Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu SKKN phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần địa lý địa phương môn địa lý lớp 12 – THPT (Trang 37)

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài tài “ phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần địa lý địa phương môn địa Lý lớp 12 –THPT” chúng tơi đã thu được kết quả sau: giáo viên đóng vai trị là người định hướng, học sinh chủ động tìm kiếm kiến thức mới một cách khoa học, phát triển tư duy vàrèn luyện tốt các năng lựcvà hình thành phẩm chất cơ bản của học sinh THPT.

Thành công của bài học tùy thuộc vào giáo viên tạo được niểm đam mê trong môn học, biết cách phát huy tính tự học, sự sáng tạo của học sinh. Để đạt được điều đó thì khẩu quan trọng nhất là phương pháp soạn giáo án của giáo viên. Giáo viên phải định hướng được trong bài học này cần hình thành cho học sinh nhưng năng pực và phẩm chất nào, cách thức để học sinh tìm kiếm kiến thức mới,…Nếu làm được điều đó thì chúng ta sẽ khắc phục hạn chế của cách dạy lâu nay là giáo viên truyền tải kiến thức và học sinh tiếp nhận kiến thức đó.

Việc ứng dụng đề tài này đã đem lại hiệu quả thiết thực, nhìn chung học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách sâu sắc, kĩ càng và bền chặt; khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khá chính xác và sáng tạo. Sau tiết học, các em khơng cịn lúng túng, máy móc tìm nhặt những những kiến, mà đã nắm được nguyên lí vận dụng kiến thức, phát hiện vấn đề và tìm cách giải một cách linh hoạt.

Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc dạy “ phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần địa lý địa phương môn địa Lý lớp 12 –THPT”. So sánh kết quả thực nghiệm trong hai năm học 2018 -2019 và 2019 - 2020 (tính tỉ lệ % bình qn của cả hai năm học), ta thấy tính thực tiễn của đề tài đã được khẳng định: lớp đối chứng, học sinh có kết quả giỏi khá chiếm 18,6%, học sinh bị điểm yếu, kém 23,1 %, trong khi đó lớp thực nghiệm, học sinh có kết quả giỏi, khá là 34,45%, học sinh bị điểm yếu, kém 4,5%. Với kết quả bài kiểm tra thơng qua điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, chất lượng học tập của học sinh, việc hình thành các kỷ năng – năng lực cần thiết: kỹ năng hợp tác, kỷ năng diễn đạt vấn đề trước đám đông, kỷ năng biết lắng nghe, kỷ năng ra quyết định....; năng lực: năng lực sáng tạo, năng lực phát triển ngôn ngữ, năng lực hợp tác; phẩm chất ham học, chăm

làm, có trách nhiệm với bản thân, yêu quê hương, đất nước, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó... ở lớp thực nghiệm đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu SKKN phương pháp phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học qua phần địa lý địa phương môn địa lý lớp 12 – THPT (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)