộ tài chính nên bổ sung quy định bắt buộc cơng bốbáo cáo này trong hệthống BCTC của

DNđể đảm bảoNĐTcó thể có được những thơng tin cần thiết cho mình.

Thơng tư 52 quy định ngôn ngữthực hiện công bốthông tin trên TTCK Việt Nam phải là tiếng Việt. Trường hợp pháp luật quy định công bố thông tin bổ sung bằng ngôn ngữ khác, ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin bao gồm tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo quy định. Như vậy hiện nay chưa có quy định các DN phải lập báo cáo bằng tiếng Anh. TTCK Việt Nam hiện nayđối tượng tham gia khơng chỉ có các NĐT trong nước. Room dành cho các NĐT nước ngoài hiện nay trên TTCK niêm yết là tối đa 49% đối các loại hình DN thông thường, tối đa 30% đối với các DN đặc thù ngành nghề kinh doanh nhạy cảm nhưtài chính ngân hàng. Như vậy nếu sử dụng hết room cho phép thì TTCK Việt Nam sẽ có rất nhiều NĐT nước ngồi. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường rất ít DN hết room cho NĐT nước ngoài. Phải chăng với quy định hệthống báo cáo chỉ bằng tiếng Việt như hiện nay đã hạn chếsựtham gia của các NĐT nước ngoài vào thị trường. Chúng ta đã hội nhập sâu kinh tếthế giới, tiếng Anh được xem là ngơn ngữchính thức trong thương mại của

thế giới. Vậy nên chăng nhà nước cần quy định các DN phải công bố BCTC bằng

cảtiếng Anh và tiếng Việt để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay, cũng như giúp thu hút thêm lực lượng đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường để tăng nguồn cung cấp tín dụng chất lượng cho thị trường.

e. Nênquy định giờ cơng bố thơng tin theo từng loại hình thơng tin:

Ngày 5.4 Bộ tài chính ban hành thơng tư 52 thay thế thông tư 09 quy định về công bốthơng tin trên TTCK có hiệu lực từ 1.6. Thơng tư bước đầu đã nhận được những phản hồi tích cực từcác bên cho thấy sựquan tâm của cơ quan quản lý trong

vấn đề công bố thông tin, về quan điểm xây dựng một TTCK phát triển bền vững.

Cụthể như việc công bốBCTCnăm khơng q 90 ngày kểtừngày kết thúc năm tài chính ( thơng tư 09 là 100 ngày), báo cáo quý là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý

( thông tư 09 là 25 ngày). Hay như việc tạm hỗn cơng bốBCTC chỉ được cho phép

khi có những lý do bất khảkháng (thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh) và những trường hợp khác được UBCKNN chấp thuận. Những quy định mới khắt khe hơn đã thể

hiện cam kết của nhà quản lý nhằm đảm bảo tính minh bạch, cơng khai và kịp thời

của TTKTđược công bố.

Tuy nhiên bên cạnh đó thơng tư vẫn cịn chứa đựng nhiều điều chưa hợp lý gây khó khăn cho cả DN và người sử dụng. Cụ thể thông tư 52 quy định các DN phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24 giờ, 48 giờ hay 72 giờ tuỳ theo từng quy định cụthểhoặc phải công bố đại hội nghị quyết cổ đông trong 24 giờsau khi được thông qua. Các mốc 24, 48 hay 72 giờ dễgây nhầm lẫn. Nên tác giả có đề xuất là thơng tư nên quy định rõ về giờ cơng bố theo từng loại hình thơng tin. Cụ thểcơng bố thơng tin định kì thì nên gắn với ngày làm việc. Vì có những đại hội cổ đông được thực hiện vào thứ 7 thì DN khó có thể hồn thành cơng bố thông tin trong ngày chủ nhật vìđó là ngày nghỉcủa nhân viên, khó có thể huy động tồn bộ những người có liên quan tham gia vào q trình cơng bố thơng tin được. Nhưng đối với thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu thì nên cơng bốtheo giờd963 đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Ví dụ như quyết định 515 của UBCKNN quy định trong thời hạn 12 giờkểtừthời điểm nhận thông tin sẽcông bốlên cổng thông

tin điện tửcủa UBCNNN.

Như vậy, quy định giờ theo ngày làm việc sẽ sát thực tếvà giúp các DN có

thểtn thủ quy định hơn. Nếu khơng thay đổi, quy định không thực tiễn sẽdẫn đến nhiều DN không thể thực hiện và kéo theo cả hệ thống không tuân thủ, càng khó cho cơ quan quản lý và giám sát từ đó khơng đảm bảo được tính kịp thời của thơng tin.

3.2.1.2. Hồn thiện các quy định về nội dungthơng tin kế tốn được cơng bố

Từkết quả khảo sát trong chương 2 có thể thấy được báo cáo KQHĐKD là

báo cáo được rất nhiều NĐT quan tâm sử dụng cho quá trình ra quyết định của mình. Ngồi ra nhóm các tỷ số giá thị trường, tỷ số sinh lợi cũng được lấy từ báo cáo này nhằm giúp NĐT đánh giá được thu nhập, khả năng sinh lời, tình hình hoạt động và dự đốn tương lai phát triển của DN. Do đó, giải pháp về hồn thiện báo cáo KQHĐKD là rất cần thiết nhằm giúp NĐT có thể sử dụng TTKT để ra quyết

định chính xác hơn, giúp tăng tính hữu ích của TTKT. Sau đây là một số giải pháp

chủyếu nhằm hoàn thiện báo cáo KQHĐKD:

a. Tách chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tài chính” và “ Chi phí tài chính” ra khỏi phần xác định chỉ tiêu “Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh”

Theo báo cáo KQHĐKD trong quyết định 15/2006/QĐ-BTC, chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tài chính” và chỉ tiêu “Chi phí tài chính” được trình bày chung với các chỉ tiêu khác như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN để xác định “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”. Thế nhưng, các khoản lãi/lỗ từ hoạt động tài chính, giống như lãi/lỗ từ hoạt động khác thông thường là khơng ổn định và khó dự đoán qua các kỳ. Trong khi đó, lãi từ hoạt động kinh doanh lại tương đối ổn định, là một nguồn lãi quan trọng nhất của cơng ty, có thể giúp NĐT ước tính được mức lãi/lỗ trong kỳ tiếp theo. Nhất là hiện nay khi mà các công ty niêm yết không chú trọng tập trung vào lĩnh vực hoạt động cơ bản mà tập trung đầu tư tài chính tràn lan, nhất là đầu tư vào 2 lĩnh vực bất động sản và CK. Khi hai thị

trường này khó khăn kéo theo DN khó khăn và khơng đủ nguồn lực để tập trung cho

những lĩnh vực chủ yếu của mình dẫn đến tồn danh nghiệp gặp khó khăn. NĐT cũng khó xác định được DNnào làm ăn hiệu quả và DN nàođangchủ yếu thu lợi từ đầu tư tài chính. Vì vậy, tách hai chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tài chính” và “ Chi phí tài chính” ra khỏi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, chuyển sang phần riêng liên quan đến xác định “ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính” sẽ giúp cho các TTKT

trình bày trên báo cáo KQHĐKD thích hợp hơn, giúp NĐT dễ sử dụng để ra quyết

Đơn vị báo cáo: ................. Mẫu số B 02 –DN

Địa chỉ:…………............... (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm……… Đơn vị tính:............ CHỈ TIÊU số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ (10 = 01 - 02)

10

4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)

20

6. Chi phí bán hàng 24

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

{30 = 20 - (24 + 25)}

30

9. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26

10. Chi phí tài chính 22 VI.28

-Trong đó:Chi phí lãi vay 23

11. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (26 = 21-22)

26

12. Thu nhập khác 31

13. Chi phí khác 32

15. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế (50 = 26 + 30 + 40)

50

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

51 52

VI.30 VI.30

18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 5051 - 52)

60

19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

Lập, ngày ...tháng ... năm ...

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với cơng ty cổ phần.

b. Hồn thiện các quy định liên quan đến chỉ tiêu “Lãi cơ bản mỗi cổ phiếu (EPS)”

NĐT khi sử dụng tỷ số tài chính để phân tích BCTC rất quan tâm đến sử dụng chỉ tiêu EPS. EPS sẽ giúp NĐT xác định thu nhập họ có được khi đầu tư vào một cơng ty. Với tầm quan trọng của nó nên EPS là chỉ tiêu này bắt buộc phải được

trình bày trên BCKQHĐKD của các CTCP (đặc biệt là các CTĐC). Việc tính tốn

và trình bày chỉ tiêu EPS tuân theo VAS 30 và thông tư hướng dẫn số 21/2006/TT – BTC. Tuy nhiên, việc tính tốn chỉ tiêu này cịn một số điểm chưa chính xác cũng như các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện nó trong thực tế còn gặp một số vấn đề bất cập. Vì vậy, việc hồn thiện các quy định liên quan đến việc tính tốn và trình bày chỉ tiêu này là hết sức cần thiết.

Theo VAS 30, thông tư hướng dẫn số 21/2006/TT – BTC thì EPS cơ bản được tính theo cơng thức sau:

EPS cơ bản = Tổng lãi/lỗ thuần thuộc các cổ đơng phổ thơng

Số lượng bình qn gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ

Từ cơng thức tính trên ta có 2 vấn đề cần hoàn thiện liên quan đến chỉ tiêu

EPS cơbản như sau:

- Về cách tính tổng lãi/lỗ : Việc tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông được thực hiện bằng cách lấy chỉ tiêu lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập DN trong kỳ trừ (-) các khoản điều chỉnh giảm và cộng (+) thêm các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhậpDNtrong đó

+ Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế thu nhập DN, bao gồm: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi CTCP mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu, khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thơng hoặc các khoản thanh tốn khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh tốn với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc.

+ Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế: Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi lớn hơn giá trị hợp lý của khoản thanh toán

cho người sở hữu khi CTCP mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu cộng vào lợi

nhuận (hoặc lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu.

Như vậy theo VAS 30 cũng như thông tư hướng dẫn số 21, tổng lãi/lỗ thuần thuộc các cổ đông phổ thông chưa điều chỉnh giảm các khoản quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tái chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi và các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu mà các quỹ này cổ đông phổ thông không được hưởng. Thực tế cho thấy rất nhiều DN trích tỉ lệ cho các quỹ này rất lớn nhất là quỹ khen thưởng phúc lợi .Thế nhưng theo quy định hiện tại các quỹ này không bị loại trừ ra khi tính EPS dẫn đến chỉ tiêu EPS khơng phản ánh được đúng thu nhập của cổ đơng. Do đó nê n loại trừ các quỹ này cụ thể là các quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho HĐQT đặc biệt là quỹ khen thưởng phúc lợi cho nhân viên ra khỏi phần lãi khi tính EPS. Cịn các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính… trích lập như một cách để góp phần điều tiết thu nhập của DN thì đây là quỹ thuộc sở hữu của các cổ đông phổ

thông và khơng phải loại trừ ra khỏi lãi khi thính EPS. Có như thế chỉ tiêu EPS cơ bản mới được tính tốn chính xác hơn, NĐT cũng có thơng tin để ra quyết định cũng chính xác hơn.

- Về cách tính số lượng bình qn gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ, Theo VAS30 trong trường hợp DN phát sinh những sự kiện liên quan đến gộp, chia tách,thưởng hay chi trả cố tức bằng cổ phiếu tạo ra sự thay đổi về số lượng cổ phiếu phổ thông mà không dẫn đến sự thay đổi về nguồn vốn thì số cổ phiếu được tính từ ngày đầu tiên của năm báo cáo dù chúng phát sinh vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đồng thời cũng phải điều chỉnh tương ứng số cổ phiếu của những năm trước để bảo đảm tính có thể so sánh được giữa các năm. Tuy nhiên, trong thông tư hướng dẫn số 21/2006/TT-BTC lại không đề cập đến trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu, mà chỉ trình bày các trường hợp gộp, chia tách, thưởng cổ phiếu(mục 2.2 -hướng dẫn kế toán chuẩn mực “Lãi trên cổ phiếu”). Như vậy có sự khác biệt giữa VAS30 và thơng tư 21 trong quy định về chi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm cho thực tế triển khai thực hiện tại các gặp rất nhiều khó khăn. Do đó,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp hoàn thiện thông tin kế toán nhằm nâng cao ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)