KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận công tác kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiệntự nhiên, kinh tế - xã hội củaTức Tranh

4.1.1 Điều kiệntự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Tức Tranh là một xã có vị trí thuộc phía Đơng của huyện Phú Lương thuộc tỉnh Thái Nguyên, nằm cách trung tâm huyện khoảng 9,0km, giáp ranh với xã là các đơn vị hành chính khác trực thuộc huyện.

Trong đó cụ thể là:

+ Phía Bắc giáp xã Yên Lạc. + Phía Nam giáp xã Vơ Tranh. + Phía Đơng giáp xã Phú Đơ. + Phía Tây giáp xã Phấn Mễ.

Với vị trí địa lý là trung tâm của các xã lân cận như Phú Đô, Vô Tranh là những xã có cùng đặc điểm về khí hậu và sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó với địa hình có nhiều sơng suối, phía Đơng Nam giáp với sông Cầu cho nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Kết hợp với có khơng gian tự nhiên đẹp xã Tức Tranh có cơ hội sẽ trở thành trung tâm của vùng xã.

* Đặc điểm địa hình

* Địa hình: Do là một xã thuộc vùng trung du miền núi, cho nên khu vực xã có địa hình khá phức tạp, tỷ lệ đồi núi chiếm một phần diện tích tương đối lớn và chủ yếu nằm dải rác ở khắp các khu vực trong xã. Hướng dốc của địa hình giảm dần theo chiều từ bắc xuống nam. Đây là một khu vực ít thuận lợi cho xây dựng, có tiềm năng để phát triển về trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp và một số loại cây trồng khác, không thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa.

* Khí hậu:

Là khu vực có chung đặc điểm khí hậu với huyện Phú Lương, mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa đơng bắc hanh khơ. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng là 27,20C, trong đó cao nhất là tháng 7 có năm lên đến 280C – 290C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 200C, thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ là 15,60C. Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2.

Lượng mưa trung bình từ 2.000mm đến 2.100 mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 mưa nhiều, chiếm trên 90% lượng mưa trong năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (Bình qn từ 410 đến 420mm/tháng) và có số ngày mưa nhiều nhất từ 17 đến 18 ngày/tháng. Tháng 11 và tháng 12 ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ từ 24 đến 25mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng 8 đến 10 ngày mưa. Năm 1960 có lượng mưa cao nhất (3.008,3mm), năm 1985 có lượng mưa thấp nhất (977mm). Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 985,5mm, mùa lạnh lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, độ ẩm (k) dưới

0,5 nên thường xuyên sảy ra khô hạn.

* Công tác thủy lợi:

- BCĐ quản lý khai thác và sử dụng các cơng trình thuỷ lợi xã thường xuyên kiểm tra trực tiếp và chỉ đạo các tổ thuỷ nông quản lý và vận hành tiết kiệm hiệu quả trữ lượng nước tại các cơng trình hồ đập đảm bảo nguồn nước phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp.

Bờ đầm Hợp Nhất (xóm Thâm Găng) bị vỡ sau cơn bão số 4 và cơn bão số 5, đầm Núi Phật (Gốc Mít), đầm Chân Chim (Đồng Tiến) bờ đầm đã hư hỏng năng có nguy cơ mất an tồn.

Một phần của tài liệu Khóa luận công tác kê khai, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)